Em tham khảo dàn ý nha:
I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Hồ Chí Minh
+ Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
+ Là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam
+ Là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học nước nhà.
+ Phong cách sáng tác: phong phú, đa dạng.
- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận: Trăng trong thơ Bác
B. Thân bài
1. Giải thích luận đề "Trăng trong thơ Bác"
- Thể hiện nội dung, hình ảnh quen thuộc đặc trưng trong thơ Bác: ánh trăng
+ Trăng không chỉ là người tâm tình, tri âm, tri kỉ của Người
+ Mà trăng còn phản ánh tâm tư, nỗi băn khoăn đang thường trực trong trái tim rộng lớn, mênh mông ấy.
2. Chứng minh
- Ngắm trăng
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thủ lượng tiêu nại nhược hà?
+ Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa , thưởng trọng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn . Nói chung , người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái.
Nhân hưởng song tiến khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
+ Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ ( khán thi gia ) trong tù . Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau .
- Rằm tháng Giêng
+ Hai câu thơ đầu tả cảnh sông nước trong mùa xuân. Sông xuân, nước cũng xuân đến bao la bát ngát. Trời xuân lung linh dưới ánh trăng tạo nên một không gian khoáng đạt, nên thơ.
+ Hai câu sau hiện lên khung cảnh làm việc của Hồ Chí Minh. => Khi bàn xong công việc, vị lãnh tụ vĩ đại mới có thời gian để ngắm ánh trăng đêm.
3. Bình luận
- Hình ảnh trong thơ Bác hiện lên với những gì đẹp nhất, giản dị nhất.
- Tuy trăng luôn xuất hiện trong thơ Bác nhưng không tỏ vẻ nhàm chán mà luôn có sự sáng tạo, điểm mới lạ trong mỗi lần xuất hiện.
- Trăng chính là một trong những hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp trong thơ Bác.
4. Liên hệ
C. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của vấn đề