( Làm ơn giúp mình với!!! Chỉ cần làm hộ mìk 1 trong 4 đề thui cũng được, pleace!! )
Đề 1: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Hồ Chí Minh qua bài thơ " Ngắm Trăng ".
Đề 2: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Hồ Chí Minh qua bài thơ " Đi Đường ".
Đề 3: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Hồ Chí Minh qua bài Thơ " Tức cảnh Pác Bó ".
Đề 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối trong bài thơ Quê hương - Tế Hanh.
Trong bài thơ " Quê hg" của nhà thơ Tế Hanh, 4 câu thơ cuối đã bộc lộ được tình cảm chân thành của mình đối vs làng chài yêu dấu- nơi mà ông đã chôn rau cắt rốn. Thật vậy,mỗi lần nhớ vể quê hương, cảnh đẹp biển cả như hiển hiện rõ rảng trong tâm trí nhà thơ: "Nay xa cách...nồng mặn quá".Chắc hẳn, nếu ko có khổ thơ này ng đọc sẽ ko biết bài thơ kể về hồi tưởng của tác giả.Bằng những câu nói trực tiếp,ông đã bộc bạch nỗi nhớ quê hg khôn nguôi của mình. Nhớ về cảnh đẹp,về chiến lợi phẩm sau những buổi ra khơi đánh cá và về vật dụng trước kia đã gắn liền vs bản thân mình, đó là chiếc thuyền vôi. Không chỉ vậy, ông còn nhớ đc cả thứ mà ít ai có thể nghĩ tới, đó là mùi nồng mặn - mùi cá, mùi tôm, mùi muối. Và đó chính là mùi vị của quê hương ông. Phải chăng nỗi nhớ da diết ấy chính là sợi dây kết chặt nhà thơ vs quê hương suốt cả cuộc đời! Đoạn thơ cũng như bài thơ đã kết thúc bằng 1 câu văn cảm thán, thán từ "quá" cất lên mà ẩn chứa cả nỗi lòng của tác giả để ta thấy được tình yêu mà tác giả dành cho quê hg mới lớn làm sao. Tóm lại, bằng việc sử dụng các câu văn trực tiếp kết hợp vs thán từ chọn lọc, nhà thơ Tế Hanh đã viết nên khổ thơ 4 vs niềm nhớ thương sâu sắc từ tận đáy lòng, tạo 1 cái kết đẹp cho bài thơ.
Đề 1 nha bạn: Bài làm
Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muôn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”
Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” - “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu.. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:
“Trong tù không rượu cũng không hoa”
Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc” trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện “ngắm trăng”của Bác.
Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bản dịch thơ:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”
Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 - 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.