Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

Trần Hoàng Minh
Xem chi tiết
Tiểu Thư họ Nguyễn
2 tháng 8 2017 lúc 14:44

1)Những câu thơ nhác đến mùa xuân . Từ ngữ có dấu hiệu :

"Bữa ấy mưa xuân lất phất bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ

Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay"

Bình luận (1)
Hoài Thương
Xem chi tiết
Dương Linh Chi
2 tháng 8 2017 lúc 13:07

Tôi là một dòng sông,tuy tôi không lớn lắm nhưng cũng có nhiều ghe tàu qua lại.Tôi cảm thây sminhf thật có ích và đôi khi lấy làm kiêu hãnh.

Một hôm vắng vẻ hơn mọi hôm,giữa cái nắng cháy da của một ngày hè oi ức,như thường lệ,tôi vẫn êm ả chảy xuôi ra sông lớn.Không một bóng ghe thuyền đi lại trên dòng,không một đám lục bình trôi lạc trên sông,nhìn cảnh đó mà tôi thấy chán ngán!Bỗng nhiên tôi cảm thấy buồn và muốn tìm một người bạn đường.Chợt có tiếng hỏi:"Bạn đi đâu giữa trưa nắng thế,sông?".Tôi lấy làm ngạc nhiên:"Ai hỏi thế?".

"Tôi đây,tôi là con đường đây mà.Bạn có thể ghé lại dưới bóng dừa bên sông nói chuyện với tôi có được không?".

Đang buồn, có bạn để nói chuyện thì thật là vui,lại còn bóng dừa mát rượi kia nữa,ắt hẳn mát lắm.Nhưng nếu vậy thì ta sẽ pải lệ thuộc vào nó ư?Tại sao nó không chạy dọc theo để nói chuyện với ta mà bắt ta dừng lại.Không bao giờ!-Tôi nghĩ thế và liền cất tiếng:"Tao không rảnh rỗi để nói chuyện với mày đâu.Mày chỉ đứng yên có một chỗ trong khi tao chảy không ngừng,làm sao mày có thể xứng đáng là bạn tao được".

Nói rồi, tôi tiếp tục đi trong khi con đường đang còn ngơ ngác và kinh ngạc trước thái độ của tôi.Biết thế,tôi lại chảy uốn lượn trước mặt không thèm ngoái cổ lại,tỏ vẻ khinh nó....

Chiều nay, nước sông sao đầy quá!Văng vẳng bên sông những tiếng bìm bịp,kêu báo con nước lớn.Nhiều con sóng lạ trong những bộ quần áo đẹp vượt qua mặt tôi.Dường như họ ở nơi đâu mới đến.Tôi muốn làm quen để khỏi bị lẻ loi nhưng họ cứ chạy đến và vượt qua mặt tôi.Không ai để ý đến,tôi cảm thấy cô đơn và bị khinh rẻ.Lúc này tôi mới hiểu ra một điều,mình khinh rẻ người này vì họ thua mình ở một điểm gì dó thì sẽ có người khác khinh rẻ mình vì mình chưa chắc đã hơn ai.Tôi chợt nghĩ giá như lúc này tôi ở lại bên gốc dừa,đừng khinh rẻ con đường thì giờ đây tôi ko có ai khinh và còn có nhiều bạn nữa.Nghĩ thế, tôi vội chạy đến bên mõm sông nơi cây dừa đứng và cất tiếng gọi con đường:"Bnạ đường ơi!Bạn có đây không?"

Đường ra đón tôi.Qủa thật chính vì đường cứ đứng yên mãi.Nếu đường cũng đi như tôi thì tôi cũng ko biết pải làm soa nữa. Nhìn thái độ ân cần,niềm nở của đường mà tôi thấy hổ thẹn,hổ thẹn cho chính tôi vì sao quá nông nổi,chỉ xét theo hình thức bên ngoài.Từ đó chúng tôi kết bạn vs nhau và tôi ko còn khinh ai nữa.

Trong đời sống chúng ta, kết bạn thì dễ nhưng có được tình bạn đẹp chân thành thì quả thật rất khó! Chính vì thế chúng ta ko nên đối xử tệ bạc với ai cả,có như thế chúng ta sẽ ko pải hối hận mà luôn có thêm những người bạn tốt.

Chúc bạn học tốt nhéleuleu

Bình luận (1)
Đạt Trần
2 tháng 8 2017 lúc 14:38

Buổi sớm nắng lên, dòng sông khẽ khoe tấm thân mượt mà uyển chuyển của mình trước ánh tinh khôi của bình minh. Cả dòng sông như được dát vàng, nước lăn tăn gợn, óng ánh đến chói cả mắt. Con đường đê cạnh sông vẫn nằm lì ở đó, ngủ cũng như thức, chơi hay không chơi, buồn hay vui vẫn chỉ một trạng thái đó. Dòng sông vốn hay chuyển mình, ưa đi lại nên chê bai con đường rằng: “Tôi luôn luôn chảy còn anh thì cứ đứng yên hoài”.

Vậy là cuộc đối thoại giữa dòng sông và con đường bắt đầu. Sông nói rằng: “Này anh bạn, sao anh ì ạch lười vậy, lúc nào anh cũng đứng yên như thế, tại sao anh không di chuyển như tôi nè. Anh đứng yên hoài thành anh chẳng mất chút sức lực nào, điều đó khiến cho anh xấu xí đi đó anh biết không?”. Con đường nhìn dòng sông mặt không chút cảm xúc, nhìn con đường chẳng biết là nó đang vui hay đang buồn nữa “Người của chị mềm mại, chị là nước thì chị phải trôi chảy còn tôi là đất thì tôi phải đứng yên để kiên cố cho con người đi lại chứ. Nếu như tôi di chuyển được như chị thì trái đất này cũng thành sông thành biển hết à?”. Dòng sông không chịu thua: “Anh nói thế mà nghe được à, dẫu biết tôi họ nhà nước, anh họ nhà đất, đất lì hơn nước là điều dễ hiểu

Thế nhưng anh phải chấp nhận rằng vì sự lười nhác của các anh nên các anh lì lợm như thế chứ không phải các anh không di chuyển được. Còn việc giúp cho con người đi lại, anh không thấy người ta vẫn thường đi lại trên tôi mà bắt cá mà khai thác tài nguyên thậm chí là ở trên tôi luôn à. Tôi có ích đâu có kém gì anh, con người ở trên đất nhưng cũng ở cả trên nước cơ mà”. Đất hiền lành nói rằng: “Tôi đâu có nói là con người không sống được ở chỗ chị. Nhưng họ phải dùng đến thuyền bè mới có thể ở trên chị còn tôi họ có thể đi bộ vẫn được, tôi rắn chắc hơn chị nên tôi đứng yên, chị mềm mại uyển chuyển nên chị trôi chảy. Đất đứng yên để nước di chuyển từ thuở bình sinh đến nay vẫn vậy. Hà cớ gì chị chê bai tôi. Hơn nữa nếu không có tôi đứng yên thì con sóng của chị vỗ đập vào đâu?. Thiết nghĩ đất và nước, tôi và chị đều là hai thành tố để cấu thành nên trái đất này, ai cũng có đặc điểm riêng chứ”.

Nghe con đường nói vậy, dòng sông vẫn cãi cố rằng “Tôi chẳng cần sóng vỗ vào đâu cả, không có bờ chúng tôi vẫn cứ trôi chảy như thế”. Rõ ràng dòng sông không thể phủ nhận được những lời nói của con đường rất có lý. Dòng sông cứ thế trôi đi không nói thêm lời nào với con đường nữa.

Bình luận (0)
Bùi Thu Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Linh
2 tháng 8 2017 lúc 10:59
Con về thăm lại trường xưa Các em áo trắng ngây thơ nói cười Từ đâu hàng lệ tuôn rơi Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa Con xa ngày ấy đến giờ Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài Giờ về thăm lại trường ơi Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu Xây bao nhiêu những nhịp cầu Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương Cô thầy là những tấm gương Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi. Chúc bạn học tốt vui
Bình luận (0)
Nguyễn Mai Linh
2 tháng 8 2017 lúc 12:25

Bài làm : Em chỉ còn bà ngoại. Năm nay, bà em vừa tròn 60 tuổi. Bà là y sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, về hưu đã được 9 năm. Lúc vui, bà vẫn nhắc: “Cháu Linh ra đời thì bà nhận sổ hưu”. Mái tóc bạc quá nửa, mắt bà vẫn tinh anh, bà làm gì cũng nhanh và khéo. Bà rất hiền từ. Tối nào bà cũng kèm em học. Chữ bà rất đep. Em rất yêu bà em. Em chỉ mong bà khỏe, vui sống đến trăm tuổi cùng con cháu.

Chúc bạn học tốt banhqua

Bình luận (0)
Đạt Trần
2 tháng 8 2017 lúc 14:48

Em chỉ còn bà ngoại. Năm nay, bà em vừa tròn 60 tuổi. Bà là y sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, về hưu đã được 9 năm. Lúc vui, bà vẫn nhắc: “Cháu Hoa ra đời thì bà nhận sổ hưu”. Mái tóc bạc quá nửa, mắt bà vẫn tinh anh, bà làm gì cũng nhanh và khéo. Bà rất hiền từ. Tối nào bà cũng kèm em học. Chữ bà rất đep. Em rất yêu bà em. Em chỉ mong bà khỏe, vui sống đến trăm tuổi cùng con cháu.

Bình luận (0)
nguyen thu trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
2 tháng 8 2017 lúc 7:28

Bóng tre// trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

CN VN

Dưới bóng tre của ngàn xưa,// thấp thoáng //mái đình mái chùa cổ kính.

TN VN CN

Dưới bóng tre xanh,// ta / gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.

TN CN VN

Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời,// người dân cày Việt Nam // dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. CN VN

Tre// ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.

CN VN

Tre, nứa, mai,vầu// giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.

CN VN

Tre// là cánh tay của người nông dân

CN VN

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
2 tháng 8 2017 lúc 7:29

xl bạn nhé,mk cách r nhưng nó bị rụt lại,chúc bạn học tốt ạ

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
31 tháng 7 2017 lúc 10:03

I.Mở bài
Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng
II.Thân bài
-Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh
+Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ
+Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên
+Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi
-Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.
-Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu
-Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chi đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan.
-Chỉ vì mốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mìnhmà tôi trở thành kẻ giết người.
-Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất.
III.Kết bài
-Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời
-Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
31 tháng 7 2017 lúc 10:05

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng
Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh.Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ
Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên.Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi.Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu.Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chi đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan.Chỉ vì mốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mìnhmà tôi trở thành kẻ giết người.Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất.
Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời
Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.

Bình luận (0)
Thuy Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
30 tháng 7 2017 lúc 20:29

Biết bao chàng trai của đất Việt đã nằm xuống trong lòng dòng sông này. Hãy dành những phút giây lắng đọng bên họ. Có vội, có vội đến mấy cũng xin nhớ rằng, rất nhiều, rất nhiều đồng đội tôi đang nằm dưới đó. Đừng làm gì khuấy đục dòng trong của con sông đã ôm ấp đồng đội của tôi vào lòng đất mẹ. Phải chăng cuộc đời như một phiên chợ chiều? Người ta cứ vội vội vàng vàng bán mua? Anh thỉnh cầu, anh tha thiết mong muốn những người sống trên mảnh đất này đừng khuấy đục dòng đời. Anh dùng hai lần từ “xin” trong một câu thơ. Ai đó khuấy đục dòng đời là có tội với những người đã ngã xuống cho đất nước có hòa bình, tự do hôm nay.

Bình luận (0)
Thuy Tran
Xem chi tiết
Cô Bé Dễ Thương
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
29 tháng 7 2017 lúc 17:18

Tìm hoán dụ và xác định kiểu hoán dụ trong các câu văn sau:

a) Làng xóm ta quanh năm vất vả.

=> Làng xóm ta (chỉ những người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;

b) Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhay biết nói gì hôm nay.

=> Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;

c) Vì sao Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh.

=> Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất - nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng. d) Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người.

=> Mười năm (chỉ thời gian trước mắt) ;

Trăm năm (chỉ thời gian lâu dài) : quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
Cô Bé Dễ Thương
29 tháng 7 2017 lúc 16:59

Áo chàm chứ ko phải áo trăm mình viết lộn

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
Dương Linh Chi
28 tháng 7 2017 lúc 18:40

*Dựa vào dàn ý bạn có thể làm được:

Mở bài: -Giowis thiệu đối tượng miêu tả: Cây tre

-Hoàn cảnh: vào 1 ngày dông bão

Thân bài:

*Cảnh lũy tre làng trước ngày dông bão: Bầu trời trong xanh, gió nhẹ, lũy tre vẫn đưa đẩy rì rào như dang tay vẫy gọi, múa hát.....

*Cảnh lũy tre ngày dông bão: Miêu tả chi tiết:

+Thân tre đu đưa, cành vút cong lên, các cành tre xum xuê, đan xen vào nhau như cùng nhau chống lại cơn bão...

+Âm thanh của thiên nhiên: sấm thét, sét gào; mưa to, gió lớn;....

*Cảnh lũy tre sau cơn mưa:

-Mọi vật lại xảy ra như thường ngày: Con người tiếp tục đi làm việc, cây cối xanh tươi, tre tươi mới, bầu trời lại tỏng xanh....

Kết bài: Suy nghĩ của em về những cây tre vào ngày dông bão:(Thích thú hay không, em thấy ntn?...)

Bình luận (0)
nguyen thu trang
Xem chi tiết
Dương Linh Chi
26 tháng 7 2017 lúc 11:37

a) Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ"Cây dừa" của Trần Đăng Khoa. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Mở đầu đoạn thơ cây dừa được miêu tả như một người bạn phóng khoáng, thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la:"Cây dừa dang tỏa nhiều tàu/Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng". Với cách sử dụng phép nhân hóa khéo léo, ông đã miêu tả cây dừa như một con người với những động tác "dang tay", "gật đầu". Bên cạnh đó, cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn:"Thân dừa bạc phếch tháng năm/Qủa dừa- đàn lợn con nằm trên cao." . Với từ “bạch phếch”, một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa giãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống. Tuy thân dừa đã “bạc phếch” nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như “đàn lợn con”. Quả dừa được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị. Hai câu thơ cuối cùng cho ta thấy: về đêm, cây dừa trong bài thơ mang vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Sao cũng là hoa, hoa lại thành sao lẫn vào nhau lấp lánh. Còn ban ngày, cùng với những ánh mây xanh bồng bềnh, cây dừa lại hiện lên như một cô giá đang thướt tha dịu dàng chải tóc. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong đoạn thơ trên, đó là một trong số những thành công lớn của ông.

b) Bài làm:

Tôi sinh ra và lớn lên từ phố biển, nơi có những hàng dừa cao xanh lẳng lơ giữa bầu trời. Quan sát cây dừa, tôi thấy cây dừa cao chót vót, thân dựng thẳng đứng lên, sần sùi như trải qua những hiện tượng do thời tiết gây ra. Hơn thế, lá cây dừa dài, sọc như những chiếc lược mà mẹ thường chải tóc cho tôi. Ôi! Giống thật đấy!. Ở cây dừa, tôi thích nhất là quả của nó. Qủa dừa to, tròn và cứng, treo tít mãi trên cao mà tôi không thể nào hái được, bởi tôi chỉ là một đứa trẻ thơ.Hình ảnh những rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người dân chúng ta nói chung. cây dừa trở thành hiện thân của con người Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…

Bình luận (5)
Nguyễn Thị Khánh Hòa
26 tháng 7 2017 lúc 14:31

a):Biện pháp tu từ:Nhân hóa(Dang tay đón gió-Gật đầu gọi trăng)

So sánh(quả dừa-đàn lợn, tàu dừa-chiếc lược)
*Tác dụng:
-Phép nhân hóa đc sử dụng trog các từ ngữ:Dang tay đón gió/gật đầu gọi trăng. Các từ ngữ này có tác dụng làm cho những vật vô tri cũng có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cũng mở rộng vòng tay đón gió...cũng gật đầu mời gọi trăng lên. Qua cách nói nhân hóa, cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, hình khối, có sức gợi tả gợi cảm cao
-Phép so sánh thể hiện qua các từ ngữ:quả dừa(giống như)đàn lợn...tàu dừa(giống như) chiếc lược. Cách so sánh ở đây khá bất ngờ thú vị...thể hiện sự liên tưởng..tưởng tượng phong phú của tác giả.
b) Văn miêu tả nên tự làm bạn nhé

Bình luận (3)
Eren Jeager
26 tháng 7 2017 lúc 17:21

cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

thân dừa bạc phếch tháng năm

quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao

đêm về hoa nở cùng sao

tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh

a) xác định biện pháp tu từ và tác dụng

b) viết đoạn văn miêu tả cây dừa dựa vào đoạn thơ trên

Bài làm

a, - Biện pháp tu từ : Nhân hóa

- Tác dụng : Làm nổi bật nên hình ảnh cây dừa thật sinh động

b, Thoạt nhìn, cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng râm mát rượi xuống lối ra vào nhà. Gốc dừa lớn như cột đình, rễ tua tủa ăn sâu bám chắc vào lòng đất. Thân dừa thẳng đuột, màu nâu xám. Trên ngọn, lá mọc thành vòng tròn xòe đều ra xung quanh. Có những tàu dài đến hai, ba mét. Lá dừa xanh bóng, mọc xuôi theo cuống. Nhìn từ xa, chúng giống như những chiếc lược khổng lồ chải mái tóc mây thêm suôn mượt. Từ các nách bẹ, từng chùm quả nhỏ mập mạp trắng sữa chĩa ra, dần dần thành quả lớn. Khi lớn bằng trái bưởi, mỗi cuống quả dừa có một cái dải dài buông thỏng, trông giống như cái dải lụa của một cái nơ. Quả dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại. Nước dừa ngọt mát, trong lành. Giữa trưa hè mà có một quả dừa để uống thì thật là tuyệt!

Bình luận (1)