Ngành Giun đốt - Bài 17. Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Xuân Mai
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
13 tháng 10 2016 lúc 21:36
+ Cơ thể dẹp, hình lá, + Mắt lông bơi tiêu giảm+ Các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. + Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh.+ Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.  
Nguyen Thi Mai
13 tháng 10 2016 lúc 21:38

Cấu tạo giúp sán lá gan thích nhi với đời sống kí sinh:

+ Cơ thể dẹp, hình lá, 

+ Mắt lông bơi tiêu giảm

+ Các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. 

+ Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh.+ Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. 
Lê Xuân Mai
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
13 tháng 10 2016 lúc 21:38
Giun đũa:
- kí sinh ở ruột non người
- cơ thể thon dài bằng chiếc đũa
- có lớp vỏ cuticun bọc ngoài
- đã có hậu môn
- chỉ có cơ dọc phát triển
- di chuyển bằng cách cong duỗi cơ thể
- có khoang cơ thể chưa chính thức
- ống tiêu hoá thẳng
- cơ quan sinh dục dạng ống
Sán lá gan:
- kí sinh ở gan, mật trâu bò và cơ thể người
- cơ thể hình lá dẹp
- giác bám phát triển
- có cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng phát triển
- di chuyển bằng cách chun giãn, phồng dẹp, chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh
- ruột phân nhiều nhánh
- cơ quan sinh dục lưỡng tính, phân nhánh
- không có lớp vỏ cuticun bọc ngoài  
Linh Phương
14 tháng 10 2016 lúc 13:17

Giun đũa: 
-kí sinh ở ruột non người
-cơ thể thon dài = chiếc đũa
-có lớp vỏ cuticun bọc ngoài
-đã có hậu môn
- chỉ có cơ dọc phát triển 
- di chuyển = cách cong duỗi dơ thể
- có khoang cơ thể chưa chính thức
- ống tiêu hóa thẳng
- cơ quan sinh dục dạng ống
Sán lá gan: 
-kí sinh ở gan , mật trâu bò và cơ thể người
- cơ thể hình lá dẹp 
- giác bám phát triển 
- có cơ dọc , cơ vòng , cơ lưng phát triển
- di chuyển = cách chun giãn , chui rúc trong môi trường kí sinh
- ruột phân nhiều nhánh
- cơ quan sinh dục lưỡng tính , phân nhánh
- ko có lớp vỏ cuticun bọc ngoài

kudo shinichi
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 12:56

- Giun tròn
Hệ tiêu hóa: có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa đơn giản
Hệ tuần hoàn: chưa có hệ tuần hoàn
Hệ thần kinh: chưa có hệ thần kinh
- Giun đất
Hệ tiêu hóa: Chính thức
Hệ tuần hoàn: Có hệ tuần hoàn phân hóa
Hệ thần kinh: Đã xuất hiện 

Đăng Shinichi
20 tháng 10 2016 lúc 22:03

hệ cơ quan mới xuất hiên ở giun đất là:hệ tuần hoàn kín,hê tuần hoàn phân hóa,hệ thần kinh dạng chuỗi bạch

 

Lê Xuân Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
13 tháng 10 2016 lúc 22:08

- Vai trò:

+ Làm thức ăn cho người và động vật

+ Làm cảnh

+ Làm vật chỉ thị địa chất.

- Tác hại: + 1 số loại gây độc

                 + Gây cản trở cho giao thông đường thủy.

- Đặc điểm: 

+ Đều đối xứng tỏa tròn

+ Đều dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

+ Tự vệ bằng tế bào gai

+ Ruột dạng túi

Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 12:24

*Vai trò:

+Ruột khoang rát đa dạng,phong phú ở biển nhiệt đới và biển nước ta

+Chúng tạo nên một trong các cảnh quan độc đáo ở đại dương,có vai trò về mặt sinh thái

+Đảo ngầm san hô gây cản trở cho giao thông đg biển

+Là tài nguyên thiên nhiên quý giá

*Đặc điểm chung:

-Kiểu đối xứng:tỏa tròn

+Cách dị dưỡng:dị dưỡng

+Có tế bào gai tự vệ

+Có dạng ruột túi

+Đều sinh sản vô tính và hữu tính

+Cơ thể gồm:

Khoang,tiêu hóa

Tầng keo

Lớp trong,lớp ngoài

Tua miênhj,hầu

+Phân hóa về cấu tạo và chức năng

 

Nguyễn N
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
15 tháng 10 2016 lúc 22:39

Bà phải nhắc tên tôi chứ, nói thế này thánh tôi cũng ko giúp bà đc đâu

Đăng Shinichi
21 tháng 10 2016 lúc 21:34

2.các loài giun đốt khác là:vắt,giun biển,giun đen

*)Vắt:-lối sống:Vắt là con vật giống như con giun nhỏ, dài 2-5cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng di chuyển bằng cách “co đi, co lại” thân mình với 33 đốt sống.

-có đặc điểm cấu tạo giống như đỉa

*)Giun đen:-lối sống:Sống ở đáy cát bùn

-đặc điểm cấu tạo:Thân nhẵn,không có các phần phụ

*)Giun biển:-lối sống:Sống tự do và chui rúc ở các vùng bờ ven biển

-đặc điểm cấu tạo:Khi còn tươi, sá sùng có độ dài khoảng 5 đến 10 cm, cá biệt có con dài đến 15–40 cm, đường kính 20 cm, nặng từ 1 đến 3 kg.

Còn câu 1 mik xin hàng

 

Trần Thùy Anh
17 tháng 10 2017 lúc 20:43
STT Đa dạng/ đặc điểm Môi trường sống Lối sống
1 Vắt lá cây,đất mặn tự do
2 Róm biển Nước mặn tự do

Mik xin bổ sung 2 loài nữa cho bn

Lucky Nhi
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
17 tháng 10 2016 lúc 23:13

ĐVNS: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị.

Ruột khoang: san hô, hải quỳ, sứa, thủy tức.

Giun: - giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun chỉ.

        - giun dẹp:sán lá gan, sán lá máu, sán dây, sán bã trầu.

       - giun đốt: giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi

Công chúa Sakura
Xem chi tiết
Isolde Moria
4 tháng 10 2016 lúc 20:45

Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. Vì vậy, cần phải 
ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tấm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu.
Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan, sán lá máu ở người cao.

Trần Việt Linh
4 tháng 10 2016 lúc 20:43

Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. Vì vậy, cần phải 
ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tấm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu.
Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan, sán lá máu ở người cao.

nguyễn thùy linh
21 tháng 10 2019 lúc 15:47
https://i.imgur.com/X8SVzX2.png
Khách vãng lai đã xóa
Nam Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
9 tháng 8 2016 lúc 23:16

Đặc điểm chung của ngành Giun đốt:

- Cơ thể phân đốt, có thể xoang.

-  Ống tiêu hóa phân hóa.

- Bắt đầu có hệ tuần hoàn.

- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ thành cơ thể.

- Hô hấp qua da hay mang.

Nguyen Thi Mai
10 tháng 8 2016 lúc 7:33

- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang. 
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể. 
- Hô hấp bằng da hay bằng mang.

ĐỖ THỊ NGỌC ÁNH
25 tháng 10 2017 lúc 21:15

Giun đốt thường có cơ quan di chuyển ở hai bên mỗi đốt được gọi là chi bên (hình 17.3). Chi bên cỏ nhiều tơ thích nghi bơi lội trong nước. Giun đốt phân bô ở các môi trường sông khác nhau như : nước mặn. nước ngọt, trong đất, trên cây (vắt), thích nghi với các lôi sông khác nhau như : tự do. định cư. kí sinh, chui rúc trong đất ẩm... Do đó, một số cấu tạo cơ thể bị biến đổi đi như : chi hơn, tơ tiêu giảm, thần kinh giác quan kém phát triển. Nhưng các loài giun đốt vần giữ đầy đủ đặc điểm chung của ngành

qwerty
11 tháng 10 2016 lúc 7:45

Suốt trong dòng thời gian miên viễn này, đều đặn hằng năm trên những vùng ruộng nước lợ, khi tiết trời bỗng chuyển heo may, dưới sự thảo chương nhiệm màu của Tạo hóa, một loài sâu óng ả đa sắc – gọi là «rươi» – đã xuất hiện từ lòng đất, rộ ràng hằng hà sa số! Ngắn ngủi trong một hai ngày, chúng mở hội giao hoan quấn quít với nhau để cùng sinh sản. Thế rồi khoảnh khắc phù du, lũ rươi biến mất khỏi sân khấu trần gian để năm sau cũng đúng dịp này «đến hẹn lại lên». 

Nói về rươi, tôi thiết nghĩ có hai khía cạnh lý thú cần trình bày dàn trải ra: 
1. Nếu ta quan niệm rằng kho tàng ca dao tục ngữ Việt nam là túi khôn kiến thức của dân tộc qua bao nhiêu thế kỷ sinh tồn, thì con rươi quả là một đề tài đáng chú ý cho hậu thế chúng ta khảo sát. Qua cuốn bách khoa bằng vần điệu truyền khẩu này, chúng ta có thể hiểu khá nhiều khía cạnh lý thú về của đám sinh trùng này vốn là đặc sản trân quí trên quê hương miền Bắc của ta. 

2. Nếu ta quan niệm rằng giao hoan sinh lý là cái chìa khóa nhiệm màu để chúng sinh trường tồn trong trời đất nước non, thì rươi là một đề tài khảo sát về côn trùng học mà chúng ta là con người hưởng thụ cần hiểu, hiểu để hân hoan tạ ơn Đấng Tạo Hoá! 

Con rươi qua kinh nghiệm dân gian 
Rươi thường có ở vùng giáp ranh ba tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình, ngăn cách bằng con sông Luộc, nhiều nhất ở các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ninh Quang, trên các nơi nước lợ. 
Dân trong vùng thường thuộc nằm lòng câu: «Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm», nghĩa là thời điểm rươi thường xuất hiện vào ngày 20 tháng 9 và mồng 5 tháng 10 tính theo âm lịch, dân trong vùng chuẩn bị đi xúc rươi. Rươi nổi lên hằng hà sa số, lền đặc lúc nhúc trên mặt nước, nên ta mới có câu tục ngữ «Đông như rươi» nghĩa là không có cái đông nào tuyệt đối sánh bằng! Mà cái đông này lộn xộn xô bồ nên trong truyện Nôm Nhị Độ Mai mới mượn ý đó mà tả cảnh: «Tiểu hầu, thầy tớ một đoàn như rươi!». 

Rươi được dân bắt bằng vợt hay dùng chiếc lờ tre đan đặt ở nơi nước chảy để chận giữ rươi lại. Rươi được đựng trong những thúng tre đan trét dầu lớn rồi dân quê lũ lượt từng đoàn gánh vào chợ mà bán. Trong 36 phố phường cũ của đất Thăng Long, bỗng phải cần có một tụ điểm để bán món đặc sản nhất thời này: đó là phố Hàng Rươi của Hà Nội mà Tây gọi là Rue des Vers blancs! Phố này ít người hiện nay còn nhớ rõ, chỉ mang máng bảo rằng nó ở phía Cầu Gỗ đi vào, gần phố Hàng Mắm! Rươi được bán bằng cách đong bằng bát. Đúng là một phiên chợ vui mà người dân thị thành ước ao mau đến như câu hát ru em sau: 

«Ước gì cho đến tháng mười, 
Bát cơm thì trắng, bát rươi thì đầy.» 

Sau cái vui phù du ngoài phố chợ là cái vui khác diễn ra trong nhiều gia đình vào chiều hôm ấy! Thiên hạ phải tranh thủ thời gian mà chế biến, xào nấu kẻo rươi ươn. Khói thơm lừng nức mũi lan ra trong sân, ngoài ngõ. Trong khi gió heo lạnh bên ngoài thì trong nhà, má của bà vợ hiền đảm đỏ ửng lên phần vì lửa bếp, phần vì sung sướng phục vụ lang quân với những món ngon. 

Đấng này dĩ nhiên phải sung sướng, rung đùi tì tì nhắm chén rượu, nao nức chờ món chả rươi nóng sốt từ chảo mỡ dọn lên! Rươi sống mua về trước hết phải «làm lông», nghĩa là dùng đũa mà khoắng rươi trong nước ấm nhè nhẹ cho sạch rơm rác. 

Chả rươi rán làm bằng rươi đánh nhuyễn với trứng gà hay vịt, cùng với thịt nạc băm nhuyễn với lá lốt, hành... ăn với cải cúc và chấm với nước mắm dấm ớt, điểm xuyết với vị gừng cay thơm cho ấm con tì, con vị! Ngon đến sơn cùng hải tận! Cái vị béo ngầy ngậy là do bao nhiêu chất bổ dưỡng mà đám rươi ấu trùng trong lòng đất đã tích tụ trong mình nhiều ngày tháng, vốn dĩ để chuẩn bị cho cuộc hôn phối giao hoan vĩ đại diễn ra trên mặt ruộng mênh mang! 

Chất bổ này phong phú với chất đạm, chất béo, với nhiều hiếm tố như chất lân, chất vôi và sinh tố B1 (nếu chẳng thế, thì dân Tầu Hoa Nam không khuyên nên ăn rươi trị phù thũng!). Ngoài ra, còn vài món rươi khoái khẩu khác như rươi xào niềng niễng, rươi nấu với măng tre... 

Măng thì ai cũng biết, chứ củ niễng thì chỉ có dân Bắc hay ăn, kể như là một thứ bất ly khai với rươi. Niễng (Zizania latifola, Turcz) là một loại cỏ giống cây sả. Củ niễng ăn giòn, đúng ra không phải là củ mà là phần non của bẹ lá phình ra do tác dụng của một loại nấm ký sinh (Ustlago viridis). 
Rươi ăn ngon nhưng là thủy sản nên cực kỳ mát, người lạnh dạ hãy coi chừng! Nhân đây, ta có câu tục ngữ: «Chín tháng ăn rươi, mười tháng ăn nhộng» mà tôi không biết phải giải thích làm sao? 

Hoặc giải thích: tháng 9 đang mùa rươi và tháng 10 là mùa nhộng, toàn là thời điểm thích hợp nên ăn chúng? Hoặc giải thích: phụ nữ mới sanh đẻ còn lạnh dạ, phải kiêng khem không nên ăn, hãy chờ 9 tháng sau mới ăn rươi và 10 tháng sau mới ăn nhộng? Vì tục ngữ thường nói gọn ít lời nên dễ hiểu khác nhau tùy theo lối giải thích! Ví dụ câu: «Ếch tháng ba, gà tháng bảy.» 

Nói về gà thì có người (như bác sĩ Nguyễn Đình Cát) nói nên ăn vì gà đến tháng năm là tháng gặt hái, nhiều thóc ăn nuôi đến tháng bẩy thì gà mập ú; nhưng có người bảo ngược lại không nên ăn vì tháng bảy là tháng giáp hạt, gà nhịn đói dài nên ốm nhom (theo Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất lề quê thói)! Nói về sự kiêng cữ cho đàn bà hậu sản, tôi thắc mắc tại sao tục ngữ không nói cho gọn mà rõ là: Chín tháng cữ rươi, mười tháng cữ nhộng! mà là ở đây nói ăn một cách khẳng định như một câu tục ngữ khác nói: «Tháng 9 ăn rươi; tháng 10 ăn ruốc.» 

Đời sống phù du của rươi sau khi vớt lên chỉ kéo vài giờ, mau ươn chết! Cho nên dân bán rươi thường hãm rươi lâu hơn bằng bí quyết nắm cơm chim bỏ vào thúng đựng rươi. Rươi mua về không ăn tươi ngay phải đem làm mắm bằng cách cho rươi và muối trong hũ, sau khi trộn với thính gạo nếp rang và chút rượu rồi đậy kín. 

Chờ vài tháng, mắm rươi ngấu tức là chín đúng độ, màu sắc đỏ hồng, mịn mặt, bốc mùi thơm, nếm vị ngọt lan đến đóc giọng. Mắm rươi có thể ăn sống, nhưng theo sự tin tưởng khử hàn của Đông Y, mắm rươi được chưng trên lửa sau khi bỏ mẩu gừng và ít vỏ quít thái chỉ là những thứ ôn nhiệt xung khắc về dược tính. Cung cách ăn mắm rươi thì gia giảm ăn kèm phụ gia phẩm tùy ý thích, nhưng thông thường kèm với thịt heo ba chỉ, lá dưa cải sống, hay rau diếp, xà lách, chuối xanh và khế xắt lát mỏng, cọng hành chẻ, ớt, có người cho thêm đậu phọng rang giã ăn cho bùi. Bao nhiêu thứ này – béo, ngọt, mặn, chua, cay, chát, đắng, the the – ăn chung tạo thành một khúc giao hưởng khẩu vị tuyệt vời! Nên chăng nhại thơ Cung Oán mà ca rằng: «Miếng thịt cá ăn sang nhưng lợm; mùi “mắm rươi” thanh đạm mà ngon!». 

Một điều tiên quyết theo kinh nghiệm tổ tiên là ta ăn rươi phải nhớ vỏ quít. Lý do chính là y khoa theo lý thuyết âm dương tương hợp tương khắc, lý do phụ là tạo khẩu vị chống tanh, cho nên bài học kinh nghiệm từ tục ngữ Việt Nam là: «Trời sinh voi sinh cỏ, sinh rươi sinh vỏ quít.» 
Vỏ quít theo sách Bản Thảo tên là Quất bì  , phơi khô gọi là Trần bì 陳皮, có tính ấm, vị đắng cay, không độc, dẫn nhập vào kinh Phế và kinh Tì, tác dụng chỉnh khí, làm ráo sự ẩm thấp, hoá đàm, giải độc vì cá, cua... Do đó, nó trị sình hơi, ách tức ở ngực và bụng do khó tiêu, chống buồn ói và nấc cụt, trị ho có nhiều đàm. Ngoài vỏ quít, các cụ dặn dùng thêm gừng sống (sinh khương) khi ăn rươi. Hai thứ này hợp chung làm thành một thang thuốc gọi là Quất bì thang 橘皮湯dạy trong sách thuốc cổ của Trung Quốc là Kim quĩ yếu lược, trị nôn mửa và chân tay lạnh quắp. Ta thấy chuyện ăn rươi đã ám tàng truyền thống món ăn là vị thuốc chữa bịnh theo văn hóa. 

Vỏ quít vô hình chung trở thành một thuốc quí hay một phụ gia phẩm tối cần cho việc ăn rươi, khốn nỗi có người ít lo xa khi ăn quít quên để dành vỏ phơi dàn bếp khi cần dùng, để rồi chạy đôn đáo tìm kiếm năn nỉ ỉ ôi làm cho người khác có sẵn vỏ quít khô làm món quà mậu dịch, thật hời giá. Do đó tục ngữ mới có câu «Thả vỏ quít, ăn mắm ngấu» chỉ tinh thần đầu tư trục lợi. 

Dân Việt ở vùng ruộng nước lợ lại có những từ ngữ chuyên biệt về rươi: Hằng năm, cứ vào cuối tháng 9 đến và đầu tháng mười, bỗng thấy gió Đông Nam, trời âm u và vài đám mưa nhỏ lẻ tẻ gọi là «mưa đám mây» (còn nói là «mưa rươi») tức là rươi sẽ nổi lên nhiều. Nhưng trời trở lạnh với gió Đông Bắc và mưa lớn thì vụ rươi không có dịp xuất hiện, nên dân địa phương gọi là «mưa lấp lỗ rươi». 

Một điều khá ngộ, thời điểm mà rươi xuất hiện nhiều tại địa phương này lại là giông to, bão lớn ở vùng khác, tuồng như có liên hệ nhân quả trên phương diện khí tượng. Do đó, tục ngữ lại có câu «Kẻ ăn rươi, người chịu bão» ám chỉ trời ở bất công làm kẻ này sướng lại bắt người khác chịu khổ nạn. 

Con rươi qua tài liệu của sách Nho 
Người dân Bắc bình dân giàu kinh nghiệm về rươi thì đương nhiên lớp nho sĩ thông thái phải bàn đến rươi! Muốn hiểu cổ nhân quan niệm con rươi với nhãn quan nào, hậu thế chúng ta không thể không tra cứu Lê Quý Đôn, học giả uyên bác, tác giả cuốn Vân đài loại ngữ – một thứ Bách khoa toàn thư, viết vào năm Cảnh Hưng 34 đời Lê (1773). Trong chương Phẩm Vật của sách này, Lê Quý Đôn tra cứu vài sách của Trung Quốc nhắc đến rươi cũng sẵn ở ven biển Quảng Đông và Lĩnh Nam tại Hoa Nam, và ông cũng mô tả cùng bàn luận đến con rươi ở Việt Nam. Tài liệu này chứa đựng nhiều khía cạnh lý thú, đương nhiên có đôi chỗ lý luận cổ lỗ vì khoa học xưa chưa phát triển, nhưng cũng có nhiều chỗ có giá trị thực tiễn qua kinh nghiệm nhận xét chính xác rất tinh tế: 

1. «Sách Quảng Đông tân ngữ chép: Hòa trùng (sâu lúa, tức con rươi) sinh ra, do mùa hạ nắng, hơi nóng uất kết mà sanh ra, hoặc là do gốc lúa mà sanh ra. Sắc gốc lúa vàng hóa ra trùng, nên sắc trùng cũng vàng. Rươi con to như cái đũa, dài đến hàng trượng, có đốt, có miệng. Khi sống thì xanh, lúc chín thì vàng đỏ. Trước tiết sương giáng, lúa chín thì trùng cũng chín. Cứ ngày mồng một, mồng hai và ngày rằm hay mười sáu, thủy triều dâng to, thì rươi đứt từng đốt mà chui ra, bơi trên mặt ruộng, người ta lấy lưới hớt lấy. Khi nấu rươi ăn, cho dấm vào thì nước trắng chảy ra, lấy nước gạo lọc qua; chưng lên thành cao, ăn vừa ngon vừ bổ vì nó là tinh hoa của lúa. Những nhà nghèo đem rươi ướp muối làm mắm ăn.» 

2. «Sách Lĩnh Nam tạp ký chép: Hình trạng con hòa trùng (rươi) giống như con rết (bách cước) lại giống hình con bọ ngựa (mã hoàng). Thân mềm như con tằm, nhỏ như cái đũa, dài hơn hai tấc, xanh vàng sặc sỡ, trong có nước trắng, hình trạng khả ố, sinh sản ở ruộng bãi biển, từ trong gốc lúa chui ra. Dài mấy thước hay hơn một trượng, nhằng nhẵng như tơ trắng theo nước biển mà trôi ra, thuận giòng và đến bãi biển, đứt ra từng đoạn một, tức là con trùng ấy. Nhân dân địa phương dùng vó vớt lấy đem bán ngay buổi sáng; nếu để quá trưa thì nó ươn ra không thể ăn được. Bỏ nó vào nồi, cho một chén nhỏ dấm, nó sẽ rỉ nước trắng ra; lọc xong, chưng với trứng gà ăn rất ngon. Dưới thời giặc Phiên [chú thích là khởi nghĩa của Ngô Tam Quế chống Mãn Thanh ở Vân Nam], chúng đánh thuế hòa trùng, thu được mấy ngàn lượng vàng.» 
Qua hai trích dẫn trên, ta thấy kinh nghiệm làm lông rươi và làm bếp của dân Hoa Nam rất giống ta. Đặc biệt rươi là một món lợi lớn nên mới có vụ thu thuế. Lê Quý Đôn cũng viết nhiều nhận xét tinh tế riêng của ông về rươi ở Việt Nam trên thời điểm và khí hậu cách ăn và vùng có rươi nhiều trong quá khứ để dâng tiến cho vua như sau: 

«Xét ra thứ trùng ấy ở nước ta gọi là thổ hà [tôm đất] tức con rươi. Nó sinh ở ruộng gần biển, cảm khí đất mà sinh ra. Khi nào có rươi tất mưa, kỳ hạn không sai. Hằng năm, cứ tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm, thì rươi ra nhiều theo nước thủy triều lênh đênh trên mặt nước. Nhân dân làm sẵn đó, rặm đem ra mà xúc, không biết bao nhiêu mà kể. Ngày 3 tháng 5, ngày 20 tháng 8 cũng có rươi nhưng chỉ dài mấy tấc, không đến một thước để mấy ngày không ươn [sic!]». 

«Ăn rươi đem đun nước làm lông qua rồi nấu với măng tre. Khi có nhiều thì muối đi làm mắm, đều ngon cả.» 

«Ở các vùng Phụng Hóa, Gia Viễn, Yên Mô, An Khang (Thanh Hóa), các huyện Vũ Tiên, Chân Định, Nam Chân, Giao Thủy, Thanh Quan, Thụy Anh, Đông Quân (thuộc trấn Sơn Nam) đều hằng năm đem rươi tiến vua. » 

Tôi nghe nói ở Đà Nẵng và Quảng Nam cũng có rươi nổi lên, nhưng dân địa phương không quen ăn nên không để ý khai thác. Rươi Đà Nẵng to và mập hơn rươi ngoài Bắc nên khi làm mắm, có người đã chơi sang bèn nghiền nó ra chỉ lấy phần bột bên trong mà lọc bỏ vỏ ngoài. Trong Nam cũng vài nơi ven biển có rươi như nhà văn lão thành Xuân Tước có lần nói đến. 

Nhân nói tài liệu xưa về thủy sản ở ta, sách Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng có nói đến loài thủy trần (bụi nước) là những vi ti sinh vật nổi li ti như hạt kê, hạt cải nổi quây quần theo bọt nước trên mặt sông, xuất hiện riêng tại ba tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình ở hai khúc sông vào mùa nước lớn. Dân địa phương căng vải mùng ngang sông vớt thủy trần về làm mắm. Mắm thủy trần càng đỏ càng ngon, đỏ như son pha màu cánh kiến. (xem Đất lề quê thói của Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu, 1968). Xin quí bạn lưu ý tra cứu xem thủy trần là gì? Mong thay! 

Bão tình từ lòng biển đáy sông 
Dân Việt vốn ưa thích ví von một cách hài hước nhất thế giới. Hiện tượng loài rươi động tình tập thể hằng năm xuất hiện hằng hà sa số tương ứng với khí trời chuyển heo may và bão tố được dân ta lấy hồn thơ mà gói ghém trong một câu đố ngộ nghĩnh sau: 

Con gì bé tỉ bé ti, 
Mình đi dưới đất, bóng đi trên trời! 
Một năm mấy bận đi chơi, 
Đi thì lở đất long trời mới yên? 

Tôi cứ tưởng chỉ dân Việt mới có cái tục rủ nhau đi xúc rươi về nhà ăn như một thứ trân hào. Ai ngờ thú vị thay! Tôi phát kiến rất nhiều dân sống trên những hải đảo ở Nam Thái Bình Dương cũng mở hội đi xúc rươi. Rươi ở vùng này sống vùi đầu vô các vách san hô duyên hải (Samoa và Fiji), chứ không trong lớp bùn đất dưới đáy ruộng như ở ta. Nếu ở Việt Nam, rươi động tình thì trời rung đất chuyển, người giao hoan thì... rung bốn chân giường, đổ bốn bức vách (!), thì ở vùng hải đảo, ái tình rộ nở thì cây cỏ đơm hoa, vầng trăng trở nên huyền ảo như cảm thông chia sẻ cái nỗi hân hoan chẳng hạn như dân ở quần đảo Fiji, cứ mỗi khi thấy bụi hoa Aloals và dây hải tảo nở bông đỏ rực rỡ, là họ biết đó là dấu hiệu tiên báo về mùa hội tình tập thể giao hoan đẻ trứng của loài rươi. Rồi đêm ngóng ngày chờ, họ ngắm vầng trăng mọc ở chân trời vào buổi bình minh... Mười ngày sau đó là rươi đẻ trứng. Đợt đầu gọi là «Mbalolo lailai» toàn rươi nhỏ. Đợt nhì là «Mbalolo levu» toàn rươi lớn. (Tên Tây phương gọi con rươi là Palolo, tức là nhại tiếng Fiji). 
Ở đảo Savaii, mỗi khi thấy cua còng trên bãi biển lũ lượt từ đám dầy đặc rủ nhau xuống biển đẻ trứng là dân đảo biết 3 ngày sau là ngày rươi xuất hiện. Hiện tượng đẻ trứng nở con trong thần thoại Việt nam vào thời lập quốc: 50 con lũ lượt lên núi, 50 con rủ nhau xuống biển xem chừng tương tự nhỉ! 

Đối với người dân thường từ xưa đến nay, con rươi và chu kỳ sự xuất hiện của nó được xem như là một hiện tượng sanh sản về sinh vật học tự nhiên của Tạo Hóa. Nhưng giới chuyên gia côn trùng học đã nghiên cứu tìm hiểu nguyên ủy của sự việc nên phát hiện nhiều điều lý thú về loài rươi. Ở Việt Nam, ông Nguyễn Công Tiễu trong những thập niên đầu thế kỷ 20 là người đầu tiên thực tiễn đáng vinh danh vì đã viết trên tờ Khoa học của ông về loài rươi với nhiều dữ kiện cụ thể miêu tả về hình trạng và sinh thái của rươi như sau: Tên khoa học của rươi tại Việt Nam và Nam Trung Hoa là Tylorynchus sinensis. Mình hơi lép, màu xanh lục nhạt hay hồng hồng, dài 6-7 cm, rộng 5-6 mn, gồm hơn 50 đốt, mỗi đốt đều chứa cơ quan sinh dục riêng rẽ... Rươi ở vùng Thái Bình Dương có tên khoa học là Eunice viridis. Rươi thuộc môn loại Đa mao (Class: Polychaeta) trong môn bộ Nhuyễn trùng hay Hoàn trùng (Phylum: Annelida), tức là loài sâu có lông nhỏ, mình mềm gồm nhiều đốt. Về sinh thái, giống rươi sống chui rúc ở đáy ruộng hay vách san hô, khó mà đào lấy toàn bộ chúng ra vì mình nó dài và mềm nhũn nhưng đầu chúng có nhiều râu là cơ quan cảm giác bám hút vào đáy với một ống thực quản có thể lộn ngược ra với nhiều răng mạnh chắc. Như được thảo chương, đều đặn hàng năm hai lần cực kỳ chính xác, thân mình rươi đứt làm hai, nửa phần cứ bám trụ vào đất, còn phần đứt rời kia trở thành một con rươi khác bơi trong nước. Đến mùa động tình, con rươi mới này thay hình đổi dạng hẳn. Những bắp thịt và bao nhiêu ruột gan bên trong thoái hóa trong lúc những bộ phận sinh dục của từng đốt rươi nẩy nở lanh khủng khiếp. Những cặp chân càng lú ra, càng giống những mái chèo. Đáo hạn sau một thời gian nào đó, con rươi này trở lại lỗ hang cũ, với cái đầu rúc vào thật sâu trong lỗ, còn phần đuôi vẫn ló ngo ngoe ra, rồi lại đứt rời để lội thong dong và bơi nổi lên mặt nước giống như những con rươi mới tự tìm đường với cặp mắt thô sơ. Trong khi khúc kia với cái đầu nằm trong hang lỗ và phát triển để mọc lại phần đuôi mới. 
Những khúc rươi mới lội tung tăng trong nước, tưởng chừng là những con rươi mới, kỳ thực chỉ là những bọc chứa đầy ắp những tinh trùng và noãn tử. Nổi lên mặt nước, những bọc này vỡ ra để tuôn ra tất cả tinh trùng và noãn tử, còn cái vỏ thì chìm xuống làm mồi cho cá. Những tinh trùng và noãn tử tha hồ kiếm nhau mà kết hợp và sinh ra những cái trứng, từ trứng nở ra cơ man hàng hà sa số con ấu trùng. 

Như vậy, loài rươi sinh sản bằng hình thức đại diện (proxy) với khúc đầu nằm an toàn trong lỗ, nhưng lại oái oăm «biệt phái» khúc đuôi đi giao cấu! Hiện tượng lạ lùng này thật khó mà quan niệm nổi vì do một nguyên nhân nào mà có một sự giao cấu thụ tinh vĩ đại cùng một giây phút mỗi năm. Khi hiện tượng này xẩy ra, thì mặt sông mặt biển lúc nhúc hàng triệu triệu con rươi, nước đục lờ với tinh trùng và trứng. Nó chỉ xuất hiện giới hạn vào hai kỳ thủy triều thấp nhất của tháng 10 và tháng 9, xuất hiện vào buổi bình minh, vào ngày trước và đúng ngày mặt trăng ở vào phần tư cuối của nguyệt tuần. 

Làm sao những con rươi tính toán thời điểm đẻ trứng một cách chính xác, điều này chưa ai rõ. Những con rươi nằm dưới đáy biển, đáy sông không thể ngắm những giai đoạn khuyết và đầy của vầng trăng. Có thể rươi được trang bị trong cơ thể một cái «đồng hồ» điện tử, điều động đều đặn với chu kỳ tuần tự nhật dạ và với sự thay đổi của thủy triều. Cọng hưởng với sự kiện này, có thể có thêm một sự kích động khác như xảy ra cho loài sò, loài sea urchins và nhiều sinh vật khác ở biển, tức là những tinh trùng đầu tiên đã bật nút mở cho toàn bộ hiện tượng đẻ trứng vĩ đại. Cũng có thể khi những con rươi đầu tiên tự đứt khúc đã phóng thích ra một kích thích tố, chất này đã bật mở nút đèn xanh cho hằng hà sa số con rươi khác sẵn sàng nhập cuộc chơi giao hoan! Hiện tượng những bông lúa «con gái» thụ tinh đồng một loạt trên một cánh đồng chắc cũng phải như vậy. Ai từng đi qua ruộng lúa chắc có dịp ngửi thấy không khí bỗng tự nhiên trong một khoảnh khắc ngắn cả không gian thơm lừng hẳn lên, ta hãy gọi nó là «hương tình» thôi! 

Tuy rằng nguyên nhân cơ cấu còn tối mịt, hiện tượng «rươi» là một lợi điểm trong sự sinh sản của chúng sinh trong thiên nhiên, khiến cho xác suất thụ tinh và sinh trứng, nở con được nâng cao lên tối đa. Trong nhiều loài hải sản, nhất là giống sò mà số phận chỉ nằm an vị một chỗ trong cái vỏ cứng làm sao tung tăng đi kiếm bạn lứa đôi mà giao tình và sanh sản. Loài sò chỉ chờ dịp tốt giới hạn hai lần mỗi tháng, là lúc trăng mới nhú và trăng rằm mà há vỏ ra chẳng phải hát khúc tình ca mà chính là «nhổ» tuôn tràn ra những đợt tinh trùng và noãn tử mà giao hoan. Ở vùng biển Tây Ấn độ, có một loài rươi tương tự là Eunice fucata, giao hoan tập thể hai lần trong khoảng phần ba của tuần trăng trong tháng 6 và tháng 7. Ở miền Nam, vùng biển Phú Quốc, nghe đâu cũng có loài «cá đường» mở hội tình tập thể như ở duyên hải California có loại cá Grunion xuất hiện đặc lền mặt biển vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 9 sau ngày trăng mới nhú hay trăng rằm. 

Sự giao hoan tình dục là chìa khóa của sự sinh sôi nảy nở của các loài sinh vật trên địa cầu này. Ta hãy giở đọc lại tác phẩm Chinh Phụ Ngâm mà nghiền ngẫm đoạn thơ sau để học kỹ «Chữ Tình» muôn thuở của chúng sinh: 

Chàng thấy chăng chim uyên ở nội 
Cũng dập dìu chẳng vội phân trương! 
Chàng xem chim yến trên rường 
Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau 
Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh 
Nọ loài chim cất cánh cùng bay 
Liễu sen là thức cỏ cây 
Đôi hoa cùng dính, đôi cây cùng liền 
Ấy là vật tình duyên còn thế 
Sao kiếp người nỡ để đó đây 
Thiếp xin về kiếp sau này 
Như chim liền cánh, như cây liền cành 
Đành muôn kiếp chữ tình là vậy 
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau 
Thiếp xin chàng chớ bạc đầu 
Thiếp thì giữ mãi lấy mầu trẻ trung 
Xin làm bóng theo cùng chàng vậy 
Chàng đi đâu cũng có thiếp bên... 

Thấu hiểu lẽ nhiệm mầu về «chữ tình», chúng ta phải biết ơn và cảm tạ Hoá Công. Tôi những tưởng dừng bút ở đây nhưng bỗng thấy cần nói thêm về rươi... 

Tôi không ngờ chuyện rươi đã làm bạn Nguyễn Gia Bảo (tác giả cuốn Hà Nội những ngày tháng cũ) lại quá sốt sắng giúp tôi trong sự tìm lại địa điểm của phố Hàng Rươi. Không nề hà, bạn gọi viễn liên qua Paris mà dọ hỏi và cho biết thật chính xác như sau: Phố Hàng Rươi «đi từ Hàng Lược, chỗ ngã ba Hàng Chai đến ngã tư Phố Hàng Mão, lại dài 108 thước, thuộc quận Hoàn Kiếm... Thời Pháp gọi là Rue des Vers blancs. Sau 1945, tên này đổi lại chính thức là phố Hàng Rươi như cũ.» (Theo Từ điển Đường Phố Hà Nội, Nxb Thế Giới, 1994). Bạn vốn là con người thể thao, nên còn nói thêm rằng phố này chỉ dài 108 thước thì vô địch môn chạy đua quốc tế là Carl Lewis chỉ chạy qua... dưới 10 giây đồng hồ! Thú vị lắm, xin một lời cảm tạ chân thành bạn nhé! 

Tôi tình cờ với tay lên kệ sách lại bắt gặp cuốn Thú ăn chơi người Hà Nội của tác giả Băng Sơn bèn giở ra. Tôi lại bắt gặp đôi chuyện lý thú cần bổ túc thêm về rươi: Té ra phố Hàng Rươi bây giờ lại trở thành một trong hàng chục chợ hoa tết, từ chợ chính Hàng Lược tràn sang cả Hàng Đậu, Hàng Than, Hàng Khoai, Hàng Chai, Hàng Rươi, Phùng Hưng đến chợ Hoa Mai Hắc Đế, Chợ Mơ, chợ Dừa, Ngã Tư Sở ... Té ra, những con người già cả ở Hà Nội cũng nhức mình, đau cốt khi trời chuyển «mưa rươi»! Tôi lại biết thêm rằng rươi cũng nấu với củ cải, cùi gấc xanh, khế mọng vàng... 

Ở Hà Nội, người bán rươi rong thường lanh lảnh rao trầm bổng: «Ái mua rưới dà mùa!» Gánh rươi bán như sau: «Một cô gánh gánh rươi đi trước, bà đứng tuổi theo sau. Hai thúng rươi đã phải để nghiêng đi vì bán đã vợi một ít. Bà đi sau một tay cầm cái bát đong rươi, tay kia xách chiếc liễn lưng lửng nước để nhúng tay cho khỏi dính và tiếng rao theo họ đi khắp nẻo đường...» Tôi xin gởi lời cám ơn đến tác giả Băng Sơn mà tôi thấy qua văn phong của anh là một con người còn giữ rất nhiều nét đậm đà của những con người «Hà Nội cũ»! 

Thảo Phương
11 tháng 10 2016 lúc 12:39

Rươi thường chỉ xuất hiện vào một số ngày trong năm khi con nước dâng cao ngập những chân ruộng khô nẻ. Ở miền Bắc rươi thường thoát khỏi nơi cư trú từ hạ tuần tháng 9 âm lịch, ở miền Nam rươi ra thường muộn hơn, từ tháng 11 âm lịch mà đỉnh cao là tháng chạp âm lịch, khi "trái gió trở trời". Nhiều người căn cứ vào cảm giác bứt rứt của thể trạng để biết những ngày có rươi ra, và họ cho rằng ăn một miếng chả rươi có thể chữa dứt được căn bệnh đau nhức xương cốt khi thay đổithời tiết. Tuy nhiên, rươi là món có hàm lượng đạm quá cao, có thể không thích hợp với những người vừa ốm dậy, hen suyễn, tiền sử dị ứng, bụng dạ khó tiêu, đặc biệt phụ nữ mang thai ăn rất độc.

Lê Xuân Mai
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
13 tháng 10 2016 lúc 21:39

Trùng kiết lị và trùng sốt rét

giống

+Cấu tạo đơn bào có chất nguyên sinh và nhân

+Có chân giả

+Kết bào xác

khác

trùng  kiết lịtrùng sốt rét
có các không bàokhông có các không bào
có chân giả dàicó chân giả ngắn

 

Lê Xuân Mai
13 tháng 10 2016 lúc 21:31

mk sắt kt 1 tiết giúp với mk đội ơn các bạn

Lê Xuân Mai
13 tháng 10 2016 lúc 21:48

thế còn trùng biến hình và trùng giày ?