Hướng dẫn soạn bài Vượt Thác

Linh Đỗ
Xem chi tiết
Minh Ngọc Khánh Hòa
23 tháng 2 2018 lúc 21:24

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp khỏe khoắn kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác

Bình luận (0)
Đỗ Lệ Huyền
Xem chi tiết
Kurumi Tokisaki
13 tháng 2 2018 lúc 13:30

tác dụng của phép nhân hóa và so sánh trong văn bản vượt thác làm nổi bật lên hình ảnh của Dượng Hương Thư và tính nết của người lao động , hiền dịu lúc ở nhà còn lúc vượt thác trông khác hẳn , tạo cho câu văn được hay hơn , sinh động hơn về cảnh thiên nhiên hùng vĩ .

Bình luận (0)
Phụng Huỳnh
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
20 tháng 2 2018 lúc 11:35

- Quang cảnh ở vùng đồng bằng: êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn...

- Sắp đến đoạn nhiều thác: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; núi non ......

- Đoạn có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

Bình luận (2)
ngo phuong thao
Xem chi tiết
Dương Sảng
18 tháng 2 2018 lúc 17:21

- Xuất xứ: Vượt thác trích từ chương XI của truyện Quê nội.

- Nội dung: Bài văn miêu tả chuyến ngược dòng sông Thu Bồn của con thuyền do dượng Hương Thư chi huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng, sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đây là một bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên trên sông và hai bờ, qua những vùng khác nhau dọc theo hành trình của con thuyền từ vùng đồng bằng trù phú vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn.Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về người lao động; từ đó kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của tác giả.

Bình luận (0)
Mon 2000k
Xem chi tiết
Thời Sênh
11 tháng 2 2019 lúc 20:35

- Ngoại hình: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.

​- Động tác: Co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt...

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 2 2019 lúc 15:13

Hình ảnh dượng Hương Thư:
+ Ngoại hình: Cởi trần, như pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chạt, quai hàm banh ra, cặp mắt nảy lửa.
- Động tác: Co người phóng chiếc sào xuổng lòng sông, ghì chặt đầu sào, chiếc sào... cong lại, thả sào, rúi sào rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào.
Nhạn xét:
1. “giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh” thế hiện vẻ dũng mãnh tư thê hào hùng của con người trẻ tuổi, con người có ngoại hình vừng chắc.
2. Dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư lúc ở nhà.
=> Nổi bật vẻ dũng mãnh của nhân vật.
=> Dượng Hương Thư - một con người hành động quả cảm, người chỉ huy vượt thác bình tĩnh, dày dạn kinh nghiệm, đồng thời là người khiêm nhường, nhu mì trong cuộc sống gia đình.

Bình luận (0)
Đỗ Lệ Huyền
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
12 tháng 2 2018 lúc 21:46

Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII, truyện Đất rừng phương Nam nổi tiếng của Đoàn Giỏi - một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người Nam Bộ. Những trang viết của ông mang đậm màu sắc hoang sơ của một vùng đất mới - mũi Cà Mau - mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc Việt Nam giàu. đẹp. Có thể nói đây là xứ sở đặc biệt được tạo nên từ trăm ngàn sông rạch nối với nhau cùng với những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn, tạo thành cái tên quen thuộc: U Minh.

Bài Vượt thác trích trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng - người con của dải đất miền Trung Trung Bộ. Bằng ngòi hút tài hoa, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về dòng sông Thu Bồn thân yêu của quê hương mình. Tuy cả hai bài văn đều tả về con người và dòng sông quê hương nhưng ở mỗi bài văn, cảnh vật đều có những nét đặc sắc khác nhau.

Khung cảnh thiên nhiên trong Sông nước Cà Mau hiện lên thật sống động trước mốt người đọc, giúp chúng ta hình dung, ra rõ ràng vùng đất cực Nam với hệ thống kênh rạch chằng chịt như mạng nhện, len lỏi chảy qua những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn để cuối cùng đổ vào sông Năm Căn rồi tuôn ra biển lớn.

Mũi Cà Mau được bao bọc trong một màu xanh bát ngát: Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá...

Những tên đất, tên sông mộc mạc, dân dã, dễ gọi và dễ nhớ cũng nói lên được đặc điểm của vùng đất này. Rạch Mái Giầm hai bên bờ mọc toàn là thứ cây có lá giống như chiếc mái giầm. Kênh Bọ Mắt tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng... Kênh Ba Khía hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữtức khơ mâu tiếng Miên nghĩa là "nước đen".

Thật hoang sơ và hùng vĩ là cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giũa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên là bức tranh sinh hoạt rất đặc trưng của vùng đất mũi: Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập... những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng... Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.

Bao tình cảm mến yêu của nhà văn Đoàn Giỏi dành cho xứ sở này đã tuôn chảy theo ngòi bút, thể hiện trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh, âm thanh tiêu biểu và đặc sắc. Có thể nói đoạn văn Sông nước Cà Mau là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Để làm nổi bật ấn tượng trên đây, tác giả đã tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác, đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. Màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... Những màu ấy được dùng để tả sắc độ xanh khác nhau của các thế hệ cây đước từ non đến già. Nghệ thuật miêu tả tài tình của nhà văn vừa cho ta thấy được khung cảnh chung, vừa khắchoạ được những hình ảnh cụ thể, làm nổi rõ màu sắc độc đáo cùng với sự tấp nập, trù phú của vùng sông nước Cà Mau.

Đoạn văn Vượt thác của Võ Quảng viết về cảnh sông nước miền Trung. Miền Trung Trung Bộ là dải đất hẹp, địa hình phức tạp. Sông ở đây ngắn và chảy xiết, rất nhiều thác và bãi đá. Hành trình ngược dòng sông Thu Bồn trên chiếc thuyền nhỏ của mấy con người quả là vất vả và nguy hiểm. Tuy vậy, thiên nhiên hai bên sông vẫn có sức hấp dẫn lạ lùng đối với họ.

Trước tiên là hình ảnh những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít gợi cảm giác bình yên của làng quê. Sau đó, càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt... Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

Thiên nhiên như muốn thử thách ý chí và nghị lực của con người. Thuyền ngược dòng phải chống bằng sào, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở... NƯỚC từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Khung cảnh thiên nhiên trải dài theo hành trình ngược dòng sông của con thuyền nên rất phong phú. Song song với việc tả cảnh, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh con người, nổi bật là nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.

Các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng có hiệu quả trong miêu tả ở đoạn này là phép so sánh và nhân hoá. So sánh thân hình của dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc thể hiện nét gân guốc, khoẻ mạnh và vững chãi của nhân vật. Còn nhận xét trông dượng giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Bên cạnh nghệ thuật so sánh và nhân hoá còn có nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, có khả năng gợi cảm cao khiến cho bài văn thêm sinh động.

Hai đoạn văn tả cảnh sông nước trên đây đều là những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cảnh sông nước bao la của miền Tây Nam Bộ; cảnh non nước hữu tình của miền Trung Trung Bộ cùng hình ảnh về những con người lao động cần cù và dũng cảm đã góp phần tạo nên vẻ đẹp phong phú của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Bình luận (0)
Từ Đào Cẩm Tiên
Xem chi tiết
Pham Huyen Trang
5 tháng 2 2017 lúc 19:45

mk cũng cần câu trả lời lắm chứ bộ!!!bucminh

Bình luận (0)
Lê Hải Anh
6 tháng 2 2017 lúc 21:26

mk cũng rrrrrrrrrrrrrrrrâââââââââtttttttttttttt cần câu trả lời

Bình luận (1)
Kuroba Kaito
28 tháng 1 2018 lúc 20:42

Là sao bn mình chưa hiểu đề lắm

Bình luận (0)
Em gái cưng của TF GIA T...
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 2 2017 lúc 13:13
Bài Nêu đặc sắc của thiên nhiên Nghệ thuật miêu tả
Sông nước Cà Mau

- Kênh rạch, sông ngòi bủa giăng chi chít như mạng nhện.

- Sông Năm Căn tấp nập người qua lại.

- Ánh đèn măng sông ban tối thơ mộng.

- Sử dụng kết hợp tự sự và miêu tả một cách độc đáo.

- Phép tu từ so sánh gợi nên vẻ duyên dáng của sông nước nơi đây.

- Dùng từ ngữ tượng hình, tượng thanh hợp lí.

- Sử dụng từ ngữ địa phương.

Vượt thác

- Cảnh tượng hùng vĩ của sóng biển mạnh mẽ.

- Qua các trạng thái khúc sông: mạnh mẽ, giận dữ, yểu điệu.

- Khắc họa tâm lí nhân vật kèm ngoại hình xen kẽ đã tạo nên chất văn hợp lí.

- Sử dụng các biện pháp tu từ một cách hài hòa.

- Sử dụng từ ngữ địa phương thể hiện cái nét mộc mạc của bài.

Bình luận (1)
CÔNG CHÚA THẤT LẠC
15 tháng 1 2019 lúc 18:45
Bài Nêu đặc sắc của thiên nhiên Nghệ thuật miêu tả
Sông nước Cà Mau

- Kênh rạch, sông ngòi bủa giăng chi chít như mạng nhện.

- Sông Năm Căn tấp nập người qua lại.

- Ánh đèn măng sông ban tối thơ mộng.

- Sử dụng kết hợp tự sự và miêu tả một cách độc đáo.

- Phép tu từ so sánh gợi nên vẻ duyên dáng của sông nước nơi đây.

- Dùng từ ngữ tượng hình, tượng thanh hợp lí.

- Sử dụng từ ngữ địa phương.

Vượt thác

- Cảnh tượng hùng vĩ của sóng biển mạnh mẽ.

- Qua các trạng thái khúc sông: mạnh mẽ, giận dữ, yểu điệu.

- Khắc họa tâm lí nhân vật kèm ngoại hình xen kẽ đã tạo nên chất văn hợp lí.

- Sử dụng các biện pháp tu từ một cách hài hòa.

- Sử dụng từ ngữ địa phương thể hiện cái nét mộc mạc của bài.

Bình luận (0)
Từ Đào Cẩm Tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 2 2017 lúc 13:27

I- Tác giả
Tiết 109 - Văn bản: Cây tre Việt Nam
(Thép Mới)
- Tên khai sinh Hà Văn Lộc bút danh khác là ánh Hồng.
- Ông từng là phó tổng biên tập báo nhân dân, uỷ viên ban chấp hành hội nhà văn.
- Các tác phẩm và thể loại chính:
+ Thuyết minh phim.
+ Các tập bút kí.

II.Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 “Cây tre...chí khí như người”
Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam
+ Phần 2 “ Nhà thơ... của trúc của tre”
Sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam
+ Phần 3 “ Tre già...dân tộc Việt Nam”
Cây tre với con người Việt Nam trong tương lai

III. Tìm hiểu văn bản.

1. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam
- ở đâu tre cũng xanh tốt.
- Dáng mộc mạc, màu nhũn nhặn.
-Thanh cao,giản dị, chí khí như người.
=>(Tính từ, nhân hóa, so sánh)
-> Đẹp bình dị, có sức sống mãnh liệt, nhiều phẩm chất quý báu.

2. Tre gắn bó với con người Việt Nam
a/ Trong đời sống và sản xuất
- Bóng tre trùm lên âu yếm
- Giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
- Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
=> Nhân hóa
->Tre: Như một người bạn, một thành viên trong gia đình.

b/ Trong chiến đấu
- Là đồng chí…
- Tre :
+ chống lại
+ xung phong
+ giữ
+ hi sinh
- Tre, anh hùng lao động!
-Tre, anh hùng chiến đấu!
=>Nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ
-> Dũng cảm, kiên cường

3/ Cảm nghĩ về cây Tre Việt Nam của tác giả
- là khúc nhạc đồng quê
- còn mãi
- là bóng mát
- là biểu tượng cao quý của dân tộc
=>điệp từ “là”
->khẳng định mối quan hệ
khăng khít giữa cây tre với dân tộc
-> Hình ảnh măng non mọc thẳng => biểu tượng của thế hệ trẻ -tương lai của đất nước-> hình ảnh ẩn dụ
=> Niềm tin tưởng sâu sắc của tác giả vào thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 2 2019 lúc 13:25

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
li saron
Xem chi tiết
Golden Darkness
22 tháng 1 2017 lúc 15:28

Gồm 3 đoạn :
- Đoạn 1: từ đầu ... đến " vượt nhiều thác nước " (cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi thuyền vượt thác
- Đoạn 2 : Tiếp ... " thác Cổ Cò ". (cuộc vượt thác của dượng Hương Thư)
- Đoạn 3 : Còn lại (cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền vượt thác)

Bình luận (2)
Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 1 2017 lúc 16:47

(1)Từ đầu đến “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.

(2) Tiếp đó đến “Thuyền vượt qua khỏi thác Cồ Cò”.

(3) Phần còn lại.

Bình luận (0)
Ha Hoang
22 tháng 1 2017 lúc 21:01

3 phần:

-Từ đầu.....thác nước;Cảnh thuyền chuẩn bị vượt thác.

-Tiếp....Cổ Cò;Cảnh tượng Hương Thư chỉ huy thuyền vượt thác,

-Còn lại;Cảnh sắc thiên nhiên sau khi con thuyền vượt thác..

chúc bạn học tốt !!

Bình luận (2)