cho bt ý nghĩa của câu sau:
học ăn, học nói, học gói, học mở
Giúp mk vs , mai mk hok rồi!!!cảm ơn mí bn nha
cho bt ý nghĩa của câu sau:
học ăn, học nói, học gói, học mở
Giúp mk vs , mai mk hok rồi!!!cảm ơn mí bn nha
Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
- Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
Chúc bạn học tốt !
Tù các bài tập trên vào các gợi ý sau đây, hãy cho biết khi rút gọn câu, cần phải lưu ý nhhuwngx điều gì ?
khi rút gọn câu cần chú ý:
- Ko làm cho ng nghe, ng đọc hiểu sai hoặc hiểu ko đầy đủ nội dung cần truyền tải
-Ko biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã//
#T
hãy nêu ý nghĩa câu tục ngữ Môi hở răng lạnh
Môi hở răng lạnh :
(Nghĩa đen) Hai môi không khép kín sẽ khiến gió lùa vào miệng khiến răng bị lạnh hay tê buốt.
(Nghĩa bóng) Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau.
Môi và răng là hai bộ phận của cơ thể, gắn liền với nhau, có liên quan với nhau. Hành động của người này có ảnh hưởng đến người khác. Ý nói anh em tình nghĩa ruột già, nghĩa tình đồng bào một nước nên che chở đùm bọc lấy nhau. Còn có câu: Máu chảy ruột mềm Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ...
Chuyện kể:
Một hôm, hàm răng mắng nhiếc cái môi rằng:
- Ngươi suốt ngày cứ ngậm miệng ăn tiền, nhưng hễ có miếng gì ăn được là ngươi chực sẵn thừa cơ mở miệng ra là đớp trước. Còn ta suốt ngày phải nhai đến mỏi cả hàm.
Cái môi tức giận bảo:
- Ta sinh trước, ta che chở cho mi. Mi sinh sau, chỉ có việc nhai, của ngon vật lạ mi dùng cả, còn tị nỗi gì.
Hàm răng cãi:
- Ta suốt ngày ở trong, bị ngươi che lấp cả, chỉ khi vui cười, ngươi mới mở miệng ra. Thành thử ai người ta biết được răng ta đen hay trắng.
Cái môi giận quá mới bảo:
- Mi có thích ta suốt ngày mở miệng ra cho người ta nhìn thấy mi không? Được, ta sẽ chiều theo ý mi.
Từ đấy, cái môi cứ cong lên, hở ra mà cười suốt ngày.
Mùa đông gió lạnh, cái môi càng cong lên. Nó ngày ngày buôn chuyện với mọi người.
Chỉ chờ có thế, cô gió lợi dụng lúc môi cong lên, hở hoác liền chui vào trong mồm. Hàm răng bị gió rét làm tê buốt cả chân răng. Lúc ấy, nó mới kêu:
- Chị môi ơi, ngậm miệng lại đi. Cứ thế này thì răng tôi lạnh lắm.
Người ta biết cái quy luật của đời thì cũng biết thêm cái thân phận mình, hiềm tị nhau biết đâu lại mang cái vạ vào mình. Ở đời anh em, cha mẹ, bạn bè, làng xóm, rộng ra là đồng bào phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Môi với răng gắn với nhau như anh em ruột thịt nên có câu: “Như môi với răng” là vậy.
Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn
a) Xác định luận điểm văn bản Chống nạn thất học (bài 17).Những câu văn nào thể hiện luận điểm ? Hình thức của những câu văn đó (khẳng định hay phủ định )?
b) Tìm các luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học. Em có những nhận xét gì về những luận cứ này? c) Chỉ ra trình tữ lập luận của văn bản Chống nạn thất học. Ưu điểm của trình tự đó là gì?– “Một trong
những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí“
– “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.“
Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc
những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.
Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn
nghị luận.
a, có rồi nên mk ko làm lại nhé!
b
- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ); - Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; - Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình..., phụ nữ ..., thanh niên...) c,Dân ta 95 phần trăm mù chữ ==> muốn xây dựng đất nước thì ==> phải có kiến thức phải biết đọc, ==> biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết ==> phụ nữ càng phải học ==> thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học. nếu được nội dung và vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.a) | Một mặt người bằng mười mặt của. |
b) | Cái răng, cái tóc là góc con người. |
c) | Đói cho sach, rách cho thơm. |
d) | Học ăn, học nói, học gói, học mở. |
e) | Không thầy đố mày làm nên. |
g) | Hoạc thầy không tày học bạn. |
h) | Thương người như thể thương thân. |
i) | Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. |
k) |
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. |
a) Hãy chia các câu tục ngữ trên thành các nhóm phù hợp và nhận xét về nội dung, nghệ thuật của muỗi câu trong nhóm.
b) Theo em, nội dung của hai câu tục ngữ sau đây mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
(1) Không thầy đố mày làm nên.
(2) Học thầy không tày học bạn.
c) Nhận xét về các câu tục ngữ chủ đề con người và xã hội, có ý kiến cho rằng : những câu tục ngữ này thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung, luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đồng thời hướng mội người tới các phẩm chất và lối sống tốt đẹp.
Em có tán thành ý kiến trên không? Vì sao?
a)-Một mặt...
Nội dung: ý nói người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không tôn trọng tiền mà là con người được đặt trên mọi thứ của cải.
Nghệ thuật:diễn đạt bằng so sánh
-Cái răng...
Nội dung: răng, tóc là một phần thể hiện được tính tình, sức khỏe, tư cách của con người. Ý khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ răng, tóc đẹp.
Nghệ thuật: dùng từ và câu có nhiều nghĩa.
-Đói cho sạch...
Nội dung: dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiếu thốn đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không được bán rẻ bản thân.
Nghệ thuật: dùng từ và câu nhiều nghĩa
-Học ăn...
Nội dung: trước khi làm một điều gì đó thì phải học để chứng tỏ mình là một người có văn hóa, lịch sự, thành thạo trong công việc.
Nghệ thuật: dùng từ và câu có nhiều nghĩa.
-Không thầy...
Nội dung: ý nói không có thầy cô dạy bảo thì chúng ta không thể nên người, không thể biết từng con số, nét chữ như thế nào. Qua đó cũng nói lên việc tôn sự trọng đao.
Nghệ thuật: mình không biết
-Học thầy...
Nội dung: coi trọng vai trò ở người thầy và đề cao việc học tập ở bạn bè.
Nghệ thuật: diễn đạt bằng so sánh.
-Thương người như...
Nội dung: khuyên nhủ yêu thương người khác như yêu thường chính bản thân mình.
Nghệ thuật: diễn đạt bằng so sánh.
-Ăn quả nhớ...
Nội dung:khi được thưởng một thành quả nào đó phải nhớ công ơn của người dựng nên, phải nhớ người đã giúp mình.
Nghệ thuật: diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.
-Một cây làm chẳng...
Nội dung: một người không thể làm được việc lớn, nhiều người hợp sức lại thì mới có thể làm được việc đó. Đề cao sức mạnh của sự đoàn kết.
Nghệ thuật: diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.
b) Nội dung của hai tục ngữ sau bổ sung cho nhau. Vì cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, mới có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.
c)mình chưa làm
Em tán thành ý kiến trên vì tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói để đem lại cho chúng ta những bài học mà còn cho chúng ta hiểu được về giá trị con người và
hướng tới các tác phẩm và lối sống tốt đẹp.
Nguyễn Ngọc Khả Hân8 tháng 1 2017 lúc 14:37
a)-Một mặt...
Nội dung: ý nói người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không tôn trọng tiền mà là con người được đặt trên mọi thứ của cải.
Nghệ thuật:diễn đạt bằng so sánh
-Cái răng...
Nội dung: răng, tóc là một phần thể hiện được tính tình, sức khỏe, tư cách của con người. Ý khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ răng, tóc đẹp.
Nghệ thuật: dùng từ và câu có nhiều nghĩa.
-Đói cho sạch...
Nội dung: dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiếu thốn đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không được bán rẻ bản thân.
Nghệ thuật: dùng từ và câu nhiều nghĩa
-Học ăn...
Nội dung: trước khi làm một điều gì đó thì phải học để chứng tỏ mình là một người có văn hóa, lịch sự, thành thạo trong công việc.
Nghệ thuật: dùng từ và câu có nhiều nghĩa.
-Không thầy...
Nội dung: ý nói không có thầy cô dạy bảo thì chúng ta không thể nên người, không thể biết từng con số, nét chữ như thế nào. Qua đó cũng nói lên việc tôn sự trọng đao.
Nghệ thuật: mình không biết
-Học thầy...
Nội dung: coi trọng vai trò ở người thầy và đề cao việc học tập ở bạn bè.
Nghệ thuật: diễn đạt bằng so sánh.
-Thương người như...
Nội dung: khuyên nhủ yêu thương người khác như yêu thường chính bản thân mình.
Nghệ thuật: diễn đạt bằng so sánh.
-Ăn quả nhớ...
Nội dung:khi được thưởng một thành quả nào đó phải nhớ công ơn của người dựng nên, phải nhớ người đã giúp mình.
Nghệ thuật: diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.
-Một cây làm chẳng...
Nội dung: một người không thể làm được việc lớn, nhiều người hợp sức lại thì mới có thể làm được việc đó. Đề cao sức mạnh của sự đoàn kết.
Nghệ thuật: diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.
b) Nội dung của hai tục ngữ sau bổ sung cho nhau. Vì cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, mới có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.
c)mình chưa làm
1. Một mặt người bằng mười mặt của
Con người luôn quý giá gấp nhiều lần hơn của cải, vật chất. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn sức khỏe cũng như phẩm chất để được đề cao và tôn trọng hơn cả vật chất.
2. Cái răng, cái tóc là góc con người
Cái răng, cái tóc có thể thể hiện được sức khỏe, phẩm chất và tính cách của con người. Chúng ta có thể đánh giá con người qua hai yếu tố này.
3. Học ăn, học gói, học nói, học mở
Đầu tiên, chúng ta phải học cách lễ phép với cha mẹ, ông bà, sau đó đến học kiến thức, rồi đến học cách giao tiếp với mọi người và cuối cùng là học cách làm người.
4. Không thầy đố mày làm nên
Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người thầy. Người thầy hướng dẫn chúng ta, truyền thụ cho chúng ta những kiến thức và giúp ta tìm cách tự tìm ra những bài học mới để làm giàu thêm kiến thức cho mỗi người.
5. Học thầy không tày học bạn
Ngoài thầy cô là những người truyền thụ kiến thức cho chúng ta, ta còn có thể học ở bạn bè, chia sẻ, trao đổi với nhau những gì chúng ta chưa hiểu rõ, chưa nắm rõ và những gì mà chúng ta đã biết.
Chúc bạn học tốt
chứng minh tính đúng dắn của câu tục ngữ một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
"Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao".
Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"
Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?
Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."
Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.
Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quí báu nói về tình cảm, về kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước. Một trong những kinh nghiệm được ca dao ghi lại nói về sức mạnh của sự đoàn kết:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Đọc câu ca dao trên, ta thấy ý nghĩa của nó thật là sâu sắc. Một cây sẽ yếu ớt mỏng manh trước cuồng phong bão táp. Nhiều cây chen chúc, sát cánh bên nhau sẽ tạo ra khóm cây, rừng cây vững chãi, gió lay chẳng đổ, bão rung chẳng vời. Từ hình ảnh thiên nhiên, ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là sự tập hợp ý chí, sức lực, hành động của nhiều người tạo thành sức mạnh tổng hợp, làm nên những thành công lớn mà cá nhân hoặc tập thể nhỏ không thể làm được.
Lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay là nguồn gốc của bài học ấy và cũng là sự chứng minh hùng hồn cho bài học ấy.
Từ xa xưa, những người thổ dân đã biết đoàn kết sống thành bộ tộc để bảo vệ đất đai, chống lại thú rừng. Trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng khối đoàn kết vững chắc là cực kì quan trọng. Nếu biết đoàn kết, chúng ta sẽ tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Như ở đời nhà Trần, quân dân ta đã đoàn kết tiêu diệt quân Nguyên – Mông. Thời đó quân Nguyên rất mạnh. Chúng đã từng tuyên bố “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được tới đó”. Trong khi đó, triều đình nhà Trần mở họi nghị Diên Hồng khơi dậy tinh thần đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. Miền xuôi cũng như miền ngược, già cũng như trẻ, gái cũng như trai, đều chung một ý chí chống giặc ngoại xâm. Nhỏ tuổi như Trần Quốc Toản cũng cầm quân ra trận và lập được nhiều chiến công. Cuối cùng, dù thế giặc mạnh như chẻ tre nhưng quân dân ta vẫn đánh đuổi được 50 vạn quân xâm lược Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi nước ta.
Đến đời nhà Lê, Lê Lợi đã kêu gọi những anh hùng có chí khí cùng đứng lên dựng cờ tụ nghĩa. Ông tập hợp dưới lá cờ của mình mọi người dân yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đoàn kết chặt chẽ “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Vì có tinh thần đoàn kết suốt mười năm kháng chiến, đoàn quân của ông đã thắng trận trở về giữa niềm hân hoan vui mừng của nhân dân. Và Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải mà em khâm phục, cũng đoàn kết tập hợp nghĩa quân. Những người nông dân, những người trí thức, những tướng sĩ… đều cùng một lòng với minh chủ đánh đuổi quân Thanh khỏi biên giới, đem lại cuộc sông thanh bình cho nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Khối đoàn kết toàn dân góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chín năm thần thánh.
Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta thì cuộc kháng chiến chống Mĩ là một bản anh hùng ca đáng tự hào về khối đoàn kết dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mĩ xâm lược có pháo đài bay, có hàng rào điện tử, nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta đã xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang, kết thúc hơn 20 năm kháng chiến chống Mĩ bằng chiến địch Hồ Chí Minh 1975 vang dội lịch sử, chấn động địa cầu.
Không những tinh thần đoàn kết đem lại những thắng lợi vĩ đại trong chiến đấu, mà còn đem lại những thành công to lớn trong lao động sản xuất. Ngắm nhìn những con đê hùng vĩ hai bên bờ sồng Hồng, ta thật ngạc nhiên trước sức mạnh của người xưa. Cứ đến mùa mưa, nước sông Hồng đỏ ngầu, gầm réo, hung hăng muốn tràn vào làng mạc, phố xá, nhưng làm sao vượt qua được con đê vừa dài, vừa rộng, vừa cao. Ai đã đắp nên những con đê ấy ? Không riêng ai cả. Hàng chục triệu, trăm triệu con người đã dùng bàn tay bé nhỏ, với công cụ lao động thô sơ, đắp từ thuở xưa và tiếp tục đắp suốt ba, bốn ngàn năm nay. Đó chính là một công trình tuyệt vời của sức mạnh đoàn kết.
Ngàv nay, do không chỉ biết đoàn kết nhân dân trong nước mà còn hợp tác quốc tế, nhân dân ta đã xây dựng được ngành công nghiệp dầu khí Vũng Tàu, các nông trường cà phê, cao su… nhân dân ta cũng đã và đang hoàn thành những công trình xây dựng to lớn: nhà máy thủy điện sông Đà, đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, mang ánh sáng đến mọi miền quê hẻo lánh. Rồi cầu Thăng Long sừng sững, thủy điện Trị An đồ sộ… và còn biết bao nhiêu công trình to lớn khác đã, đang và sẽ mọc lên như muốn nói với các bạn năm châu rằng: đất nước chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng luôn đoàn kết với nhau và tranh thủ sự đoàn kết quốc tế để xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh sánh kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Tóm lại, trải qua hàng mấy chục thế kỉ, câu ca dao của cha ông ta vẫn là một chân lí không gì lay chuyển được. Đó là một trong những bài học sâu sắc nhất mà nhân dân Việt Nam đã rút ra qua cuộc sống hàng ngàn năm của mình. Em càng hiểu sâu sắc vì sao Bác Hồ lại căn dặn thê hệ sau:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
Đừng tick cho Minh Anh , mình trả lời trước.
Giải thích câu tục ngữ sau:
- Tích tiểu thành đại
- Uống nước nhớ nguồn
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Siêng nhặt chặt bị
(Làm câu nào cũng đc nhưng nếu làm hết thì càng tốt) TKS trước
Uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.
Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Và:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoặc:
Không thầy đố mày làm nên.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:
“Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan chưa ngoan”
(Khi mẹ vắng nhà)
Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.
Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân vãn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.
b) Tìm các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1) ở mục a). Vì sao chủ ngữ trong câu đó không được lược bỏ
+) Các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1) mục (a) là : Chúng tôi, chúng ta, người Việt Nam, các em,.....
+) Chủ ngữ trong câu đó được lược bỏ vì để cụm động từ - vị ngữ: " học ăn, học nói, học gói, học mở " trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.
b)Các từ có thể làm chủ ngữ cho câu (1) là:
chúng em, các em, mọi người, em..
a) Chủ trong câu đó đc lược bỏ vì: Học là học cho tất cả mọi người, mọi đối tượng nên bỏ chủ ngữ đi cũng có thể hiểu nội dung câu trên
Bạn ơi! Đề sai rồi
Tìm các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1) ở mục a). Vì sao chủ ngữ trong câu đó được lược bỏ?
Trả lời: Có thể thêm những từ ngữ nào làm chủ ngữ cho câu (1)? Có thể thêm các từ: chúng tôi, ta, người Việt Nam,... vào vị trí chủ ngữ của câu (1). Như vậy, tuỳ từng trường hợp vận dụng mà có thể hiểu chủ ngữ cụ thể là ai. Cũng chính vì điều này mà người ta lược bỏ chủ ngữ của câu, để cụm động từ vị ngữ "học ăn, học nói, học gói, học mở." trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.
Nối mỗi đề văn ở cột trái với tính chất phù hợp ở cột phải:
Đề |
Lối sống giản dị của Bac Hồ |
Tiếng Việt giàu đẹp |
Thất bại là mẹ thành công |
Chớ nên tự phụ |
Không thầy đố mày làm nên và học Thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không ? |
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng |
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, nên chẳng ? |
Phẳng chăng Thật thà là cha dại ? |
Đề |
Lối sống giản dị của Bac Hồ - có tính chất giải thích, ca ngợi |
Tiếng Việt giàu đẹp - có tính chất giải thích, ca ngợi |
Thất bại là mẹ thành công - có tính chất khuyên nhủ, phân tích |
Chớ nên tự phụ - có tính chất khuyên nhủ, phân tích |
Không thầy đố mày làm nên và học Thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không ? - có tính chất suy nghĩ, bàn luận |
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng - có tính chất suy nghĩ, bàn luận |
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, nên chẳng ? - có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề |
Phẳng chăng Thật thà là cha dại ? - có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề |
cứ cho thứ tự cột A là 1,2,3.. nha! còn thứ tự cột B là a),b)c)..nhé
ta đc:
1,2 -a
3,4,5-b
8,5-c
7,8-d mik trình bày theo kiểu toán học cho dễ hihi
ok nha pn, ko biết có đúng ko, đây chỉ là bài soạn thôi nhưng mik mún giúp pn