Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

BÉ Kiều

hãy nêu ý nghĩa câu tục ngữ Môi hở răng lạnh

Dora Là Tớ
26 tháng 5 2016 lúc 17:42

Môi hở răng lạnh : 
(Nghĩa đen) Hai môi không khép kín sẽ khiến gió lùa vào miệng khiến răng bị lạnh hay tê buốt. 

(Nghĩa bóng) Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau. 
 

Bình luận (0)
Quốc Đạt
26 tháng 5 2016 lúc 17:43

Môi và răng là hai bộ phận của cơ thể, gắn liền với nhau, có liên quan với nhau. Hành động của người này có ảnh hưởng đến người khác. Ý nói anh em tình nghĩa ruột già, nghĩa tình đồng bào một nước nên che chở đùm bọc lấy nhau. Còn có câu: Máu chảy ruột mềm Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ...

Chuyện kể:

Một hôm, hàm răng mắng nhiếc cái môi rằng:

- Ngươi suốt ngày cứ ngậm miệng ăn tiền, nhưng hễ có miếng gì ăn được là ngươi chực sẵn thừa cơ mở miệng ra là đớp trước. Còn ta suốt ngày phải nhai đến mỏi cả hàm.

Cái môi tức giận bảo:

- Ta sinh trước, ta che chở cho mi. Mi sinh sau, chỉ có việc nhai, của ngon vật lạ mi dùng cả, còn tị nỗi gì.

Hàm răng cãi:

- Ta suốt ngày ở trong, bị ngươi che lấp cả, chỉ khi vui cười, ngươi mới mở miệng ra. Thành thử ai người ta biết được răng ta đen hay trắng.

Cái môi giận quá mới bảo:

- Mi có thích ta suốt ngày mở miệng ra cho người ta nhìn thấy mi không? Được, ta sẽ chiều theo ý mi.

Từ đấy, cái môi cứ cong lên, hở ra mà cười suốt ngày.

Mùa đông gió lạnh, cái môi càng cong lên. Nó ngày ngày buôn chuyện với mọi người.

Chỉ chờ có thế, cô gió lợi dụng lúc môi cong lên, hở hoác liền chui vào trong mồm. Hàm răng bị gió rét làm tê buốt cả chân răng. Lúc ấy, nó mới kêu:

- Chị môi ơi, ngậm miệng lại đi. Cứ thế này thì răng tôi lạnh lắm.

Người ta biết cái quy luật của đời thì cũng biết thêm cái thân phận mình, hiềm tị nhau biết đâu lại mang cái vạ vào mình. Ở đời anh em, cha mẹ, bạn bè, làng xóm, rộng ra là đồng bào phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Môi với răng gắn với nhau như anh em ruột thịt nên có câu: “Như môi với răng” là vậy.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

Bình luận (2)
BÉ Kiều
26 tháng 5 2016 lúc 17:44

@trung123 sao nghe mơ hồ vậy

Bình luận (0)
Quốc Đạt
26 tháng 5 2016 lúc 17:45

Môi hở răng lạnh : 
Nghĩa đen) Hai môi không khép kín sẽ khiến gió lùa vào miệng khiến răng bị lạnh hay tê buốt. 
(Nghĩa bóng) Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau. Ví như môi mất thì răng lạnh, răng mất thì môi móm vào. 

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
26 tháng 5 2016 lúc 17:56

Môi hở răng lạnh : 
- Nghĩa đen: Hai môi không khép kín sẽ khiến gió lùa vào miệng khiến răng bị lạnh hay tê buốt.
- Nghĩa bóng: Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau. Ví như môi mất thì răng lạnh, răng mất thì môi móm vào. 

Bình luận (0)
Hà Như Thuỷ
26 tháng 5 2016 lúc 19:31

Môi hở răng lạnh
- Nghĩa đen: Môi và răng là hai bộ phận trong miệng người. Vì môi che cho răng nên môi hở thì răng sẽ lạnh.
- Nghĩa bóng: Những người gần gũi, ruột rà phải đùm bọc, che chở nhau. Một người yếu kém thì những người khác cũng bị ảnh hưởng lây.

Bình luận (0)
Lyly
9 tháng 11 2016 lúc 19:19

Môi - Răng: Hai bộ phận của con người có liên quan với nhau và luôn gắn liền với nhau. Hoạt động của hai bộ phận có ảnh hưởng đến nhau

Hở - Lạnh: Nếu khép thì sẽ ấm nhưng nếu hở ra sẽ lạnh

Câu thành ngữ môi hở răng lạnh có nghĩa là:

Nghĩa đen: Nếu môi hở gió lạnh sẽ lùa vào làm răng e buốt khó chịu ảnh hưởng quan trọng đến răng
Nghĩa bóng Những người thân trong gia đình phải luôn gắn bó giúp đỡ nhau, nếu không từ đó sẽ làm ảnh hưởng tổn thương cho nhau

Tóm lại, câu thành ngữ răng hở môi lạnh có nghĩa là những người thân thuộc quen biết với nhau phải giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau và giúp nhau trong cuộc sống. Nếu không giúp đỡ nhau thì sẽ bị người ngoài lợi dụng để hại nhau, hoạt động của người này có thể ảnh hưởng đến người khác

Hãy luôn luôn đùm bọc gắn bó giúp đỡ nhau đừng như câu sống chết mặc bay chỉ biết lợi cho bản thân mình mà không quan tâm đến sống chết của người khác

Bình luận (0)
Cheval
23 tháng 11 2016 lúc 20:31

Nghĩa đen: Hai môi không khép kín sẽ khiến gió lùa vào miệng khiến răng bị lạnh hay tê buốt.

Nghĩa bóng: Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau. Ví như môi mất thì răng lạnh, răng mất thì môi móm vào.

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Châu
25 tháng 9 2019 lúc 20:28

Môi hở răng lạnh:

Môi hở ra thì gió sẽ lướt qua, làm cho răng tê buốt,lạnh. Ýe nghĩa của câu thành ngữ là người thân,bạn bè,hàng xóm,láng giềng phải biết yêu thương nhau,che chở lẫn nhau,không được ghen tị với ngkh biết đâu lại mang cái họa cho mình...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thiên Nguyễn Tuyết Hương
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Thị Nguyên
Xem chi tiết
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Lê Nữ Khánh Huyền
Xem chi tiết
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
nguyenvanvu
Xem chi tiết