So sánh đặc điểm của vb thuyết minh vs các vb đã học theo mẫu sau:
loại vb đặc điểm |
vb ts | vb mt | vb bc |
vb nl |
vb tm |
........ | ............ | ........... | ........... |
......... |
............. |
So sánh đặc điểm của vb thuyết minh vs các vb đã học theo mẫu sau:
loại vb đặc điểm |
vb ts | vb mt | vb bc |
vb nl |
vb tm |
........ | ............ | ........... | ........... |
......... |
............. |
Câu mở đầu bài thơ có giọng điệu phơi phới, thoải mái, đọc lên, ta có cảm tưởng Bác Hồ sống thật ung dung hoà hợp nhịp nhàng với điệu sông núi rừng:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Câu thơ ngắt nhịp ở giữa, tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào... Trong hiện thực gian khổ, khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng.Cái hang Bác ở có tên là hang Cốc Bó, chỉ khoảng hơn một mét vuông dưới đáy là tương đối bằng phẳng, đủ kê một tấm ván thay cho giường. Vách hang chỗ lồi cao, chỗ lõm sâu, không khí lạnh lẽo, ẩm thấp. Trước cửa hang là dòng suối nhỏ chảy sát chân ngọn núi. Bác đặt tên là suối Lênin và núi Mác. Bàn làm việc của Bác là phiến đá kê trên hai hòn đá và một hòn đá thấp hơn làm ghế cũng ở gần bờ suối.
Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang, hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Thời gian biểu hằng ngày đều đặn: sáng ra, tối vào. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi. Sự thật gần như chỉ có thế. Thực ra chất thơ giấu trong âm điệu, vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1 /2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sáng rồi tối, tối rồi sáng; ra rồi vào, vào rồi ra... đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung.
Câu mở đầu bài thơ có giọng điệu phơi phới, thoải mái, đọc lên, ta có cảm tưởng Bác Hồ sống thật ung dung hoà hợp nhịp nhàng với điệu sông núi rừng:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Câu thơ ngắt nhịp ở giữa, tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào... Trong hiện thực gian khổ, khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng.Cái hang Bác ở có tên là hang Cốc Bó, chỉ khoảng hơn một mét vuông dưới đáy là tương đối bằng phẳng, đủ kê một tấm ván thay cho giường. Vách hang chỗ lồi cao, chỗ lõm sâu, không khí lạnh lẽo, ẩm thấp. Trước cửa hang là dòng suối nhỏ chảy sát chân ngọn núi. Bác đặt tên là suối Lênin và núi Mác. Bàn làm việc của Bác là phiến đá kê trên hai hòn đá và một hòn đá thấp hơn làm ghế cũng ở gần bờ suối.
Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang, hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Thời gian biểu hằng ngày đều đặn: sáng ra, tối vào. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi. Sự thật gần như chỉ có thế. Thực ra chất thơ giấu trong âm điệu, vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1 /2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sáng rồi tối, tối rồi sáng; ra rồi vào, vào rồi ra... đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung.
Câu thơ đầu tả cảnh sinh hoạt, câu thứ nhất nói về việc ăn, câu thứ hai nói về việc ở, câu thứ ba nói về việc làm, tất cả đều toát lên cảm giác thích thú, vui lòng.
- Nơi Bác ở và làm việc là hang Pác Bó. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, "những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người." Câu thơ mở đầu giới thiệu nơi Bác ở nhưng người đọc không tìm thấy dấu vết những nỗi gian khổ ấy mà chỉ thấy bước chân nhẹ nhàng, ung dung của người cách mạng sáng tối vào ra nơi sơn thuỷ: Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
- Giọng thơ sảng khoái, câu thơ ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác về sự hài hoà, nhịp nhàng, cân đối.
- Vẫn giọng thơ ấy, nhưng câu thơ thứ hai thoáng nét cười vui: "Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng". Cũng theo lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, "có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác và các đồng chí phải ăn cháo bẹ hàng tháng". Câu thơ tả thực cảnh sinh hoạt gian khổ đó nhưng lại nhẹ bẫng bởi thái độ của người trong cuộc. Đối với Bác, sự vất vả, thiếu thốn đó dường như chẳng có gì đáng nói, đáng để tâm cả. Ba chữ "vẫn sẵn sàng" liền một mạch như sợi dây chắc khoẻ đã kéo hình ảnh ăn cháo bẹ, rau măng vốn là nỗi khổ lên thành niềm vui lấp lánh. Có ý kiến cho rằng, câu thơ này Bác muốn nói: "lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ, dư thừa, cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn", rằng đó là câu đùa hóm hỉnh của Bác. Cách hiểu đó khá lí thú, nhưng thiết nghĩ vẫn có cái gì đó khiên cưỡng. Nếu muốn diễn tả ý dư thừa, đầy đủ của cháo bẹ rau măng, Bác có thể thay từ "vẫn" bằng "đã". ở đây, câu thơ vừa tả thực vừa thể hiện đúng ý chí của nhà cách mạng luôn sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ. Điều này liền mạch với câu thứ ba cũng tả thực về điều kiện làm việc đơn sơ nhưng ý nghĩa của công việc thì vô cùng to lớn.
- Câu thơ thứ ba nói về công việc của Bác. Thời kì này, Bác đang dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ và tìm ra đường lối nhằm soi dọi, làm xoay chuyển lịch sử Việt Nam. Bàn làm việc của Người là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang. Giống như câu thứ hai, câu thơ thứ ba cũng chỉ là một câu tả thực giản dị. Bác không tả mình mà chỉ tả cái bàn đá nơi Bác làm việc và công việc Bác làm. Nhưng, ấn tượng sâu đậm nhất mà câu thơ đem lại là hình ảnh Bác, nhà cách mạng thiên tài đang làm nên một sự nghiệp vĩ đại từ những gì đơn sơ, chông chênh, nhỏ bé hôm nay.
- Từ láy "chông chênh" gợi cảm giác bất an về sự đổ vỡ, thất bại. Nhưng, sự vững trãi của hình ảnh "bàn đá" và những thanh trắc rắn rỏi trong cụm từ "dịch sử Đảng" như bàn tay rất khoẻ đã làm an lòng người đọc.
- Trong một bài tứ tuyệt, câu thứ ba thường có vị trí nổi bật, là hình ảnh trung tâm của bài thơ. ở đây cũng vậy. Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng hiện lên vừa chân thực sinh động vừa mang một tầm vóc lớn lao.
câu thơ thứ ba tạo nên bước chuyển về cảm xúc thơ như thế nào? (tức cảnh pác bó)
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.
Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác.
Bước chuyển rất thiết tha là đi từ giản dị, bình dân đời thường đến sự chông chênh to lớn của cuộc đời CM thơ văn cũng như Bác Hồ
vì sao trong câu thơ cuối, nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng thật là sang?
Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui và tự hào, coi đó là "sang". Có thể giải thích điều đó như sau :
Những ngày ở hang Pác Bó, tuy rất gian khổ, thiếu thốn nhưng Chủ tịch HỒ Chí Minh vẫn vui, vì sau ba mươi năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cựu nước, nay Người được trở về sống trên mảnh đất Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Đặc biệt, Bác Hồ còn rất vui vì Người tin rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. Ước mơ của Người sắp thành hiện thực. So với niềm vui đó thì những khó khăn gian khổ trước mắt trong sinh hoạt hằng ngày chẳng có nghĩa lí gì. Ngược lại, chúng lại trở thành sang trọng, vì đó là cuộc đời cách mạng. Với Bác, làm cách mạng, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, đáng tự hào.
Hơn nữa, dường như trong con người của Hồ Chí Minh luôn sẵn có cái "thú lâm tuyền" (tức niềm ham thích được sống ở chốn suối rừng, được sống hoà hợp cùng với thiên nhiên cây cỏ). Bình sinh, Bác Hồ luôn cảm thấy vui thích mỗi khi được sống giữa suối rừng, hoà mình với thiên nhiên. Tháng 1 - 1946, Bác phát biểu với các nhà báo : “Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không dính líu với vòng danh lợi”. Như vậy, được sông giữa “non xanh nước biếc” là sở nguyện, là ước mơ của Bác. Trong người chiến sĩ cách mạng vĩ đại ấy vẫn có một “khách lâm tuyền”, có cái “thú lâm tuyền” giống như những nhà nho xưa. Vui với suối rừng, lánh xa chốn danh lợi, thì cũng là vui với cái nghèo, không coi nghèo là khổ, mà trái lại, nghèo khổ mà cảm thấy hạnh phúc, giàu sang về tinh thần. Vì vậy mà Bác có cảm giác rất bằng lòng, tự hào với cuộc sống nghèo khó, gian khổ của cuộc đời cách mạng, cảm thấy nghèo mà sang.
Qua bài thơ, có thể thấy Hồ Chí Minh là người yêu nước thiết tha, có tinh thần kiên cường phi thường, thường cười đùa trong khó khăn gian khổ, luôn ung dung tự tại, đồng thời, Bác còn là một con người có tâm hồn thanh cao, ưa thích cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên, giống như các nhà nho xưa.
Vì:Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừ.ig: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ ở đây cảm thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang ở đây là sang trọng, tức là người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng. Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Đó cũng là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. Tinh thần bài thơ được kết tinh và tỏa sáng ở từ sang cuối bài thơ.
vì:— Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừ.ig: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ ở đây cảm thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang ở đây là sang trọng, tức là người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng. Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Đó cũng là cái
Câu thơ thứ ba tạo nên chuyển biến cảm xuc thơ như thế nào?
Vì sao trong câu thơ cuối,nhân vật trữ tình cảm nhận được cuộc đời cách mạng "thật là sang "?Câu thơ he mở điều gì về tâm hồn ,lẽ sống của Bác?
Như vậy, suối không chỉ là chỗ làm việc, hang không chỉ là chỗ nghỉ ngơi mà hang còn mở ra phía suối, tạo nên không gian thoáng đãng, đủ chỗ cho nhịp sống của con người hoà vào nhịp của đất trời. Gian nan, vất vả cũng như tan biến vào cái nhịp tuần hoàn, thư thái ấy. Cháo bẹ và rau măng là kham khổ, nghèo nàn, nhưng đã được nâng lên thành cái sẵn sàng, đầy đủ, thành một thoáng vui. Đến việc dịch sử Đảng trên bàn đá chông chênh thì đã lồng lộng cái thế vững chắc của tiến trình cách mạng giữa gian nguy.
=> Cuộc đời cách mạng thật là sang!Tinh thần của bài thơ tụ lại cả ở từ sang này. Niềm tin, niềm tự hào của Bác tỏa sáng cả bài thơ.
Chính sự ra vào ung dung, tinh thần vẫn sẵn sàng, khí tiết, cốt cách vững vàng trong tình thế chông chênh đã làm nên cái sang, cái quý trong cuộc đời của con người một lòng một dạ phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và nhân loại bị áp bức trên toàn thế giới.
qua câu thơ đó ta cảm nhận được bác hồ là một người không là con người ích kỷ mà bác luôn nghĩ cho độc lập hạnh phúc của dân tộc đối với bác hoạt động cách mạng là một điều vô cùng tốt đối với bác rồi
Câu 2
Như vậy, suối không chỉ là chỗ làm việc, hang không chỉ là chỗ nghỉ ngơi mà hang còn mở ra phía suối, tạo nên không gian thoáng đãng, đủ chỗ cho nhịp sống của con người hoà vào nhịp của đất trời. Gian nan, vất vả cũng như tan biến vào cái nhịp tuần hoàn, thư thái ấy. Cháo bẹ và rau măng là kham khổ, nghèo nàn, nhưng đã được nâng lên thành cái sẵn sàng, đầy đủ, thành một thoáng vui. Đến việc dịch sử Đảng trên bàn đá chông chênh thì đã lồng lộng cái thế vững chắc của tiến trình cách mạng giữa gian nguy.
=> Cuộc đời cách mạng thật là sang!Tinh thần của bài thơ tụ lại cả ở từ sang này. Niềm tin, niềm tự hào của Bác tỏa sáng cả bài thơ.
Chính sự ra vào ung dung, tinh thần vẫn sẵn sàng, khí tiết, cốt cách vững vàng trong tình thế chông chênh đã làm nên cái sang, cái quý trong cuộc đời của con người một lòng một dạ phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và nhân loại bị áp bức trên toàn thế giới.
C1: Câu thơ thứ 3 bài " Tức cảnh Pác Bó" tạo nên bước chuyển về cx thơ ntn ?
C2 : Nx về giọng điệu bài thơ " Tức cảnh Pác Bó "
C2 : Nx về giọng điệu bài thơ " Tức cảnh Pác Bó "
Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh. Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đả phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,...không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng cùa Người cho đất nước.
Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về Pắc Bó (Cao Bằng). Giây phút thiêng liêng và cảm động ấy đã được nhà thơ TốHữu ghi lại:
"Ôi sáng Xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... im lặng. Con chim hót
Thánhthót bờ lau, vui ngẩn ngơ..."
(Theo chân Bác)
Hang Pắc Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ "Tức cảnh Pắc Bó" được Bác Hồ viết vào tháng 2 năm 1941 theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử
Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang!".
Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật đầy khó khăn, gian khổ.
Câu thơ mở đầu gợi lên cuộc sống hoạt động bí mật của nhà thơ vào những ngày đầu mới về nước đang "nhóm lửa". Hai vế tiểu đối đầy ấn tượng.
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang".
Câu thơ có thời gian, không gian và hành động. Thời gian là "sáng" và "tối"; không gian là "suối và "hang"; hoạt động là "ra" và "vào". Mọi hoạt động đã.trở thành nền nếp, từsáng đến tối, từ suối đến hang, từ ra đến vào, khi cách mạng còn trứng nước, hoạt động chính trị gây dựng phong trào là chính, còn bí mật và nhiều khó khăn. Người chiến sĩ vĩ đại của dân tộc đã sống và làm việc tại Pắc Bó: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang". Quy luật vận động ấy thể hiện một tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất chủ động và lạc quan.
Câu thơ thứ hai, ba chữ "vẫn sẵn sàng" có hai cách hiểu khác nhau rất lí thú. Sống và hoạt động bí mật nơi núi rừng, hang động chỉ có cháo bẹ raumăngnhưng sẵn có, đủ dùng ở nơi suối hang này. Đằng sau vần thơ là nụ cười của một con người lão thực, gian khổ khó khăn vẫn lạc quan yêu đời. Sau này, ý tưởng "giàu có hào phóng" ấy được Người nhắc lại trong bài "Cảnh rừng Việt Bắc" đầu xuân 1947.
"Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thi chén thịt rủng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say...".
"Vẫn sẵn sàng", "tha hồ- dạo",, "mặc sức say"... là những cách nói "sang trọng" mà hóm hĩnh và yêu đời.
Cách hiểu thứ hai: Mặc dù thiếu thốn khó khăn, phải ăn cháo bẹ rau măng, nhưng tinh thần cách mạng vẫn hăng say, vẫn nhiệt tình. Gian khổ biết bao, nhưng với tinh thần "vẫn sẵn sàng, Người vẫn bền bỉ sáng niềm tin "nhóm lửa".
"Ai hay ngọn lửa trong hang núi
Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau!".
(Theo chân Bác)
Khác với người xưa, "công thành, thân thoái", mai danh ẩn tích ở chôn lâm tuyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sông và chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.
"Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng".
Đất nước cần, Bác viết "Đường cách mệnh". Phong trào và cán bộ cần, Người "Dịch sử Đảng". Hình ảnh "bàn đá chông chênh" không chỉ nói lên khó khăn thiếu thốn chồng chất mà còn biểu lộ tinh thần phấn đấu hi sinh vì sự thắng lợi của cách mạng.
Câu cuối bài thơ đọc lên nghe rất thú vị. Một câu cảm thán vang xa:
"Cuộc đời cách mạng thật là sang!".
"Sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là "sang". Chỉ có "cháo bẹ rau măng", chỉ có "bàn đá chông chênh" mà vẫn "sang". Sang vì lạc quantin tưởng về con đường cách mạng đánh đuổi Nhật, đuổi Tây nhất định thắng lợi. Sang vì lí tưởng, vì đời sống tâm hồn phong phú, vì ung dung tự tại. Nhà thơ TốHữu đã có vần thơ rất hay nói về cái sang của Bác Hồ kính yêu:
"Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn".
(Bác ơi)
"Tức cảnh Pắc Bó" là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc, đẹp. Thơ là hồn, là cuộc đời, là cách ứng xử của Bác Hồ. Bài tứ tuyệt viết về Pắc Bó đã vượt qua một hành trình 60 năm. Nó như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của cách mạng Việt Nam và của lãnh tụ nơi suối lạnh hang sâu đầu nguồn. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta bài học về tinh thần lạc quan yêu đời, biết sông và hướng về một lí tưởng cao đẹp.
theo em câu cầu khiến thường có những từ ngữ nào? theo em câu cầu khiến được dùng đẻ làm gì?khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu hiệu gì?
mục đích của câu cầu khiến là dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến : có những từ cầu khiến (như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...) hay ngữ điệu cầu khiến;
thường kết thúc bằng dấu chấm than.
những tư:hãy, đừng, chớ,
dùng để : đề nghị ,khuyên bảo,nhắc nhở, an ủi,
bằng dấu chấm thang hoặc dấu chấm
chúc pn học tốt
hồ hoàn kiếm và đền ngọc sơn
Nếu hồ Hoàn Kiếm là một đoạn dòng cũ của sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỉ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỷ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Lam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt 10 năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo trên hồ Lục Thủy, bỗng có con rùa nổi lên, ông rút gươm ra chỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy, hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau thủy quân dùng hồ làm nơi luyện tập nên có thêm tên là Thủy Quân hồ. Theo truyền thuyết thì đời Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỉ XV) chỗ này là gò Tháp Rùa từng là Điếu đài, tức là nơi vua đến ngồi câu cá. Nhưng chỉ từ sau khi trung hưng thì chúa Trịnh mới bắt đầu trang điểm cho hồ. Đời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đạo Ngọc làm nơi hóng gió ngày hè. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ gò Ngọc Bội để ghi chiến công đánh dẹp Quận Hẻo ở núi Ngọc Bội (vùng Tam Đảo ngày nay). Đầu thế kỉ XX, một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thụy cũ và có tên là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau, không thờ Phật nữa mà thờ thánh Văn Xương, chủ về văn chương khoa cử – và Đức thánh Trần, tức anh hùng Trần Quốc Tuấn, do vậy được đổi gọi là đền Ngọc Sơn. Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn của Hà Nội thời đó, đã đứng ra sửa sang lại toàn cảnh. Trên núi Ngọc Bội, ông xây một ngọn tháp hình bút lông, thân tháp có tạc ba chữ Tả thanh thiên (viết lên trời xanh). Đó là Tháp Bút. Đi qua Tháp Bút tới một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên vì trên có một cái nghiên mặc bằng đá. Quanh nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên xét về mặt triết học. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc (có nghĩa: nới ánh mặt trời đậu lại). Cầu dẫn đến Đắc Nguyệt lầu tức là cổng đền Ngọc Sơn. Đền có ba nếp, nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nới thờ Văn Xương và nếp sau thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt nhà bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Nhìn thẳng về hướng Nam là gò Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ cuối thế kỉ XIX, kiến trúc không có gì đặc sắc nhưng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Hồ Gươm Hà Nội. Ngày nay, khu vực quanh hồ đã thành tên là Bờ Hồ, là nơi nhân dân Thủ đô dạo chơi ngày hè, nơi đón giao thừa, lại còn là nơi tổ chức hội hoa đăng – đèn hoa, pháo hoa trong những dịp Quốc khánh hằng năm.
bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự nào ? bài viết còn có chỗ nào chua hoàn chỉnh về bố cục?
Bài viết được sắp xếp theo trình tự thời gian, cái gì diễn ra trước kể trước, diễn ra sau kể sau.
Bài viết chưa có đủ phần mở bài và kết bài.
+ Bài văn trên được sắp xếp theo trình tự về thời gian đi từ quá khứ cho đến hiện tại.
+ Mở - Thân - Kết đầy đủ. Tuy nhiên, mỗi một phần cần phải tách đoạn.
a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơ
b) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau
1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên
2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại:
A- hình tượng chinhphu tráng sĩ bày tỏ chí hướng hoài Bảo
B- hình tượng ẩn sĩ vui Thú lâm tuyền
C- hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê
D- hình tượng người tài tử chán ghét công danh
c) câu thơ thứ 3 tạo nên bước chuyển về cảm xúc ơ như thế nào
d) Vì sao trong câu thơ cuối nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng" thật là sang "câu thơ thể hé mở điều gì để về tâm hồn lẽ sống của Bác
e) nhận xét về giọng điệu của bài thơ
câu 1;- Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Khi Bác ngắm cảnh vật ở Pac Bó, Bác có cảm xúc, nảy ra ý thơ , lới thơ.
câu 2
B.hình tượng ẩn sĩ vui thú lâm truyền
câu E . Đó là giọng sảng khoái, tự nhiên, pha chút vui đùa hóm hỉnh.
- Nhận xét về câu thơ thứ hai của bài thơ Tức cảnh Pác Bó, có ý kiến cho rằng từ "sẵn sàng" chỉ sự có sẵn của cháo bẹ rau măng, như có ý kiến lại cho rằng đó là sự "sẵn sàng" của tinh thần cách mạng. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Em đồng ý với ý kiến 2. “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.Bạn Học Tốt Nhé !!!!!
" Sẵn sàng" có hai cách để hiểu. Thứ nhất , những thức ăn như " bẹ " như " măng" ở đây lúc nào cũng có , cũng " sẵn sàng ", lại còn dư dả là đằng khác. Cách thứ 2, dù phải ăn uống kham khổ ( cháo bẹ , rau măng ) nhưng người cách mạng vẫn sẵn sàng trước mọi tình huống để chớp lấy thời cơ hành động. Vì vậy 2 nhận xét trên hoàn toàn đúng.
Mình đồng ý với ý kiến thứ 2 vì theo mình nếu hiểu theo ý thứ nhất thì sẽ không giống với phong cách sáng tác của bác
Dù mọi việc có khó khăn, vật chất có thiếu thốn nhưng bác vẫn diễn tả nó bình thường, dư giả nên hiểu theo ý 1 là đúng nhất