Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về miêu tả

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đinh Huyền Mai
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
8 tháng 1 2017 lúc 21:06

Có một lần , khi cô mời bạn An lên đọc bài .Lúc đầu,bạn tỏ ra rất là thoải mái và vui vẻ vì bạn ấy biết mình là một học sinh đọc diễn cảm nhất của lớp.Khi đứng lên đọc bạn ấy nhập tâm vào trong truyện đóng vai người dẫn truyện trong có vẻ rất thú vị .Kuôn mặt diễn cảm theo từng đoạn văn trong bài , Có rất nhiều khuôn bậc cảm xúc thể hiện trên khuôn mặt bạn ấy . Đọc xong , bạn thở nhẹ nhỏm , phì phào và được nhiều sự hoan nghênh từ các bạ trong lớp .

P/s : Tả bấc chợt nên văn có hơi dở tí :D

Giòn Giang
23 tháng 1 2017 lúc 21:48

Nhanh thật! Thế là đã ba năm rồi kể từ khi Hương Giang chuyển sang học ở lớp em và trở thành bạn thân nhất của em.

Hương Giang vóc người thon nhỏ, hơi gầy. Da bạn trắng mịn, đôi mắt lá răm tinh, sắc và miệng như mỉm cười làm cho mọi người dễ mến. Hương Giang rất vui tính, hay hát và có giọng hát hay, ngọt ngào, ấm áp, pha chút tinh nghịch. Làm gì bạn cũng nhanh nhẹn, gọn gàng, tay thoăn thoát, miệng luôn vui đùa. Đến nhà bạn. Tính bạn xởi lởi, quý bạn bè, khiêm tốn và nhường nhịn cho nên chưa hề cãi cọ với ai. Bạn chăm học chăm làm, sẵn sàng giúp bạn. Trong lớp có bạn nào ốm không đi học được là Hương Giang biết ngay và tranh thủ đến thăm dù bạn đó không phải là người cùng tổ. Hương Giang thường chép hộ bài vào vở và cùng ôn lại bài bạn bị mất. Chúng em thường “bắt” Hương Giang kể chuyện vì bà của bạn công tác ở Hội nhà văn có nhiều sách hay và khó kiếm. Hương Giang đọc nhanh và nhớ rất tốt các tình tiết. Lúc bạn kể, chúng em xúm xít vây quanh đến nỗi đám ở giữa phải đẩy bớt mấy đứa ra ngoài cho đỡ chật. Tất cả ồ lên kinh ngạc khi Hương Giang kể về Pô-rê-hê đánh nhau với sư tử và lợn rừng hoặc bò ra mà cười nghe những chuyện oái oăm, bất ngờ trích trong cuốn Con cái chủng ta giỏi thật! của nhà văn hài hước Thổ Nhĩ Kì.

Em rất quý mến Hương Giang. “Gần đèn thì sáng”, em thầm hứa sống chan hoà, cởi mở, vui vẻ với mọi người như Hương Giang.


duong le
29 tháng 12 2017 lúc 21:26

Trong lớp em, bạn Ly- người bạn tốt của em học rất chăm, rất được nhiều người yêu mến. Em thích nhất la khi bạn doc. Khuôn mặt chăm chú,trông nghiem tuc, chua nhieu cam xuc khi doc bai

bui cong thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trang
10 tháng 1 2017 lúc 10:28

-thời tiết, sự khác biệt giữa những mùa khác (về con người : đông hơn hay ít hơn), các cây cối như thế nào, .....

-mái tóc, đôi mắt, nước da, làn da

chúc bạn học tốthihi

Nguyễn Lan Hương
13 tháng 1 2017 lúc 22:08

a)+Không gian với hơi lạnh và cái rét buốt bao trùm lên toàn bộ cảnh vật.

+Bầu trời toàn một màu trắng đục.

+Ông mặt trời trốn đi đâu mất.

+Có những lúc sương mù dày đặc bao trùmlên toàn bộ cảnh vật,khiến không gian trở nên âm u,người đi đường khó nhìn thấy vật phía trước.

+Cây cối khẳng khiu,trơ trụi lá,nhìn những cành cây giơ ra những cánh ta như đang chịu đựng cái rét của lão già mùa đông khắc nghiệt.

+Những cơn gió bấc kết hợp với mưa phùn kéo dài khiến cho cái lạnh như cắt da cắt thịt.

+Trên con đường trở nên vắng người qua lại,ai ra đường cũng phải khoác lên mình những chiếc áo to xù để chống rét.

bui cong thanh
Xem chi tiết
Quốc Đạt
9 tháng 1 2017 lúc 10:58

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em .

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô .

Nguyễn Trần Thành Đạt
9 tháng 1 2017 lúc 11:41

Trải qua một thời gian dài thực hiện theo chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Bộ mặt của quê em đã đổi mới hoàn toàn. Trước đây con đường chỉ có màu của cát trắng, màu của sỏi đá, thì bây giờ nó lại được khoác lên mình một màu áo mới, màu của xi măng, cát sỏi, màu của bê tông hắc ín trộn đều với nhau tạo thành một chiếc áo màu xanh rất khác biệt. Con đường phẳng phiu, đẹp đẽ, sạch sẽ khác hẳn với con dường luôn phủ đầy cát bụi, thỉnh thoảng lại có một ổ gà hay ổ voi bởi sỏi đá bị dồn hết sang một bên. Hơn nữa, ngày nay ở hai bên đường còn được trồng những cây xà cừ, cây bàng to đùng, rợp bóng mát. Những ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát nhau, thay đi cái màu cũ kĩ của những viên ngói, viên gạch được dùng đi dùng lại nhiều lần là những viên gạch mới đỏ chói, những tấm lợp tôn đủ màu sắc làm cho ngôi nhà thật đẹp đẽ và thật kiều diễm. Khi xây nhà xong người ta còn xây những cái cổng thật cao, thật đẹp nhìn rất đã mắt. Cho tới trường học, trạm y tế, … cũng được trang bị đầy đủ hơn. Bây giờ ở quê em đã có trường mẫu giáo, trường cấp một cấp hai và cấp ba riêng rồi. Ngôi trường mẫu giáo em hằng mong ước mà chỉ có thể nhìn thấy trên ti vi đã xuất hiện. Trong trường có đu quay, có cầu trượt, có cả xích đu, và nhiều trò chơi khác mà trước đây em mơ ước đều đã có đầy đủ. Thỉnh thoảng em lại cùng đám bạn giấu bác bảo vệ vào đây chơi đùa cho đỡ thèm, những lúc đó, bao nhiêu kí ức về thời xa xưa lại hiện lên thật rõ nét – cái thời chỉ biết nhìn ti vi và tưởng tượng mình được như thế dù chỉ một lần cũng mãn nguyện. Trường của chúng em thì đã có bàn ghế đầy đủ, có bảng mới rất đẹp, chúng em không sợ mỗi lần lên bảng viết bài sẽ bị các bạn ở dưới chê cười nữa. Bởi bảng mới có các đường kẻ để khi tụi em viết sẽ được thẳng hàng và dẹp hơn. Và chúng em cũng có thêm nhiều thầy cô mới nữa. Hồi đó, những thầy cô dạy toán, dạy tiếng Việt sẽ dạy luôn cả thể dục, âm nhạc và mỹ thuật nữa. Bây giờ, mỗi khi đi học hay đi chơi về muộn em cũng không sợ nữa, bởi có nhiều cây cột điện đang phát sáng vào mỗi tối làm cho con đường trở nên lung linh hơn rất nhiều. Mùa hè chúng em không sợ cái nóng, mùa đông chúng em không sợ cái lạnh nữa. Vì giờ đây, khi hè đến chúng em có những cây quạt điện làm trợ thủ rất đắc lực, còn đông đến thì những chiếc áo khoác đủ màu sắc, những chiếc chăn bông ấm áp mềm mại đã sưởi ấm cho chúng em rất nhiều. Bố mẹ em cùng những người dân ở quê em đã đỡ cực nhọc, vất vả hơn rất nhiều. Trước đây mỗi lần đi làm đồng hay tưới nước cho rau màu thì tất cả đều làm bằng tay, nhưng giờ thì đã có máy móc, đã có các thiết bị tiên tiến nên công sức lao động của mọi người bỏ ra ít hơn nhưng đến vụ thu hoạch lại được nhiều hơn.

Giờ đây quê em như được khoác một màu áo tươi mới hoàn toàn, tất cả mọi thứ từ trong nhà đến ngoài ngõ đều đẹp hơn, sạch sẽ hơn, thoáng mát hơn. Chúng em cũng được tận hưởng những điều tuyệt vời nhất, những điều tốt nhất khi mà đất nước và xã hội ngày một phát triển hơn.

Sáng
9 tháng 1 2017 lúc 19:51

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em.

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

Trang Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trang
10 tháng 1 2017 lúc 10:19

bạn làm thành đoạn văn nhé!Mình viết dưới dạng một đoạn văn cho bạn dễ hiểu và phân tích ra làm nhiều câu

- Dế Mèn sống trong một hang lớn, xung quanh có rất nhiều các con vật nhỏ bé sinh sống.

- Nơi đây rất phong phú và đa dạng bởi nó mang những màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây cối đua nhau khoe sắc hương, những dòng sông thân thương đầy trìu mến và dòng sông này cũng là nơi cua cá tấp nập xuôi ngược mỗi khi cơn mưa lớn ngừng nghỉ.

-hàng cỏ cao lớn hơn các sinh vật nơi đây nên họ có thể chốn chánh những hiểm nguy trong cuộc sống

- đẹp hơn cả là những khi hoàng hôn buông xuống, mọi vật đắm chìm nhuộm một màu cam óng ánh, đâu đây vẫn tiếng nói chuyện rôm rả của các sinh vật nhỏ bé kết thúc giờ làm việc

bài này mình viết chưa được hay lắm, có thế nào mong bạn góp ý để nó hoàn chỉnh hơn

Chúc bạn học tốthihi

Lê Thị Hoàng Ngân
13 tháng 1 2017 lúc 8:22

Em nghĩ nơi sinh sống của hai bạn Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống rất đẹp . Một cánh dồng bao la với những chú cò bay thẳng cánh . Với những bụi tre râm mát vào buổi ban trưa . Có những đấm mây bồng bềnh trên bầu trời xanh thẳm . Các hạt lúa chín nặng trĩu trên cây , thỉnh thoảng hương lúa bay xa đến tận chân trời , như có cảm giác đang bay cùng gió . Có những hồ nước trong veo , những chú các bơi lội thỏa thích . . Các loại chim bay vê đây iếm tôm kiếm tép . anh cò , chị vạc . dì nông , cô cốc . Bạn dế mèn thì có một cái hang sâu tận lòng đất . còn Dế Choác thì có hang nông sát đất . Nhưng quang cảnh lại đẹp biết bao .

Cửu vĩ linh hồ Kurama
12 tháng 1 2017 lúc 10:46

Lực sĩ là người có cơ thể khỏe mạnh , cường tráng , thường là đàn ông , họ có một thân hình đầy cơ bắp với rất nhiều múi , họ to con , đầy lịch lãm

Phương Thảo
12 tháng 1 2017 lúc 11:17

Lực sĩ là người có sức vóc, khỏe mạnh, ăn uống khỏe, thân hình vạm vỡ.

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 1 2017 lúc 11:39

Sáng chủ nhật vừa rồi, trên ti vi có phát sóng một chương trình thi đấu thể dục thể thao, được tổ chức tại nhà thi đấu Văn Tiểu học - Thành phố Hồ Chí Minh. Hôm đó có rất nhiều môn thi hấp dẫn như Vovinara, vật tự do, Karate, bóng bàn, bóng chuyền… nhưng em thích nhất vẫn là môn cử tạ. Nổi bật hơn cả, thi đấu hết mình hơn cả chính là vận động viên cửa tạ Thạch Kim Tuấn đã xứng đáng đoạt Huy chương vàng trong cuộc thi này.

Sau lời giới thiệu của ban tổ chức, lực sĩ Kim Tuấn bước ra sàn đấu giữa tiếng vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Anh rất trẻ, chỉ độ khoảng hai lăm, hai sáu tuổi thôi. Nhưng trong anh to khỏe và nặng kí lắm. Mái tóc đen hớt cao làm tăng thêm vẻ cương nghị của gương mặt chữ điền. Đôi mắt đen sâu và sáng. Lông mày rậm . Anh đang khoác áo đội tuyển Việt Nam . An luôn nở nụ cười thân thiện rất dễ gần. Người

Lực sĩ Kim Tuấn được gọi là đẹp trai, ưa nhìn, có một thân hình trong giới thể thao ccử tạ gọi là cân đối . Anh cao một mét bảy mươi hai , nặng bảy mươi hai kí lô gam. Vai rộng, ngực nở vòng cung, chân tay nổi bắp thịt cuồn cuộn trông mới khỏe mạnh làm sao! Nước da nâu bóng khiến cho anh trông giống như một bức tượng đồng đen sừng sững. Nhìn toàn thân hình người lực sĩ thì chắc hẳn mọi người đều thích và ao ước có được cái thân hình ấy. Một vẻ đẹp cường tráng và như một người mẫu về tầm vóc, được đúc nặn một cách hoàn hảo. Một vẻ đẹp do chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mà có.

Bước vào nơi thi đấu , Lúc này , lực sĩ mặc bộ quần áo lực sĩ màu xanh lam bó sát người và làm vài động tác khởi động. Bắp thịt nổi lên, chúng chạy và hiện dần quanh cơ thể . Anh Kim Tuấn như một tượng đồng rắn chắc đang hiện ra trước mắt em. Lực sĩ Kim Tuấn khẽ nghiêng mình cúi chào khán giả . Cả hai khán đài vỗ tay vang dội, cổ động cho anh. Anh nở nụ cười thật tươi , hít một hơi thạt sâu, thật căng. Nụ cười tự tin vào chiến thắng. Rồi anh Kim Tuấn bắt đầu bài thi đấu của mình. Quả tạ để ngang trước mặt, đó là hai vòng tròn to luồn vào đoạn sắt tròn nhẵn bóng. Anh choãi chân, lấy thế đứng vững vàng rồi cúi xuống nâng tạ. Vài giây trôi qua, cả ngàn ánh mắt hồi hộp theo dõi từng động tác của anh. Bất ngờ, anh nâng bổng hại quả tạ sắt nặng tám mươi kí lô giơ cao quá đầu một cách nhẹ nhàng giữa tiếng reo hò khen ngợi và tiếng hoan hô như sấm động. Một số khán giả ùa lên chúc mừng và tặng anh những bó hoa tươi thắm. Gương mặt lực sĩ rạng rỡ một niềm hạnh phúc.

Có được thành công hôm nay, chắc chắn anh Kim Tuấn đã phải trải qua một quá trình khổ luyện lâu lài. Ngắm nhìn lực sĩ Kim Tuấn , em ao ước ngày mai lớn lên, em cũng sẽ có được một thân hình và một sức mạnh như thế. Điều đó chẳng dễ dàng gì nhưng ông cha ta đã dạy: "Có chí thì nên".

Lê Thanh Tùng
Xem chi tiết
Trần Hoàng Khánh Linh
Xem chi tiết
_silverlining
18 tháng 1 2017 lúc 22:59

Đối với tôi, ngắm nhìn các bạn làm bài là một điều rất thú vị. Việc quan sát mọi người xung quanh giusp tôi hiểu họ hơn và thêm yêu bạn bè của mình. Chúng ta hãy cùng nhau ngắm những người bạn lớp tôi làm bài nhé và để xem các bạn ấy có thật là đang yêu hay không?

Hôm nay, tiết đầu tiên của lớp tôi là tiết Tập làm văn. Trước khi vào lớp, chúng tôi tranh thủ lấy sách ra để xem lại gợi ý về đề bài. Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học bắt đầu. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy nghiêm trang chào cô giáo. Cô cho cả lớp ngồi. cô giáo chép đề bài lên bảng, mọi người chăm chú chép đề. Sự lo lắng bắt đầu hiện lên trên khuôn mặt của mỗi người. Tôi cũng cảm thấy hơi lo bởi đề này phải cần nhiều thời gian thì bài mới hoàn chỉnh được. Tôi hướng đôi mắt về phía An, một trong ba người học tốt môn Ngữ văn nhất lớp tôi. An cũng đang chăm chú đọc kĩ đề bài, đôi chân mày của bạn ấy nhíu lại. Cô giáo dặn cả lớp:

- Các em chú ý đọc kĩ đề bài, làm bài cẩn thận.

Mọi người bây giờ đã chăm chú viết bài. Lớp học thật là yên lặng, chỉ còn tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy, tiếng bước chân của cô giáo, tiếng của những chú chim non ngoài lớp học. Viết xong mở bài tôi buông bút cho đỡ mỏi tay. Các bạn vẫn chăm chú viết. Những gương mặt sáng sủa đang trầm ngâm suy nghĩ. Ngắm nhìn mọi người, tôi cảm thấy yêu mến họ biết nhường nào. Ở lớp tôi, bao câu chuyện vui buồn được cùng nhau chia sẻ. Thật là hạnh phúc phải không các bạn? Tôi đưa mắt nhìn Bích, một người bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng học tập, rèn luyện. Và đây rồi, con mắt tôi đang hướng về Cường, cậu mọt sách của lớp tôi. Khuôn mặt của Cường lúc này có vẻ hơi căng thẳng, đôi tay rắn rỏi của bạn cầm bút thật là nhẹ nhàng. Cường đưa cây bút thật nhanh. Có vẻ như Cường đã viết được khá nhiều rồi. Tôi lại cầm bút và tiếp tục làm bài của mình. Bài văn của tôi được viết một cách rất cẩn thận. Tôi cũng đã viết được gần hai mặt giấy. Lúc này cảm xúc trong tôi đang dâng trào. Tôi viết thật nhanh để theo kịp dòng cảm nghĩ. Cô giáo vẫn lặng lẽ đi quanh lớp, thỉnh thoảng lại cất giọng nhắc:

- Các em nhớ viết cẩn thận đấy!

Tôi rất quý cô, bởi cô luôn có lòng vị tha, sự nhân hậu của một người mẹ. Cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, va chúng tôi cũng luôn coi cô là mẹ. Bài văn của tôi cũng sắp đến kết, nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra ý tượng đặc sắc cho phần kết bài của mình. Chỉ còn khoảng hai mươi phút nữa là hết giờ, lớp đã có khoảng chục bạn làm bài xong. Cô em út của lớp, Thùy Linh thì đang tăng tốc. Và cuối cùng thì tôi cũng viết xong, tôi vươn vai một cái và thẩy rất thoải mái. Tôi đọc lại bài làm của mình. Chỉ còn khoảng mười phút nữa là hết tiết. Hầu hết các bạn đã làm xong và để bài ra đầu bàn. Trong lớp chỉ còn vài ba bạn vẫn loay hoay viết.

Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học đã kết thúc. Tôi đi thu bài làm của các bạn để nộp cho cô giáo. Cả lớp đứng nghiêm trang chào cô. Cô mỉm cười gật đầu chào lại. Chúng tôi bắt đầu ra chơi.

Vậy là một giờ học đã trôi qua rồi các bạn ạ. Tôi cảm thấy rất vui, vì đã hoàn thành tốt bài làm và hiểu thêm về những người bạn học cùng lớp.

li saron
Xem chi tiết
Hoa cỏ may
19 tháng 1 2017 lúc 15:19

Quê hương tôi dòng sông xanh mang cái tên thật lạ lùng: "Ngàn Sâu". Sông mang nhiều màu sắc khác nhau trong ngày. Sớm ra là chiếc áo lụa đào mềm mại mỏng manh mà tôi thường thấy trong những vở chèo. Trưa về sống mang sắc đỏ rực của những đốm lửa mà những ngày đông tôi vẫn ngồi bên cạnh để sưởi ấm. Chiều tà là sự kết hợp hài hòa giữa các sắc cam, sắc đỏ, sắc vàng... Đêm khuya sông được điểm lên mik là vô số những vì sao lấp lánh như những viên kim cương quý giá. Ổi, những ngày hè oi ả sướng nhất là được ngắm mik vào dòng sông mát rượi rồi ăn những que kem mát lạnh thì còn gì sướng hơn nữa. Hàng chục đứa con trai hò réo, ngụp lặn, hắt nước vào nhau làm náo loạn cả một quãng sông. Lũ con gái chúng tôi thì lo xa chỉ dám bơi gần bờ và lúc nào cũng bị bọn con trai chọc quê. Lũy tre xanh du dương tiếng sáo diều đâu đó quanh đây. Nhịp sống vẫn êm ả như mọi ngày, mọi người ra sông gánh nước, giặt giũ, tiếng nói cười rôm rả nhộn nhịp âm vang. Ơi dòng sông quê tôi với ngút ngàn bãi mía, đồng ngô xanh ngát nhẹ nhàng đưa tôi vào tuổi thơ yên bình.

Hoa cỏ may
19 tháng 1 2017 lúc 15:19

có vài lỗi chính tả mong bạn thông cảm

Taylor Hamony
Xem chi tiết
Đinh Hải Ngọc
2 tháng 2 2017 lúc 16:55
Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt để gửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích. Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật mang đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường có của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thía những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.
Đinh Hải Ngọc
2 tháng 2 2017 lúc 16:58

1. Làm giàu vốn ngôn ngữ

2. Chăm đọc sách

3. Nghệ thuật bắt chước người khác ( dùng lời văn của họ để viết cho bài văn của mk )

4. Ba yêu cầu cần có khi viết văn :

- Tưởng tượng dồi dào

- Quan sát tinh tế

- Công phu gọt giữa

Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
15 tháng 2 2017 lúc 10:08

Câu 1: Đọc các đoạn văn trong mục I SGK và trả lời các câu hỏi:

a) Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?

b) Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ờ những từ ngữ và hình ảnh nào? Để viết được các đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì?

c) Hãy tìm những câu vãn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn. Sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?

Trả lời:

a) Đoạn 1: Tái hiện lại hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của chú Dế Choắt.

Đoạn 2: Đặc tả quang cảnh vừa đẹp vừa thơ mộng vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau

Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo và mùa xuân.

b) Những đặc điểm trên được thể hiện qua các hlnh ảnh và từ ngữ trong mỗi đoạn:

- Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

- Đoạn 2: Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác.

- Đoạn 3: Chim ríu rít, cây gạo - tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn nến trong xanh.

* Để viết được các đoạn văn trên người viết cần có năng lực cơ bản là: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.

c) Những câu văn có sự tưởng tượng và so sánh trong các đoạn văn:

- Như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê.

- Như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như dãy trường thành vô tận.

- Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh ...

* Các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, liên tưởng trên đều đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc. Chẳng hạn: So sánh dáng vẻ “gầy gò và dài lêu nghêu” của Dế Choắt với dáng vẻ của “gã nghiện thuốc phiện” đã gợi lên trong người đọc hình ảnh một chú Dế Choắt đi đứng xiêu vẹo, lờ đờ, ngật ngưỡng trông rất bệ rạc ..

Câu 2: Đoạn văn sau đây của Đoàn Giỏi đã bị lược đi một số chữ:

Dòng sông Năm Căn mênh mỏng, nước (...) đổ ra biển ngày đêm (...), cá nước bơi hàng đàn đen trũi (...) giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất (...).

Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở mục 1 đoạn 2 SGK- tr 27 để chỉ ra đoạn này đã bỏ đi những chữ gì? Những chữ bị bỏ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?

Trả lời:

Những chữ bị bỏ đi là: ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch như hai dãy trường thành vô tận.

Những chữ bị bỏ đi đều là động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng và tưởng tượng, làm cho đoạn văn trở nên chung chung và khô khan, không sinh động, gợi cảm.