Hướng dẫn soạn bài Tiếng gà trưa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
kudo shinichi
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
30 tháng 4 2016 lúc 8:41

“Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

 

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

Phạm Tuấn Kiệt
30 tháng 4 2016 lúc 8:50

“Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

 

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

Trần Thị Cẩm ly
30 tháng 4 2016 lúc 14:56

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay. Bài thơ đã khẳng định giá trị và sức sống của nó qua thời gian. Bài Tiếng gà trưa nổi trội mạch cảm xúc và âm thanh tiếng gà ngân vang, như thả neo vào lòng người đọc. Âm thanh Tiếng gà trưa là hình tượng nổi bật xuất hiện và chiếm lĩnh toàn bộ tác phẩm.

Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà Cục.. .cục tác cục ta vang lên xao động tâm hồn người chiến sỹ trên đường hành quân ra chiến trường đánh giặc:

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉ nghe một tiếng gà trưa gióng lên giữa chút thời gian ngắn ngủi mà bao nhiêu cảm xúc ùa về ào ạt, chắc chắn âm thanh đó đã chạm khắc vào tâm hồn nhà thơ ? Điệp từ “nghe” láy đi láy lại 3 lần biểu hiện sinh động nỗi xúc động trào dâng và như sợi giây vô hình níu giữ cho âm thanh tiếng gà lắng vào chiều sâu tâm linh, ngân rung nơi nốt nhớ, xôn xao gọi về kỷ niệm êm đềm, đầm ấm đã qua. Đó là một tuổi thơ mang bao nỗi niềm, đầy thân phận: thiếu mẹ, vắng cha, sống với bà. Chỗ nương tựa chính của người chiến sĩ là người bà già nua, khắc khổ ở một làng quê nghèo. Thiếu vắng tình cảm của mẹ, của cha, người chiến sĩ được bù đắp bởi tình bà. Trong hồi ức người lính tình cảm của bà hàm chứa cả tình mẹ bao dung, đa mang, thương con hết mực, tình cha nghiêm khắc, nặng sâu. Tấm thân gầy guộc của bà ôm trùm hết thảy mọi thứ tình cảm mà cuộc đời không ưu ái dành cho tuổi thơ người lính. Bà buộc phải dồn ghép nghĩa vụ, tình cảm, bồi đắp yêu thương cho những mất mát, thiếu hụt, tổn thất tinh thần nơi đứa cháu. Người cháu sớm nhận ra bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn đều đổ lên đôi vai mỏng mảnh, yếu ớt nơi bà. Thương cháu bà dành tất cả tình cảm nồng đượm, lo lắng, chăm chút nhất để mong cháu nên người.

Nghe tiếng gà trưa, tác giả hình dung dáng liêu xiêu của bà khum soi trứng:

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.

Nhà thơ cũng đọc được nỗi lo lắng của bà khi mùa đông tới:

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Hiện về trong cánh đồng ký ức tuổi thơ còn là tiếng bà vẫn mắng như lời nhắc nhở, chăm chút từng ly ti, luôn giữ gìn dung nhan cháu bé. Đó chẳng phải là lời dặn dò, thủ thỉ, sự quan tâm hết mực của bà? Lời trách mắng sao mà đầy yêu thương đến thế. Tất cả như khảm vào hoài niệm ngọt ngào. Qua âm thanh tiếng gà hiện lên cuộc đời vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó của người bà. Nghĩa là bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ, tình cảm bà - cháu đều gắn với âm thanh tiếng gà.

Đồng hiện cùng ký ức tuổi thơ còn là hình ảnh những con gà mái vàng, mái mơ với ổ trứng hồng đẹp như tranh lụa. In đậm trong cõi lòng nhà thơ vẫn còn ôm trọn cái màu nắng lóng lánh nơi chùm lông những mẹ gà đốm trắng và kỉ niệm tuổi dại thơ tò mò xem trộm gà đẻ trứng. Rồi những khát khao của tuổi thơ mong được quần áo mới có từ tiền bán gà. Chữ “ ôi” nghe tha thiết, đằm sâu một nỗi nhớ khôn nguôi về những tháng năm khốn đốn, khó nhạt nhoà. Cái âm thanh bình dị, thân quen, dân dã ấy sao bỗng trở nên thiêng liêng kỳ lạ trong tâm hồn thi sĩ khi nó gắn với tình cảm bà - cháu và tình quê hương đất nước.

Nhưng tất cả đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, là cảm xúc chân thành, gần gũi của đời sống thường nhật trong gia đình. Bề nổi bài thơ vẫn là tình cảm bà - cháu đằm thắm, sáng trong và vô vàn yêu thương trìu mến. Phần chìm, bên trong bài thơ là âm thanh tiếng gà gắn với biểu tượng của cuộc sống yên bình, hạnh phúc, tượng trưng cho ấm no, nảy nở sinh sôi, rộn ràng, nơi làng quê đông đúc, êm đềm. Đó cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại. Bài thơ ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù đang tâm phá hoại cuộc sống yên lành của cả dân tộc. Khi chúng ta cầm súng đánh giặc thì âm thanh đó còn là niềm khát khao mong đợi, là ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu. Mỗi khi bầu trời và mặt đất không lúc nào ngơi tiếng súng tiếng bom giặc, một chút thanh bình có lẽ cũng là niềm khát khao lớn của con người. Âm thanh tiếng gà trở thành niềm mong đợi chung của mọi con người trong cuộc chiến. Đó cũng là tình cảm chung của thời đại, là sức mạnh chính nghĩa của dân tộc chống kẻ thù hung bạo. Bài thơ còn là lời cổ vũ động viên sức mạnh chiến đấu. Chiều sâu tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm chính là ở chỗ đó. Lắng lại lần nữa qua âm thanh tiếng gà, ta bắt gặp hình tượng tác giả với con người công dân đậm chất sử thi, đồng hiện cùng con người thế sự, đời tư được thể hiện ở phần cuối bài thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Hướng hẳn về người bà để tâm sự, chủ thể trữ tình đã thông qua đó giãi bày được nỗi niềm da diết nhớ, lời yêu thương, lòng kính trọng bà và nguyên nhân của hành động ra trận. Điệp từ vì đi liền nhau, đứng đầu các dòng thơ cùng với các cụm từ khu biệt cung bậc cụ thể tính mục đích càng thể hiện rõ nội dung tư tưởng lớn lao và sâu sắc của bài thơ. Từ âm thanh tiếng gà trưa, tác giả đã triển khai diễn biến tâm trạng trôi theo dòng chảy cảm xúc từ tình bà - cháu, từ kỷ niệm tuổi thơ về hội tụ thành tình yêu quê hương đất nước. Cuồn cuộn trong tình ruột thịt, gia đình là tình cộng đồng, dân tộc. Chúng ta chiến đấu để bảo vệ non sông gấm vóc, để gìn giữ bình yên cho mỗi ngôi nhà, cho âm thanh tiếng gà vang mãi không thôi..

Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn - một thể thơ bắt nguồn từ thể hát giặm Nghệ -Tĩnh và vè dân gian, lại được Xuân Quỳnh sáng tạo, biến cách linh hoạt về số chữ, số dòng thơ nhưng điều đáng nói là nó hồn nhiên, dung dị chân chất như cuộc sống mà vẫn lay động lòng người. Cả bài thơ nhắc lại 4 lần 3 chữ Tiếng gà trưa, nó ngân rung theo mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên của chủ thể trữ tình và đồng thời có tác dụng liên kết các hình ảnh, sự kiện một cách hợp lôgích. Diễn biến tâm lý của chủ thể trữ tình cũng phát triển càng lúc càng đi vào chiều sâu theo âm thanh tiếng gà trưa. Trên đường hành quân người chiến sỹ nghe tiếng gà bỗng bâng khâng, xao động, xúc cảm. Từ xao động, âm thanh tiếng gà rơi vào cõi nhớ để hồi tưởng về tình bà cháu, sống dậy hôi hổi kỷ niệm tuổi thơ. Âm thanh tiếng gà tiếp tục xuyên sâu vào tâm thức, lay vào vùng sóng suy nghĩ để tác giả luận suy bao điều về ý nghĩa cao cả của cuộc chiến.

Như vậy âm thanh tiếng gà trưa cứ được đẩy mãi vào miền ẩn kín, thẳm sâu của con người. Nó chuyển từ cảm nhận bằng cảm tính đến lý tính để con người nhìn nhận, đánh giá, hành động. Âm thanh tiếng gà bình dị, đơn sơ rất đời thường được lọc qua tâm hồn Xuân Quỳnh bỗng trở thành chất thơ ngọt ngào tạo hình, tạo nhạc cho bài thơ vượt thoát qua sự khắc nghiệt của thời gian, đứng vững trong lòng người đọc.

Đỗ Minh Quang
Xem chi tiết
Ngân Hoàng Xuân
29 tháng 6 2016 lúc 20:57

chính nó nhưng hạn chế đăng những câu thế này nhé

Huỳnh Gia Bảo
30 tháng 6 2016 lúc 18:10

Tất nhiên là Everest rồi .

Lưu Hạ Vy
29 tháng 6 2016 lúc 20:57

Everest 

Đơn giản mà

 

Song Tu Co Nang
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Anh Duong
19 tháng 8 2016 lúc 16:43

a. Nghệ thuật : Điệp ngữ

Tác dụng : Nhấn mạnh kí ức tuổi thơ quay về khi nghe tiếng gà trưa.

b.Nghệ thuật : lời ăn tiếng nói giản dị.

Tác dụng : Ta thấy được lời tâm tình của anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, vì xóm làng và về chính người thân của anh - người bà yêu dấu.

c. Nghệ thuật : so sánh.

Tác dụng : Than thân về số phận lênh đênh, chòng chành, ko biết ngày mai sẽ ra sao.

Nhớ tick cho mk nha !

Không Quan Tâm
11 tháng 12 2016 lúc 8:26

a, Nghệ thuật : + Điệp từ '' nghe '' : nhấn mạnh những cảm xúc mới ùa vào tâm trí người ra trận

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nhấn mạnh tình yêu quê hương, làng quê thắm thiết, sâu nặng của nhà thơ

b, + Điệp từ '' vì '' : nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ khi ra trận

+ Liệt kê : thấy đc tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là người bà và ổ trứng hồng tuổi thơ

c, + So sánh : than thân về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa phải chịu vất vả, lênh đênh, phải sống dựa vò người khác

+ Ẩn dụ : làm cho hình ảnh người phụ nữ càng thêm đau khổ, vất vả, lận đận , long đong

ok tin mk ik, câu trả lời chính xác đó

 

Hoàng Tử Hà
3 tháng 7 2017 lúc 14:38

a , Điệp ngữ : Nghe

Tác dụng : Nhấn mạnh sự quen thuộc của tiếng gà trưa . Khi nghe tiếng gà thì dường như những mệt mỏi đều sửa tận , tiếng gà gợi cho người tiến sĩ những kí ức về tuổi thơ .

b , Điệp ngữ : Vì

Tác dụng : Nhấn mạnh ý nghĩa của việc người chiến sĩ đi chiến đấu

c , So sánh : thân em với trái bần trôi

Tác dụng : Diễn tả sự khổ cực , sự bất công của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ

Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
14 tháng 8 2016 lúc 21:05
Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi , bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo ,chân thực của mình.Mở đầu bài thơ :
"Trên đừong hành quân xa
......Tiếng gà ai nhảy ổ
......Nghe gọi về tuổi thơ"
Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ . những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.
"Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng."
Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ,mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai.Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ .Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó,cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
"Có tiếng gà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
......lòng dại thơ lo lắng"
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !
"Dành từng quả chắt chiu
.....cháu được quần áo mới"
Yêu bà,anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ quê hương,bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương :
"Cháu chiến đấu hôm nay
.....bà ơi!cũng vì bà"
Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu".Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc,quê hương.Qua đó,nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tửơng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp  
Thảo Phương
15 tháng 8 2016 lúc 16:55

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng với những tác phẩm thơ nhẹ nhàng, tình cảm và mang những cảm xúc của người phụ nữ vào những tác phẩm thơ của mình. Nhắc tới bà, chúng ta không thể không nhắc tới những bài thơ mang những tình cảm sâu lắng của những người phụ nữ trong tình yêu và tình thân của con người. Những tác phẩm của bà cũng giống như tiếng nói của toàn thể những người phụ nữ của thời kì đó- một thời kì vất vả với biết bao nhiêu khó khăn đặt lên đôi vai gầy của những người bà, người mẹ, người chị. Và trong số ấy, tác phẩm em yêu thích nhất chính là bài thơ “ Tiếng gà trưa”. Bài thơ đã thể hiện một cách thật nhẹ nhàng và sâu lắng về tình cảm bà cháu của một cô thanh niên đi du kích đã nhớ tới người bà của mình khi đang trên đường đi hành quân.

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta

Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh của nhà thơ khi sáng tác “ tiếng gà trưa”. Với những sự gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết. Nhớ nhà, đó là tâm trang rất chung của những người lính trẻ vừa mới bước qua được ngưỡng cửa của tuổi học trò mà đã phải buông cây bút cùng những trang sách để bắt đầu một cuộc sống cầm súng lên bảo vệ quê hương đất nước. Nỗi nhớ nhà ấy không hề xa vời mà được thể hiện một cách vô cùng cụ thể, giản dị. Đó chính là tiếng gà gáy trưa khi người lính trẻ đang dừng chân bên xóm nhỏ đã làm dậy lên cả một miền thương nhớ, làm xao xuyến tấm lòng của những người con người cháu đang mong ngóng được trở về với quê hương.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Điệp từ “ nghe” được nhắc lại liên tiếp tới ba lần như thể hiện nỗi nhớ nhà tha thiết,nồng cháy.  Và để rồi, quê nhà đã”  được hiện lên một cách rõ nét qua tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ của người nữ chiến sĩ. “tiếng tiếng gà trưa” làm cho cô gái nhớ ngay tới “ ổ rơm hồng những trứng”với những chú gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng đẹp đẽ. Nghệ thuật phối sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh như kết nối rất nhiều với những gam màu sắc tươi sáng và nhẹ nhàng, êm dịu như màu vàng của những cô gà mái, màu trắng của ánh nắng hay những màu hồng của trứng và những màu vàng tươi mát của những chú gà con mới nở..

Những cô gà mái mơ, gà mái vàng cũng chính là những kỉ niệm đã đánh thức những kí ức về người bà thân yêu của tác giả: đó chính là những kỉ niệm về những lần người cháu tò mò xem trộm những quả trứng gà và bị bà mắng yêu” gà đẻ mà mày nhìn\ Rồi sau này lang mặt”. bà nhìn từng quả trứng để đó chắt chịu tất cả chỉ để dành cho người cháu của mình, từng quả trứng hồng là từng nỗi lo của người bà để chắt chịu cuối năm đem bán trứng lấy tiền mua những bộ quần áo mới cho người cháu của mình với biết bao nhiêu niềm mong mỏi.

Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

Đó là bộ quần áo giản dị, đơn giản cũng không phải là bộ quần áo đẹp nhất nhưng đó lại là bộ quần áo mang đầy những tình cảm của người bà dành cho người cháu của mình với biết bao nhiêu tình thương yêu và lo lắng, săn sóc cho cháu từng chút một. chính điều đó  đã tạo nên những hạnh phúc cho người cháu trong những năm tháng của tuổi thơ nghèo khó. Tất cả những kỉ niệm ấy đã được nhà thơ miêu tả một cách nhẹ nhàng và cũng đầy tài tình biết bao.

Ôi cái quần chéo co
ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Chỉ những câu thơ đơn giản ấy nhưng lại  như đi sâu vào trong tâm tư của người đọc một cách tự nhiên nhất mà không phải ai cũng có thể làm được.

Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Những hình ảnh của tuổi thơ như lần lượt hiện về, những điều đó đã làm cho người cháu càng cảm thấy yêu quê hương đất nước của mình hơn. Và nhờ có đó chúng ta mới có thể hiểu được, bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ những tình cảm và những hình ảnh đẹp của quê hương mình, của những người thân yêu của mình.. Điều đó như càng giúp chúng ta cố gắng chiến đấu, tiến lên về phía trước.

Nhờ có những câu thơ nhẹ nhàng mà mang nặng những tình cảm bà cháu mà bài thơ đã trở thành một trong nhưng bài thơ hay nhất về tình bà cháu trong thời kì kháng chiến cứu nước. Những hình ảnh của người bà như còn đọng lại mãi trong lòng của những người đọc không chỉ hôm nay mà còn mai sau.

Ngọc Nguyễn Minh
22 tháng 11 2016 lúc 20:39

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay. Bài thơ đã khẳng định giá trị và sức sống của nó qua thời gian. Bài Tiếng gà trưa nổi trội mạch cảm xúc và âm thanh tiếng gà ngân vang, như thả neo vào lòng người đọc. Âm thanh Tiếng gà trưa là hình tượng nổi bật xuất hiện và chiếm lĩnh toàn bộ tác phẩm.

Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà Cục.. .cục tác cục ta vang lên xao động tâm hồn người chiến sỹ trên đường hành quân ra chiến trường đánh giặc:

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉ nghe một tiếng gà trưa gióng lên giữa chút thời gian ngắn ngủi mà bao nhiêu cảm xúc ùa về ào ạt, chắc chắn âm thanh đó đã chạm khắc vào tâm hồn nhà thơ ? Điệp từ “nghe” láy đi láy lại 3 lần biểu hiện sinh động nỗi xúc động trào dâng và như sợi giây vô hình níu giữ cho âm thanh tiếng gà lắng vào chiều sâu tâm linh, ngân rung nơi nốt nhớ, xôn xao gọi về kỷ niệm êm đềm, đầm ấm đã qua. Đó là một tuổi thơ mang bao nỗi niềm, đầy thân phận: thiếu mẹ, vắng cha, sống với bà. Chỗ nương tựa chính của người chiến sĩ là người bà già nua, khắc khổ ở một làng quê nghèo. Thiếu vắng tình cảm của mẹ, của cha, người chiến sĩ được bù đắp bởi tình bà. Trong hồi ức người lính tình cảm của bà hàm chứa cả tình mẹ bao dung, đa mang, thương con hết mực, tình cha nghiêm khắc, nặng sâu. Tấm thân gầy guộc của bà ôm trùm hết thảy mọi thứ tình cảm mà cuộc đời không ưu ái dành cho tuổi thơ người lính. Bà buộc phải dồn ghép nghĩa vụ, tình cảm, bồi đắp yêu thương cho những mất mát, thiếu hụt, tổn thất tinh thần nơi đứa cháu. Người cháu sớm nhận ra bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn đều đổ lên đôi vai mỏng mảnh, yếu ớt nơi bà. Thương cháu bà dành tất cả tình cảm nồng đượm, lo lắng, chăm chút nhất để mong cháu nên người.

Nghe tiếng gà trưa, tác giả hình dung dáng liêu xiêu của bà khum soi trứng:

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.

Nhà thơ cũng đọc được nỗi lo lắng của bà khi mùa đông tới:

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Hiện về trong cánh đồng ký ức tuổi thơ còn là tiếng bà vẫn mắng như lời nhắc nhở, chăm chút từng ly ti, luôn giữ gìn dung nhan cháu bé. Đó chẳng phải là lời dặn dò, thủ thỉ, sự quan tâm hết mực của bà? Lời trách mắng sao mà đầy yêu thương đến thế. Tất cả như khảm vào hoài niệm ngọt ngào. Qua âm thanh tiếng gà hiện lên cuộc đời vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó của người bà. Nghĩa là bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ, tình cảm bà - cháu đều gắn với âm thanh tiếng gà.

Đồng hiện cùng ký ức tuổi thơ còn là hình ảnh những con gà mái vàng, mái mơ với ổ trứng hồng đẹp như tranh lụa. In đậm trong cõi lòng nhà thơ vẫn còn ôm trọn cái màu nắng lóng lánh nơi chùm lông những mẹ gà đốm trắng và kỉ niệm tuổi dại thơ tò mò xem trộm gà đẻ trứng. Rồi những khát khao của tuổi thơ mong được quần áo mới có từ tiền bán gà. Chữ “ ôi” nghe tha thiết, đằm sâu một nỗi nhớ khôn nguôi về những tháng năm khốn đốn, khó nhạt nhoà. Cái âm thanh bình dị, thân quen, dân dã ấy sao bỗng trở nên thiêng liêng kỳ lạ trong tâm hồn thi sĩ khi nó gắn với tình cảm bà - cháu và tình quê hương đất nước.

Nhưng tất cả đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, là cảm xúc chân thành, gần gũi của đời sống thường nhật trong gia đình. Bề nổi bài thơ vẫn là tình cảm bà - cháu đằm thắm, sáng trong và vô vàn yêu thương trìu mến. Phần chìm, bên trong bài thơ là âm thanh tiếng gà gắn với biểu tượng của cuộc sống yên bình, hạnh phúc, tượng trưng cho ấm no, nảy nở sinh sôi, rộn ràng, nơi làng quê đông đúc, êm đềm. Đó cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại. Bài thơ ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù đang tâm phá hoại cuộc sống yên lành của cả dân tộc. Khi chúng ta cầm súng đánh giặc thì âm thanh đó còn là niềm khát khao mong đợi, là ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu. Mỗi khi bầu trời và mặt đất không lúc nào ngơi tiếng súng tiếng bom giặc, một chút thanh bình có lẽ cũng là niềm khát khao lớn của con người. Âm thanh tiếng gà trở thành niềm mong đợi chung của mọi con người trong cuộc chiến. Đó cũng là tình cảm chung của thời đại, là sức mạnh chính nghĩa của dân tộc chống kẻ thù hung bạo. Bài thơ còn là lời cổ vũ động viên sức mạnh chiến đấu. Chiều sâu tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm chính là ở chỗ đó. Lắng lại lần nữa qua âm thanh tiếng gà, ta bắt gặp hình tượng tác giả với con người công dân đậm chất sử thi, đồng hiện cùng con người thế sự, đời tư được thể hiện ở phần cuối bài thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Hướng hẳn về người bà để tâm sự, chủ thể trữ tình đã thông qua đó giãi bày được nỗi niềm da diết nhớ, lời yêu thương, lòng kính trọng bà và nguyên nhân của hành động ra trận. Điệp từ vì đi liền nhau, đứng đầu các dòng thơ cùng với các cụm từ khu biệt cung bậc cụ thể tính mục đích càng thể hiện rõ nội dung tư tưởng lớn lao và sâu sắc của bài thơ. Từ âm thanh tiếng gà trưa, tác giả đã triển khai diễn biến tâm trạng trôi theo dòng chảy cảm xúc từ tình bà - cháu, từ kỷ niệm tuổi thơ về hội tụ thành tình yêu quê hương đất nước. Cuồn cuộn trong tình ruột thịt, gia đình là tình cộng đồng, dân tộc. Chúng ta chiến đấu để bảo vệ non sông gấm vóc, để gìn giữ bình yên cho mỗi ngôi nhà, cho âm thanh tiếng gà vang mãi không thôi..

Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn - một thể thơ bắt nguồn từ thể hát giặm Nghệ -Tĩnh và vè dân gian, lại được Xuân Quỳnh sáng tạo, biến cách linh hoạt về số chữ, số dòng thơ nhưng điều đáng nói là nó hồn nhiên, dung dị chân chất như cuộc sống mà vẫn lay động lòng người. Cả bài thơ nhắc lại 4 lần 3 chữ Tiếng gà trưa, nó ngân rung theo mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên của chủ thể trữ tình và đồng thời có tác dụng liên kết các hình ảnh, sự kiện một cách hợp lôgích. Diễn biến tâm lý của chủ thể trữ tình cũng phát triển càng lúc càng đi vào chiều sâu theo âm thanh tiếng gà trưa. Trên đường hành quân người chiến sỹ nghe tiếng gà bỗng bâng khâng, xao động, xúc cảm. Từ xao động, âm thanh tiếng gà rơi vào cõi nhớ để hồi tưởng về tình bà cháu, sống dậy hôi hổi kỷ niệm tuổi thơ. Âm thanh tiếng gà tiếp tục xuyên sâu vào tâm thức, lay vào vùng sóng suy nghĩ để tác giả luận suy bao điều về ý nghĩa cao cả của cuộc chiến.

Như vậy âm thanh tiếng gà trưa cứ được đẩy mãi vào miền ẩn kín, thẳm sâu của con người. Nó chuyển từ cảm nhận bằng cảm tính đến lý tính để con người nhìn nhận, đánh giá, hành động. Âm thanh tiếng gà bình dị, đơn sơ rất đời thường được lọc qua tâm hồn Xuân Quỳnh bỗng trở thành chất thơ ngọt ngào tạo hình, tạo nhạc cho bài thơ vượt thoát qua sự khắc nghiệt của thời gian, đứng vững trong lòng người đọc.

Haruno Sakura
Xem chi tiết
Phạm Thu Hằng
30 tháng 10 2016 lúc 20:54

Thể thơ 5 tiếng

Trần Đăng Nhất
30 tháng 10 2016 lúc 21:03

Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt

Hoàng Gia Minh
2 tháng 11 2016 lúc 12:42

Bài thơ này viết viết theo thể thơ NGŨ NGÔN

lê thị hương giang
Xem chi tiết
Phương Thảo
7 tháng 11 2016 lúc 10:33

Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. bà chỉ mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của cháu có được cái quần chéo go, cái áo... Hạnh phúc giađình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiên liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như nói gọn cả trong tiếng gà trưa.

 
Windy
Xem chi tiết
Nguyen The Duy
19 tháng 11 2016 lúc 19:58

khó thế

Nguyễn Dương
5 tháng 12 2017 lúc 20:06

Ôi, chúa ơi. Câu này ở đâu mà khó thế!

khai
Xem chi tiết
Phương Thảo
16 tháng 11 2016 lúc 5:19
 

1.

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.
Pham Khanh Chau
6 tháng 12 2017 lúc 21:18

1/trên đường hành quân dừng chân bên xóm nhỏ vô tình nghe thấy tiếng gà trưa từ đó mach cảm xúc của tác giả được khơi dậy

tiếng gà -thính giác

xao động nắng trưa-thị giác

bàn chân đỡ mõi-xúc giác

gọi về tuổi thơ-tâm hồn

2/*bị bà mắng

ổ trứng hồng,gà mái

xóm làng

được bà tặng quần áo mới

*quý trọng yêu thương bà

3/người bà tần tảo sớm khuya,yeu thương cháu của mình

tình bà cháu sâu nặng thắm thía

4/cả 2 vì

1/ta cảm nhận được tình bà cháu giữa tác giả và người bà

2/từ đó tác giả mới có ước nguyện đi hành quân,đó cũng là vì tình bà cháu vì ổ trứng hồng xây dựng nên

3/thế thơ tuy là ngũ ngôn nhưng cũng có đôi lúc gieo vần ít

cách gieo vần phong phú

hình ảnh tuy bình dị nhưng chân thật và giàu cảm xúc

sử dung điệp từ để nhấn mạnh tình iu thương của bà dành cho cháu

so sánh để hình ảnh phon phú hơn, như:con gà mái mơ khắp mình hoa đốm trắng....

sử dụng một số động từ ,từ láy để làm tăng sự chịu khó của bà dành cho cháu

Di Thiên
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:44

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm.Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà

Linh Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:47

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Ý 1: trên là Ý 2

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm.Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.

Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.

Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:

_silverlining
13 tháng 11 2016 lúc 21:00
Bài làm
"Bà" - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ.
Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà "cục tác...cục ta", anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại.... Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
"Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt."
Sợ bị lang mặt, "cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng". Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại "lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà" và mua quần áo mới cho cháu.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. " Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"  
Di Thiên
Xem chi tiết
Phương Thảo
14 tháng 11 2016 lúc 5:35

Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !