Hướng dẫn soạn bài Những câu hát về tình cảm gia đình

Đỗ linh chi
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
6 tháng 1 2017 lúc 19:22

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Bình luận (1)
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
17 tháng 11 2016 lúc 15:10

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Bình luận (1)
Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 9 2016 lúc 19:55

 Độc thoại là hình thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ tình dân gian nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị, tự nhiên những ý nghĩ tâm tư tình cảm của các nhân vật trữ tình. Ở dạng này, nội dung của lời ca hướng vào một ý lớn với ngôn ngữ mang tính tự sự. Hình thức này thường được sử dụng trong sinh hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Đó là những câu hát với những lời lẽ trang trọng kể về sự tích, ca ngợi công đức các anh hùng trong dân ca nghi lễ:

 

Bề trên hiển thánh đời Trần
Một đình một miếu bốn dân phụng thờ
Anh linh bảo hộ từ xưa
Dân khang vật thịnh đội nhờ thánh công...

Bình luận (2)
Mai anh Nguyễn
12 tháng 9 2017 lúc 19:16

hihi

Bình luận (0)
Đào Trần Tuấn Anh
7 tháng 9 2018 lúc 20:36

Độc thoại là hình thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ tình dân gian nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị, tự nhiên những ý nghĩ tâm tư tình cảm của các nhân vật trữ tình. Ở dạng này, nội dung của lời ca hướng vào một ý lớn với ngôn ngữ mang tính tự sự. Hình thức này thường được sử dụng trong sinh hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Đó là những câu hát với những lời lẽ trang trọng kể về sự tích, ca ngợi công đức các anh hùng trong dân ca nghi lễ:

Bề trên hiển thánh đời Trần
Một đình một miếu bốn dân phụng thờ
Anh linh bảo hộ từ xưa
Dân khang vật thịnh đội nhờ thánh công...

tự tham khảo nha ok

Bình luận (0)
Nhok Phuong
Xem chi tiết
Ngo Hoang Minh Anh
21 tháng 9 2017 lúc 10:25

NGHỆ THUẬT:

-Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp...

-Có giọng ngọt ngào mà trang nghiêm

-Diễn tả tình cảm qua các mô-típ

-Sử dụng thể thơ lục bát,lục bát biến thể.

NỘI DUNG:

-Tình cảm đối với ông,bà,cha,mẹ, đối với con cháu luôn là những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng.

Bình luận (0)
Trần Việt
Xem chi tiết
Carol
10 tháng 11 2017 lúc 19:03

Bạn chỉ cần bám sát vào nội dung của bài và dùng hết vốn từ của mìnhhahanếu muốn viết thành đoạn văn hay bài văn thì chờ mình chút nhé

Bình luận (1)
Admin
Xem chi tiết
Đạt Trần
2 tháng 11 2017 lúc 5:18

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Bình luận (0)
Doãn Ngọc Chinh
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 8 2018 lúc 7:04

"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
5 tháng 8 2018 lúc 14:07

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

Bình luận (0)
Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
27 tháng 8 2016 lúc 14:51

a, Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

b,Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:

+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.

+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Phương Linh
27 tháng 8 2016 lúc 15:06

tick nhaleuleu

Bình luận (3)
Trần Hiền
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
28 tháng 8 2017 lúc 11:30

- Nhưng câu hát về tình cảm gia đình : Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca là tình cảm gia đình. Những câu ca thuộc chủ đề này thường là những lời ru của mẹ, lời cha mẹ, ông bà nói với con cháu hoặc ngược lại nó là lời con cháu nói với cha mẹ ông bà nhằm bày tỏ những tình cảm về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt.

- Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người : Các bài ca dao có những giọng điệu, những vẻ đẹp khác nhau, nhưng đều mang một nét chung là tình yêu quê hương đất nước tha thiết... Qua đó thể hiện kiêu hãnh và tự hào về quê hương xứ sở..

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 21:00

Ca dao truyền tải đa dạng về nội dung, và phong phú về đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lời nói mộc mạc, dễ hiểu. Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng : “ Ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hoà hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưõng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người ”. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hoá, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện với nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người Việt Nam

Bình luận (0)