Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
a> Theo em, các tác giả viết những câu thơ này trong hoàn cảnh nào?
b> nhận xét về thái độ của tác giả trong hoàn cảnh ấy
a) Bài thơ được sáng tác vào năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam, có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh. Phan Bội Châu làm bài thơ này để bộc lộ cảm xúc của mình trong những ngày đầu mới vào ngục.
b) Hai câu thơ trên nói về tư thế của nhà chí sĩ đàng hoàng, tự tin, vừa ngang tàn, vừa hào hoa, vừa ngạo nghễ.
"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù."
Hai từ "hào kiệt. phong lưu" nói về tư thế của người cách mạng bất khuất. Ở tù là một tình thế bất đắc dĩ, hoàn toàn bị động nhưng ông xem đó như là chủ động, như là nơi tạm dừng chân để nghỉ. Lời thơ ẩn chứa cái cười hóm hỉnh. Tù ngục là nơi liên quan tới cái chết nhiều hơn sự sống nhưng ông không hề mảy may bận tâm. Ông bình thản và không bao giờ khuất phục bởi cuộc sống ngục tù. Ông vẫn thấy tự do, vẫn thấy thanh thản tâm hồn.
Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ
Giúp mk vs mk đang cần gấp
Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh lãng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.
Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điểm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người.
Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khỉ con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia.
Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.
Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải hạt bắp vàng mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu "lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không". Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó.
Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đôi với quê hương.
Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giới bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.
Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù có cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày.
Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.
câu 1 : những bút pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong loại thơ '' nói chí ''?
câu 2 : trong bài Văn tế Phan Châu Trinh , nói về giai đoạn ở tù Côn Đảo của ông , Phan Bội Châu viết : '' Thân,Dậu,Tuất bấy nhiêu năm tân khổ , khi đào cây , khi lượm đá, giữa bể trần gió bụi vẫn thung dung''. Theo em câu văn tế của Phan Bội Châu đã thực sự lột được khí phách của Phan Châu Trinh như thế nào?
Đọc và trả lời câu hỏi:
1. Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
2. Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
*Câu hỏi:
1. Theo e tác giả viết những câu thơ này trong hoàn cảnh nào?
2. Nhạn xét về thái độ của các tác giả trong hoàn cảnh ấy?
Giúp mk vs. Thứ 4 mk hok r
😢😢😢😢😢😢😢😢😢😢😢😢😢
1.Tác giả viết câu thơ trên khi ông bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì nên bị bắt đày ra Côn Đảo, được làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.
2. Thái độ của tác giả được thể hiện qua câu thơ là một người có khí phách hiên ngang, kiêu hãnh,mạnh mẽ, có sức mạnh phi thường, coi việc ở tù chỉ là chỗ nghỉ chân tạm thời trên con đường cách mạng đầy khó khăn.
- Tác giả là : Phan Bội Châu
- Tác giả viết bài thơ trên khi bị ở trong tù , do bị bọn " Tưởng giới Thạch " bắt
- Thái độ của tác giả ung dung , lạc quan , lẫm liệt ( qua câu thơ " Vẫn là hào kiệt , vẫn phong lưu / chạy mỏi chân thì hãy ở tù ")
Ví dụ | Lỗi về dấu câu |
Tác phẩm "Lão Hạc" làm e vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết vao nhiêu người dân dẽ sốt nghèo khổ cơ cực như Lão Hạc. | |
Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất. | |
Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này. | |
Quả thật, tôi ko biết giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi 1 lời khuyên ko. Đừng bỏ mặc tôi lúc này |
Giúp mk với thứ 6 mk hk r
Ai hok r thì Zúp mk vs
1 .
Thiếu dấu chầm sau từ động
2. Dùng dấu khi chưa kết thúc câu , chuyển dấu chầm sau từ này thành dấu phẩy
3 . Thiếu dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận của câu khi cần thiết , thêm dấu phẩy giữa các từ cam quýt bưởi xoài
4 . Lẫn lộn công dụng của dấu câu : chuyển dấu hỏi chấm thành dấu chấm , chuyển dấu chấm thành dấu hỏi chấm và ở cuối câu là dấu chấm than
a) trao đổi với bạn và hoàn thành phiếu bài tập sau:
ví dụ | lỗi về dấu câu |
1. tác phẩm lão hạc làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão hạc | |
2. thời còn trẻ,học ở trường này.ông là học sinh xuất sắc nhất | |
3.cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này. |
|
4. quả thật ,tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu?anh có thể cho tôi một lời khuyên không . đừng bỏ mặc tôi lúc này |
b) những lỗi thường gặp về dấu câu cần tránh khi viết là gì?
1 . Thiếu dấu ngoặc kép cho từ : Lão Hạc
Thiếu dấu chầm sau từ động
Thiếu dấu phẩy sau từ cũ
2. Dùng dấu khi chưa kết thúc câu , chuyển dấu chầm sau từ này thành dấu phẩy
3 . Thiếu dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận của câu khi cần thiết , thêm dấu phẩy giữa các từ cam quýt bưởi xoài
4 . Lẫn lộn công dụng của dấu câu : chuyển dấu hỏi chấm thành dấu chấm , chuyển dấu chấm thành dấu hỏi chấm và ở cuối câu là dấu chấm than
b) Những lỗi thường gặp khi viết là :
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
- Thiếu dầu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
- Lẫn lộn công dụng của dấu câu
❤ai giúp mk trả lời câu hỏi :"Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về 4 câu thơ cuối của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Đọc xong bài thơ hai hình ảnh đậm nét đọng lại trong tâm trí em. Đó là hình ảnh một người bị kẻ thù đày đọa nhưng vẫn coi thường gian khổ, chết chóc, dáng vẻ vẫn hiên ngang hào hùng. Người chí sĩ xem thực tế khổ ải của lao tù thực dân như một hoàn cảnh để tôi rèn khí phách. Một hình ảnh khác vượt lên hoàn cảnh tù đày, không gian, thời gian, một kẻ “làm trai” nguyện đem tâm huyết và nghị lực để cải tạo thế giới, biến cải cuộc sống thực tại hướng tới một chân trời sáng tươi của đất nước, dân tộc. Hai hình ảnh đó liên kết, đan xen bổ sung cho nhau để dựng nên một tượng đài anh hùng rực rỡ trong dòng văn học yêu nước chông ngoại xâm.
Cuộc đời và thơ văn của Tây Hồ – Phan Châu Trinh sông mãi trong lòng nhân dân Việt Nam anh hùng.
Sai thj thui nha ^-^
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Ông bày tỏ quan điểm cá nhân:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Mượn câu chuyện thần thoại Nữ Oa đội đá vá trời, Phan Chu Trinh nói lên cái chí lớn của đời mình: tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đối với ông, đập đã cũng chỉ là một “việc con con”, còn theo đuổi hoài bão mới thực sự là hành trình gian nan và thử thách. Ông coi thường những vất vả, nhọc nhằn trước mắt để giữ ý chí vững bền và hiên ngang trước kẻ thù.
“Đập đá ở Côn Lôn” – nhan đề bài thơ là về chuyện đập đá nhưng ý thơ không chỉ đơn giản là những cực nhọc trong cảnh tù đầy. Toàn bài thơ hiện lên hình ảnh người tù yêu nước cao lớn sừng sững, đứng hiên ngang giữa đất trờ, bất chấp mọi gian khổ để đi theo tiếng gọi của lý tưởng. Đó chính là tư thế hiên ngang của người anh hung Việt Nam trong những năm chiến đấu vì tự do, độc lập của nước nhà.
2.Lập bảng thống kê về dấu câu theo mẫu dưới đây:(sách ngữ văn 8 chương trình vnen trang 146)
1 Dấu chấm:
-kí hiệu (.)
-Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài
2 Dấu chấm hỏi,
-kí hiệu ( ?)
-Thường dùng ở cuối câu hỏi (câu nghi vấn). Khi đọc phải ngắt câu ở dấu chấm hỏi với ngữ điệu hỏi (thường lên giọng ở cuối câu)
3 Dấu chấm lửng,
-kí hiệu (…) Dấu câu dưới dạng 3 chấm (…) đặt cạnh nhau theo chiều ngang.
-Dấu chấm lửng dùng để :
+ Biểu thị lời nói đứt quãng vì xúc động.
+ Biểu thị chỗ ngắt dài dòng với ý châm biếm, hài hước.
+ Ghi lại chỗ kéo dài âm thanh.
+ Để chỉ rằng lời dẫn trự tiếp bị lược bớt một số câu. Trường hợp này dấu chấm lửng thường đặt trong dấu ngoặc đơn (…) hoặc trong dấu ngoặc vuông […]
+ Để chỉ ra rằng người viết chưa nói hết (đặc biệt khi nêu ví dụ).
4 Dấu chấm phẩy, kí hiệu ( ;) Dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, dấu phẩy ở dưới ( ;)
-dùng để phân biệt các thành phần tương đối độc lập trong câu : + Trong câu ghép, khi các vế câu có sự đối xứng về hình thức.
+ Khi các câu có tác dụng bổ sung cho nhau.
+ Ngắt vế câu trong một liên hợp song song bao gồm nhiều yếu tố. Khi đọc, phải ngắt câu ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt dài hơn so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn so với dấu chấm.
5 Dấu chấm than,
-kí hiệu ( !)
-Dấu câu đặt cuối câu cảm thán hoặc cuối câu khiến, báo hiệu khi đọc phải ngắt câu và có ngữ điệu (cảm hoặc cầu khiến) phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể.
6 Dấu gạch ngang,
-kí hiệu (-) Dấu câu dưới dạng một nét gạch ngang (-),
-dùng để: + Phân biệt phần chêm, xen.
+ Đặt trước những lời đối thoại hay đặt giữa câu để giới thiệu người nói.
+ Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận được trình bày riêng một dòng.
+ Đặt giữa ba bốn tên riêng hay ở giữa con số để chỉ sự liên kết. Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối. (Dấu ngang nối không phải là dấu câu). Dấu ngang nối dùng để nối các tiếng (âm tiết) trong tên phiên âm nước ngoài.
+ Độ dài của dấu ngang cách dài hơn dấu ngang nối.
+ Khoảng cách đôi bên của dấu ngang cách lớn hơn khoảng cách hai bên dấu ngang nối. 7 Dấu hai chấm,
-kí hiệu (:) Dấu câu dưới dạng hai chấm theo chiều thẳng đứng, chấm này dưới chấm kia ( :)
-dùng để báo trước điều trình bày tiếp theo mang ý nghĩa giải thích, thuyết minh.
8 Dấu ngoặc đơn,
-kí hiệu ( )
-Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
9 Dấu ngoặc kép,
-kí hiệu (‘’ ‘’)
-Dấu ngoặc kép dùng để : + Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tên tờ báo, tập san.
10 Dấu phẩy,
-kí hiệu (,)
-Dấu câu dùng để tách các từ, cụm từ về câu như sau : + Tách các phần cùng loại của câu.
+ Tách các vế của câu ghép không có liên từ. Tách vế câu chính và vế câu phụ hoặc các vế câu phụ trong câu ghép.
+Tách thành phần biệt lập của câu.
+Tách các từ, ngữ về mặt ngữ pháp không liên quan đến các thành phần câu (từ cảm, từ hỏi, từ chêm xen, từ khẳng định, phủ định, từ hô gọi).
+ Dùng tạo nhịp điệu biểu cảm cho câu.
sau khi học xong bài đập đá côn lôn, thấy các chiến sĩ gặp bước nguy nan, viết bài TH khó khăn em đã gặp phải.
Nêu những chi tiết hình ảnh nói lên niềm sung sướng hạnh phúc của hồng khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ
giúp mình nha mọi người ơi
+ Cảm giác sung sướng đến òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khi được ngồi lên xe cùng mẹ
+ Cảm giác hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ
+ Những câu văn miêu tả cảm giác bé Hồng: cảm giác ấm áp...mơn man khắp da thịt, hơi quần ảo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu... Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ...
+ Cảm giác vui sướng lâng lâng, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa (câu nói của người cô bị chìm đi).