Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam

Phạm Thu Huyền
Xem chi tiết
Aira
17 tháng 3 2017 lúc 20:26

trạng ngữ viết tắt : tn ; chủ ngữ viết tắt : cn ; vị ngữ viết tắt : vn

câu 1

- Đằng cuối bãi là trạng ngữ

- gai cậu bé con là chủ ngữ

- tiến lại là vị ngữ

Câu 2

- Đằng cuối bãi là chủ ngữ

Chỉ nghĩ thôi nhé

- tiến lại hai cậu bé con là vị ngữ

cũng có thể là :

Đằng cuối bãi tiến lại là vị ngữ

hai câu bé con là chủ ngữ

Bình luận (0)
Nguyễn Thiện Nhân
31 tháng 3 2017 lúc 15:26

-Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.

Trạng ngữ: Đằng cuối bãi

Chủ ngữ: hai cậu bé con

Vị ngữ: tiến lại

-Đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con

Trạng ngữ: Đằng cuối bãi

Vị ngữ: tiến lại

Chủ ngữ: hai cậu bé con

=> Câu thứ hai nhấn mạnh sự xuất hiện tồn tại của người.

Bình luận (0)
Thảo Phương
4 tháng 4 2017 lúc 20:55

a. Chủ ngữ: Hai cậu bé con; vị ngữ: tiến lại --> Câu miêu tả

b. Vị ngữ: Tiến lại; chủ ngữ: hai cậu bé con --> Câu tồn tại Chủ ngữ bị đảo ngược so với câu a

Câu (2) thích hợp hơn, vì: sự miêu tả sẽ tập trung vào hoạt động (tiến lại) của đối tượng, thể hiện được sự bất ngờ trước việc hai cậu bé xuất hiện. Mặt khác, nếu nói hai cậu bé tiến lại thì có vẻ như người quan sát phải biết trước hai cậu bé rồi, sự thực thì đây là lần đầu hai cậu bé xuất hiện.

Bình luận (0)
Nguyễn Xuân Huy
Xem chi tiết
Bùi Khánh Thi
5 tháng 4 2017 lúc 12:26
Bài văn nói chuyện cây tre, kì thực là ca ngợi người nông dân Việt Nam đời đời gắn bó với cây tre. Bên ngoài cũng nhũn nhặn, mộc mạc như cây tre, ở đâu cũng sống khỏe, cũng xanh tốt như tre. Khi có giặc ngoại xâm, đi vào cuộc chiến đấu, người nông dân cũng như cây tre, thẳng ngay, can đảm, bất khuất, dù hi sinh vẫn giữ vững tinh thần: Trúc dẫu cháy, tiết ngay vẫn để. Đó là phẩm giá tốt đẹp, cao quý của con người Việt Nam đã có tự thuở xưa mà ông cha ta đã gửi gắm qua hình ảnh của cây tre bình dị mà thân thuộc.
Bình luận (0)
Thảo Phương
17 tháng 4 2017 lúc 21:00

Sau những năm tháng chiến đấu tàn khốc, cây tre đã xả thân vì dân tộc Việt Nam, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng: giữ nước. Giờ đây trở về với cuộc sống bình yên, tre lại mang một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Hình ảnh khúc nhạc đồng quê, trong tiếng sáo diều bay lưng trời: Biểu lộ những rung động cảm xúc, những tiếng nói tâm tình của con người. Đó chẳng phải là biểu tượng tinh thần của dân tộc đổ sao?Từ hình ảnh măng non trên phù hiệu ở đội viên thiếu niên, tác giả đưa người đọc tới những suy nghĩ về cây tre trong tương lai của đất nước: khi đi vào công nghiệp hoà thì cây tre là biểu tượng của dân tộc nữa hay không? Tác giả đã gợi mở ra một hướng suy nghĩ đúng đắn: Các giá trị văn hoà và lịch sử của cây tre sẽ vẫn còn sống mãi trong đời sống của người Việt Nam, tre vẫn là người bạn đồng hành thuỷ chung của dân tộc ta trên con đường phát triển. Bởi vì tất cả những giá trị và phẩm chất của nó, cây tre đã thành “tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam”Cây tre Việt Nam, Thép Mới đã sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa. Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam, là tư tưởng xuyên suốt toàn bài. Với vẻ đẹp nhân hoà, những phẩm chất cao quí của dân tộc Việt Nam đã hiện lên bình dị qua hình ảnh cây tre. Nhà văn không lên gân, không hề hô khẩu hiệu mà bài văn vẫn có sức truyền cảm sâu sắc và thấm thía tới người đọc: Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Kim Hoàng Oanh
1 tháng 4 2017 lúc 10:37

ồ!sao khó thế?đợi chút nhé để tui còn suy nghĩ,cấm hỏi nhiều.

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Thanh Mai
Xem chi tiết
lê bảo ngọc
20 tháng 3 2017 lúc 18:55

Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
nguyenthithuhang
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Linh
30 tháng 3 2017 lúc 17:12

* Nhân vật Dế Mèn:

- Thiếu sự chăm bẵm dạy dỗ của gia đình, Dế Mèn đã có hành động quá xốc nổi, ngông cuồng, hiếp đáp chị Cào Cào, anh Gọng Vó, khinh thường Dế Choắt – từ chối không cho thông ngách nhà và còn vô tình tinh nghịch gây ra cái chết thảm thương của người bạn láng giềng. Ân hận đấy, nhưng nào sửa đổi được ngay. Dế Mèn trở về với cái tính tự đắc, tự mãn khi được bọn trẻ tâng xưng. Để rồi chính anh Xiến tóc đã “dạy” chàng bài học nhớ đời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu để mãi về sau “trọc trơn lông lốc”.

Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh.

Học tập dế mèn ở chỗ biết hối lỗi sửa chữa, biết giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, phát triễn nhân cách tốt.

* Dượng Hương Thư:

- Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.

* Thầy Ha-men:

- Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:


“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

* Kiều Phương:

- Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
30 tháng 3 2017 lúc 20:36

Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam

Bình luận (1)
Thảo Phương
31 tháng 3 2017 lúc 19:41

*Dế mèn:Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh

-DHT: Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác

-Thầy Ha-men:là một người thầy yêu nghề, niềm tin mãnh liệt vào tiếng nói của dân tộc mình

-KP:ất: Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

Bình luận (0)
Phan Bảo Huân
Xem chi tiết
Trần Thị Kim Ngọc
30 tháng 3 2017 lúc 20:27

Mặt trời ngày càng tỏ

Bông hoa cúc thêm vàng

Trên những nhánh cây cỏ

Lá lại càng long lanh

Ngân nga trên trời xanh

Họa mi vang tiếng hót

Bình luận (1)
Lê Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
đỗ thị hồng hoa
1 tháng 4 2017 lúc 20:33

a) (1)-(a) ;(2)-(c);(3)-(b);(4)-(d)

b) mình chỉ nói chủ ngữ thôi , còn vị ngữ bạn tự làm nhé

(1) bà đỡ Trần

(2) truyền thuyết

(3) ngày thứ năm trên đảo Cô Tô

(4) dế Mèn trêu chị Cốc

c) không phải , chưa phải

Bình luận (1)
Phạm Thu Huyền
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 3 2017 lúc 19:32

1)

- Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

Tre là cánh tay của người nông dân.

Tre là người nhà.

Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Tre là đồng chí chiến đấu

Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu.

- Một số hình tượng nhân hóa:

- Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

- Tre, anh hùng lao động!

- Tre, anh hùng chiến đấu!

Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam.

2) Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn tiến thắng
17 tháng 3 2017 lúc 19:31

nogianroi

Bình luận (0)
Tony Hiền Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
Xem chi tiết
Võ Thị Kim Ngân
Xem chi tiết