Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Tùng
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 2 2021 lúc 7:58

Tham khảo:

“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Chắc chắn, đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng  mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

TP biệt lập: in đậm

Khắc Trường Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Tùng
30 tháng 6 2017 lúc 14:55

Biển đối với đời sống con người có một vai trò hết sức quan trọng và to lớn. Trong tâm thức người Việt, biển là đất nước, là cuộc sống. Biển cả đối với con người thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương.Biển đem lại cho chúng ta nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản: dầu khí, than, sắt, cát thủy tinh…cung cấp nguồn thủy hải sản với trữ lượng lớn: tôm, cá, cua,… Biển gắn liền với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ… Biển có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, tạo nên nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Biển có nhiều lợi ích giúp cho cuộc sống của chúng ta vậy mà lại có một số những hành động của con người làm hại, ảnh hưởng đến môi trường biển như các nhà máy, xí nghiệp thải nhiều chất độc hại; con người khai thác tài nguyên biển quá mức; …Biển cung cấp nguồn tài nguyên đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhân loại nhưng biển cũng cần sự bảo vệ của con người.Chúng ta cần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo ; cũng như tôn vinh những giá trị của nó với sự sống cộng đồng, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Star_Of_Pink
Xem chi tiết
anonymous
22 tháng 4 2021 lúc 0:18

Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Khi ta ở chỉ nơi đất ở 

Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”

Thật vậy, với nhà thơ Huy Cận từng mảnh đất mà ông đặt chân đến sau ngày miền Bắc giải phóng đều bỗng chốc hóa thành thơ, thơ của lòng người rạo rực, thơ của men say cuộc sống mới. Mỗi thi phẩm của ông sau CM tựa như tiếng reo vui như bài hát ngày mới trong hành trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến khúc tráng ca “Đoàn thuyền đánh cá”. Đây là một thi phẩm mang vẻ đẹp hài hòa cả nội dung lẫn hình thức.

Huy Cận là cây bút xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trước CM, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ mang nỗi sầu vạn kiếp “Lửa thiêng”. Sau CM hồn thơ Huy Cận nảy nở trở lại, hồi sinh trong cuộc sống mới. Trong đó đặc sắc nhất phải kể đến khúc tráng ca “ĐTĐC”. Bài thơ được sáng tác năm 1958, sau chuyến thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ gồm 7 khổ được bố cục theo hành trình của một chuyến ra khơi đánh cá. Với sự kết hợp của 2 nguồn cảm hứng: cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động, bài thơ đã tạo dựng một bức tranh lao động với khí thế hăng say, sôi nổi, tuyệt đẹp.

Hai khổ thơ đầu là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn và tâm trạng náo nức của người đi biển. 

Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả bằng hình tượng độc đáo:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.”

Hai câu thơ đầu đã nói lên được thời gian ra khơi của đoàn thuyền - đó là thời khắc của ngày tàn. Ở câu thơ thứ nhất mặt trời đã được so sánh với "hòn lửa"gợi ra một khung cảnh lung linh rực rỡ sắc màu. Dù là thời khắc của ngày tàn nhưng hình ảnh ra khơi qua biện pháp so sánh này vẫn hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ và căng tràn sức sống. Nhưng ngay sau đó thôi, biện pháp nhân hóa đã kéo theo màn đêm đến, bao trùm khắp không gian: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Từng con sóng nhấp nhô xô vào bờ được Huy Cận ví như những chiếc then cài cửa, cẩn thận khóa lại màn đêm. Phác họa được một bức tranh phong cảnh kì diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt tinh tế và trái tim nhạy cảm.

Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi".

 Từ "lại" ý nói lên rằng công việc này dường như đã trở thành một thói quen với những người dân nơi đây. Ba hình ảnh “câu hát”, “cánh buồm”, và “gió khơi” bỗng hòa vào nhau trong một câu thơ. Chính những câu hát vui tươi, hóm hỉnh đó cùng với gió khơi là nguồn động lực đưa chiếc thuyền ra khơi, bắt đầu một hành trình mới, một hành trình đầy cam go và thử thách phía trước. Câu hát là niềm vui niềm say mê hứng khởi của những người lao động với công việc chinh phục biển khơi, làm giàu cho Tổ quốc.

Trong câu hát của người dân làng chài chứa đựng những nỗi niềm mong mỏi tha thiết, vừa hiện thực vừa lãng mạn:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi.”

Từ "hát rằng" mở đầu khổ thơ đã gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài và đó còn là sự hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu. Và để rồi, trong lời hát ngập tràn niềm vui ấy, với việc thủ pháp liệt kê - kể ra hai loài cá có giá trị kinh tế cao - "cá bạc", "cá thu" cùng biện pháp so sánh cá thu với "đoàn thoi" dường như biển cả là một tấm lụa lớn mà đàn cá là đoàn thoi đang vun vút qua lại. Thật thú vị và độc đáo.

Nếu hai khổ thơ đầu nhà thơ miêu tả đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh rất đẹp và khí thế náo nức của người dân đi biển thì bốn khổ thơ tiếp tác giả đã vẽ nên một bức tranh lao động đầy khỏe khoắn: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển bao la, hùng vĩ trong đêm trăng.

Biển rộng lớn mênh mông và khoáng đạt trong đêm trăng sáng. Trên mặt biển đó, có một con thuyền đang băng băng lướt đi trên sóng:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

Giữa bức tranh trời mây lồng lộng, mênh mông biển cả, công việc đánh cá đầy cực nhọc hiện lên một cách đầy thi vị. Bằng tưởng tượng lãng mạn, thiên nhiên như là những người bạn thân thiết, “gió” là người lái, “trăng” là cánh buồm làm cho công việc nhọc nhằn, vất vả trở nên thấy nhẹ nhàng và đầy chất thơ.Cảnh thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, phóng khoáng bởi con người sảng khoái,tự làm chủ bản thân mình. Bên cạnh cái ung dung và say sưa của những người dân làng chài, ta vẫn cảm nhận được cái vất vả của họ. Hằng đêm, họ phải ra đậu ngoài khơi xa, “dò bụng biển”mới có thể đánh bắt được nhiều cá. Chính nhờ sự am hiểu sâu sắc về nghề nghiệp và có niềm cảm thông sâu sắc với những người dân chài tác giả mới có thể vẽ nên bức tranh đầy hiện thực nhưng không kém phần lãng mạn ấy.

Biển giàu đẹp, nên thơ và có nhiều tài nguyên:

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.”

Bằng biện pháp liệt kê, tác giả đã thể hiện sự phong phú và đa dạng về chủng loại của các loại cá. Hình ảnh cá song là một nét vẽ tài hoa, vẩy cá đen, hồng tỏa sáng trên biển nước lấp loáng ánh trăng như những ngọn đuốc giữa biển đêm thăm thẳm. Cái “quẫy đuôi” làm cho bức tranh thật sinh động cùng với nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài vô cùng rực rỡ. “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là một hình ảnh nhân hóa đẹp. Thiên nhiên được nhân hóa “thở” , tiếng thở chính là tiếng rì rào của sóng. Thực ra, đây là hình ảnh đảo ngược vì sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời nơi đáy nước chứ không phải sao lùa bóng nước. Đó là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận khiến cho cảnh vật thêm sinh động.

Biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ. Biển cho con người cá, nuôi lớn chúng ta. Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ để làm đẹp thêm công việc lao động đánh cá trên biển. Câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động. 

Một đêm trôi đi thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say:

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông.

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Những đôi bàn tay kéo lưới nhanh thoăn thoắt gợi lên vẻ đẹp rắn rỏi, khỏe mạnh với những bắp tay cuồn cuộn của người dân làng chài. Từ phía chân trời bắt đầu bừng sáng. Khi mẻ cá được kéo lên những con cá quẫy dưới ánh sáng của rạng đông gợi lên khung cảnh thật huy hoàng, tươi đẹp. Câu thơ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” như tạo một sự nhịp nhàng giữa lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Con người như muốn sẻ chia niềm vui với ánh bình minh.

Khổ cuối miêu tả hình ảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về trong bình minh rực rỡ:

"Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

Đoàn thuyền đánh cá đã ra đi vào lúc hoàng hôn trong tiếng hát và trở về lúc bình minh cũng trong tiếng hát. Những câu thơ được lặp lại như một điệp khúc của 1 bài ca lao động. Nếu như tiếng hát lúc trước thể hiện niềm vui lao động thì tiếng hát sau lại thể hiện sự phấn khởi vì kết quả lao động sau 1 đêm dài làm việc hăng say. Họ trở về trong tư thế mới, “chạy đua cùng mặt trời” và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng. Từ “chạy đua” thể hiện khí thế lao động mạnh mẽ, sức lực dồi dào của người lao động. 

Hai câu thơ kết khép lại bài thơ nhưng mở ra một cảnh tượng thật hùng vĩ, chói lọi. Huy Cận đã rất tinh tế khi miêu tả sự vận hành của vũ trụ. Mặt trời từ từ nhô lên trên sóng nước xanh lam , chiếu tỏa ánh sáng rực rỡ, cảnh biển bừng sáng và còn đẹp hơn với kết quả lao động. Con thuyền chở về khoang nào cũng đầy ắp cá. Mắt cá phản chiếu ánh mặt trời giống như muôn vàn mặt trời nhỏ li ti. Đó thật sự là một cảnh tượng đẹp, huy hoàng giữa bầu trời và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động vất vả.

Đoàn thuyền đánh cá là một thi phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận sau CM. Sức hấp dẫn đối với bạn đọc là bởi giọng thơ khỏe khoắn, đầy chất men say cuộc sống, hình ảnh thơ phóng khoáng, lối nói khoa trương, những liên tưởng thú vị và độc đáo. Đọc thơ Huy Cận ta như được sống lại một thời kì lao động, được bồi đắp thêm vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam.

“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. Bài thơ tràn ngập niềm vui phơi phới, niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình. Đây cũng là bài ca ca ngợi vẻ đẹp lộng lẫy, hùng vĩ và nên thơ của thiên nhiên đất nước qua cái nhìn và tâm trạng hứng khởi của nhà thơ. Bài thơ vừa cổ kính vừa mới mẻ trong hình ảnh, ngôn ngữ. Âm điệu tạo nên âm hưởng vừa khỏe khoắn sôi nổi lại phơi phới bay bổng. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ để cho đến bây giờ đọc lại ta vẫn thấy hay trong khi một số bài thơ khác cùng viết về đề tài này đã rơi vào quên lãng.

 

Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Mong
27 tháng 3 2018 lúc 16:38

Huy Cận là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Trước Cách mạng thơ Huy Cận thường giàu chất triết lí và ngập tràn nỗi sầu nhân thế. Nhưng từ khi Cách mạng tháng Tám thành công thì thơ ông là bài ca dào dạt niềm vui về cuộc đời, là bài thơ mến yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. Ra đời năm 1958, trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ra vùng mỏ Quảng Ninh, “Đoàn thuyền đánh cá” là một tác phẩm mang cảm xúc như thế. Bài thơ miêu tả một chuyến đi khơi của đoàn thuyền đánh cá; là một khúc ca lao động tập thể, khúc ca về vẻ đẹp của thiên nhiên; là niềm vui, niềm ngưỡng mộ của tác giả trước con người và cuộc sống mới.Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc là vẻ đẹp của biển cả, của đoàn thuyền và con người được thể hiện qua đoạn thơ:
“…Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

- Ở vị trí phần giữa của tác phẩm, đoạn thơ nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của biển khơi và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.

- Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng ( có thể bàn thêm). Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.

- Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Thủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca.

- Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:
"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"
Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình:
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Bài hát căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi, bài hát lại vang lên trong công việc, biến lao động cực nhọc thành niềm vui phơi phới, niềm vui lao động, niềm vui được hòa nhập gắn bó thân thiết với thiên nhiên. Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm chất thơ mộng của bức tranh. Người dân chài gõ thuyền xua cá vào lưới, nhưng đây không phải là con người mà là ánh trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ như gõ nhịp vào mạn thuyền xua cá. Hiện thực được trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn, giàu chất thơ. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển cả và con người là cái nhìn tươi tắn, lạc quan, ông như hòa nhập vào công việc, vào con người, vào biển cả.

- Từ đó, cảm xúc dâng trào, không thể không cất lên tiếng hát,bài ca về lòng biết ơn mẹ biển giàu có và nhân hậu:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
Biển ấm áp như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương. Biển là nguồn sống , gắn bó thân thiết, cho ta tất cả những gì của cuộc đời như người mẹ “nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Câu thơ như một sự cảm nhận thấm thía của những người dân chài đối với biển khơi. Đến một lúc nào đó, họ chợt nhận ra biển đã gắn bó với mình từ bao đời, bao thế hệ, thật quý giá và thân yêu biết chừng nào!
III. Kết bài:
- Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la.
- Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.

nguyen minh ngoc
26 tháng 3 2018 lúc 15:43

Có ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng cùa thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.

Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:

“Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.

Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.

Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thỏ của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.

Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cảm xức bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.

Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa.

Trích: loigiaihay.coCó ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng của thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.

Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:

“Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.

Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.

Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thở của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.



Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 3 2018 lúc 17:20

Có ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng cùa thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.

Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:

“Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.

Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.

Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thỏ của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.

Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cảm xức bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.

Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa.

Trích: loigiaihay.coCó ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng của thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.

Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:

“Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.

Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.

Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thở của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.

Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cám xức bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.

Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa



nguyễn thị thanh huyền
Xem chi tiết
NGUYEN THI DIEP
Xem chi tiết
Vy Lan
24 tháng 5 2017 lúc 9:59

Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng nhớ cố hương của tiên thi Lý Bạch, từng rung cảm trước vẻ đẹp của ánh trăng - người bạn tri âm với người tù cộng sản HCM (Vọng nguyệt- NKTT). Và với bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã làm phong phú và giàu có thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc từ ngàn đời.
Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Cảm nghĩ trữ tình của tác giả men theo dòng tự sự này để bộc lộ . Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Ba khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” chính là một lời nói kịp thời, là hình ảnh biểu tượng ẩn chứa triết lí sâu sắc:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể, như rừng. Toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, không mặn mà với vầng trăng. Lúc này trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ tươi đẹp không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng mới có thể dửng dưng.
Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. Tình huống mất điện đột ngột trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, không thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng buyn đinh hiện đại.
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng. Và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia. Tình huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ của nhân vật trữ tình với vầng trăng. Vầng trăng đến đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác.
Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc, dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động, cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng. Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa. Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” .Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và ngững giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.
Vầng trăng đã thực sự thức tỉnh con người:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh “vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà cón có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình dã gấy ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

SỰ CHỞ LẠI
22 tháng 11 2019 lúc 20:04

Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng nhớ cố hương của tiên thi Lý Bạch, từng rung cảm trước vẻ đẹp của ánh trăng người bạn tri âm với người tù cộng sản Hồ Chí Minh (Vọng nguyệt- NKTT). Và với bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã làm phong phú và giàu có thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc từ ngàn đời. Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Cảm nghĩ trữ tình của tác giả men theo dòng tự sự này để bộc lộ . Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của

Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Ba khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” chính là một lời nói kịp thời, là hình ảnh biểu tượng ẩn chứa triết lí sâu sắc:

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể, như rừng. Toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, không mặn mà với vầng trăng. Lúc này trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ tươi đẹp không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng mới có thể dửng dưng.

Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. Tình huống mất điện đột ngột trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, không thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng buyn đinh hiện đại.

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng. Và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia. Tình huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ của nhân vật trữ tình với vầng trăng.

Vầng trăng đến đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác. Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa.

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn.

Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc, dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động, cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng. Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa.

Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nơi có “sông” và có “bể” .Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và những giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương.

Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người. Vầng trăng đã thực sự thức tỉnh con người:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Khổ thơ cuối cùng mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người.

Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước.

Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối.

Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi.

Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng. “Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn.

Ba đoạn thơ này không chỉ hay về mắt nội dung mà cón có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình dã gấy ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
22 tháng 11 2019 lúc 20:10
Sự hồi tưởng về ánh trăng: Điệp từ “hồi” gợi nhắc sự hồi tưởng và gắn bó sâu sắc của trăng với con người. Từ thời thơ ấu, ánh trăng luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, dù đi đâu trăng cũng bên cạnh Vẻ đẹp của ánh trăng: Vầng trăng hiện lên với vẻ đẹp thiên nhiên và hòa hợp với tự nhiên “trần trụi” là sự phô diễn tất cả vẻ đẹp của trăng với thiên nhiên, “hồn nhiên” với cây cỏ, trăng và thiên nhiên là một và vô cùng đẹp Sự quên lãng của nhà thơ với ánh trăng: Giữa nơi thành phố ấy khi ánh trăng đi qua ngõ nhưng tác giả đã không còn nhớ đến trăng Sự tròn đầy, thủy chung và vẹn nguyên của vầng trăng: Ấy vậy mà vầng trăng thì dẫu bao nhiêu năm vẫn thủy chung, tròn đầy tình nghĩa Cảm xúc của nhà thơ khi nhận ra sự lãng quên của mình: Trong hoàn cảnh đối mặt với vầng trăng, tác giả đã xúc động không nói nên lời, tình cảm bỗng trào ra thổn thức, ùa về “có cái gì rưng rưng…”


Khách vãng lai đã xóa
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 11:46

1. "Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh "mặt trời" như "hòn lửa" thật đặc sắc.Không gian được mặt trời tô điểm ,trời chiều ngấn bể rực đỏ một màu như lửa cháy."Mặt trời"nhúng nước,tô điểm cho màu nước,đây là khoảnh khắc huy hoàng của biển khơi.Mặt trời là chủ nhân của vũ trụ,"sóng"-chủ nhân của biển khơi và "đêm"-chủ nhân của thời gian đã buông màn ,cài cửa nghỉ ngơi sau một ngày lao động.Điều đó chứng tỏ ngày đã sang ,đêm đã hết,vạn vật đã đi nghỉ...Đối lập với thiên nhiên là hoạt động của con người,con người bắt đầu một hành trình ra khơi đánh cá.Huy Cận đã dùng nghệ thuật miêu tả gợi hình ảnh đoàn thuyền vui tươi tấp nập ,đoàn kết.Đoàn thuyền ấy đã nhiều lần chinh phục biển khơi,công việc với họ là thường nhật.Đoàn thuyền ra khơi trong tiếng hát,tiếng hát hòa vào gió ,tiếng hát nâng cánh gió,tiếng hát căng cánh buồm vượt sóng ra khơi

Lúc ra khơi câu hát căng buồm đón gió,lướt sóng;lúc trở về con thuyền đầy cá,nhịp chuyển động chậm chạp hơn.Lúc này tiếng hát vẫn hòa vào gió mang thêm vị mặn mòi của biển,của gió khơi cùng người dân chài đưa con người cập bến.Trong bất kì cảnh lao động nào ta cũng thấy tiếng hát được cất lên,điều đó chứng tỏ niềm hăng say,tình yêu lao động của người dân trở về.Đoàn thuyền trở về được nhân hóa,cả con thuyền và mặt trời cùng chạy đua theo thời gian: ''Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi'' Ngày mới đem ánh sáng rực rỡ huy hoàng chiếu khắp không gian trời biển ,xua đi màn đêm đen tối.Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi đã gợi lên sự sống ấm no,hạnh phúc của những người dân lao động đang say mê công việc lao động cống hiến.

Thảo Phương
12 tháng 12 2018 lúc 13:24

Bài thơ đc mở đầu bằng khúc hát hào hứng, phấn chấn của người dân chài tiến ra khơi khi hoàng hôn tới.
"mặt trời xuống biển như hòn lửa
.........
câu hát căng buồn cùng gió khơi"
biển hoàng hôn, hình ảnh mặt trời lặn đc so sánh với hòn lửa bị nhúng vào nc--- cảnh biển rực rỡ của n~ tia nắng cuối cùng xuống dát đỏ cả mặt biển, cùng n~ con sóng bạc đầu tạo ra lấp lánh.
Hoàng hôn mà vũ trụ ko gợi cảm giác tàn lụi mà lại là chuyển động khỏe khoắn và đẹp
- Câu thơ thứ 2 dùng biện pháp nhân hoá: sóng cài then, cài chặt then nhốt ánh sáng bằng 1 động tác "sập cửa" mau lẹ ---- thiên nhiên vũ trụ huyền bí, mênh mang trong màn đêm nhưng cũng gần gũi, thân thuộc như chính ngôi nhà của mỗi con nguời.
- khi thiên nhiên ngưng nghĩ cũng chính là lúc con nguời ngư dân hào hứng ra khơi --- người lao động ko e sợ màm đêm và biển cả.
----nguời lao động hăng say, chủ động ko ngại khó, ngại khổ
+, cụm từ "lại ra khơi " cho thấy đánh cá ban đêm ngoài biển khơi là một công việc quen thuộc, và thường ngày của người ngư dân=== Nhưng dù quen thuộc vậy mà họ ko chán nản mà lại hào hứng và say mê. Đi liền với côg việc là tiếng hát "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi_ câu hát căng buồn cùng gió khơi
== ngay từ khổ thơ đầu, h ả nguời lao động đã song hành cùng tiếng hát

khổ thơ cuối điệp lại cấu trúc của đoạn mở đầu bài thơ nhưng cảm xúc mạnh hơn. Nghĩa là nó giống như là điệp khúc của 1 khúc ca khải hoàn ngập tràn niềm vui chiến thắng giữa con người vơi thiên nhiên
đoạn thơ như dựng lên 1 cuộc đua tốc độ giữa con thuyền và mặt trời. Hai đối thủ này cách xa nhau bởi nó đc nhắc đến ở đầu mút của bài thơ ---- kết qủa: con người chiến thắng nhờ vào tiếng hát tâm hồn lao động hăng say, phơi phới, con người lạc quan làm chủ thiên nhiên, làm chủ số phận
Điiểm nhìn của tg ở khổ cuối là điểm nhìn linh hoạt, chính điiểm nhìn này giúp tg hoàn thiện bức tranh hoành tráng về lao động.
== Hai câu trên "câu hát.. mặt trời" cái nhìn của tg là cái nhìn của 1 trọng tài đang nhìn đoàn thuyền, hướng về đoàn thuyền thấy đoàn thuyền luớt tới hối hả, căg tràn nhựa sống bởi tiếng hát ngập tràn .

--- thêm vào thành công của bài thơ là nhịp thơ thất ngôn cổ điển cân đối và sang trọng, toát ra 1 âm hưởng lãng mạn và hùng tráng --- đoạn thơ sảng khoái và tràn ngập tình yêu với cảm hứng ngợi ca --- sự ngợi ca Thiên nhiên giàu đẹp sức sống và bàn tay lao động kì diệu của con người.

Mình chỉ gợi dẫn cho bạn thôi còn lại là bạn tự làm nhá

Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Mau Muc Tim
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
18 tháng 6 2018 lúc 8:26

Câu 1 :

Hoàn cảnh ra đời bài thơ :

Trong những năm đất nước bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
18 tháng 6 2018 lúc 8:30

Câu 2 :

Ý hiểu về câu thơ :

Sự hoạt động của cá song làm xao động mặt biển , ánh trăng rọi vào bỗng rực rỡ , khác thường.

Câu thơ có nội dung gần gũi :

" Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi " hay " Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông "

Huong San
18 tháng 6 2018 lúc 10:03

Câu 1:

+Hoàn cảnh sáng tác: Khi đất nước trong thời kì đổi mới

Câu 2 :

-Ý hiểu về câu thơ :

+Sự hoạt động của cá song làm xao động mặt biển , ánh trăng rọi vào bỗng rực rỡ , khác thường.

Câu thơ có nội dung gần gũi :

+" Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi "

+" Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông "