Địa lý Việt Nam

Nguyễn Trang
Xem chi tiết
๖ۣۜHoàng♉
2 tháng 5 2017 lúc 21:54

- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

- Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 oC (trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm.

Ayaka
3 tháng 5 2017 lúc 16:06

- Địa hình : đặc tính nóng ẩm đã làm quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm rất dày.

- Thủy chế, sông ngòi : hai mùa nước khác nhau : mùa lũ tương ứng với mùa mưa. Mùa cạn tương ứng với mùa khô.

- Thảm thực vật rừng nhiệt đới và á xích đạo thường xanh với hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, đặc hữu.

- Đất :
_Đất feralit đỏ vàng rất phổ biến ở vùng đồi núi nước ta.
_Đất phù sa

Nguoi Ay
3 tháng 5 2017 lúc 22:15

Địa hình : đặc tính nóng ẩm đã làm quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm rất dày.
-Thủy chế, sông ngòi : hai mùa nước khác nhau : mừa mũ tương ứng với mùa mưa. Mừa cạn tương ứng với mùa khô.
-Thảm thực vật rừng nhiệt đới và á xích đạo thường xanh với hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, đặc hữu.
-Đất :
Đất feralit đỏ vàng rất phổ biến ở vùng đồi núi nước ta.
Đất phù sa

Khánh Linh
Xem chi tiết
T.Thùy Ninh
7 tháng 6 2017 lúc 7:32

+ Đắp đê dọc hai bên bờ các sông.
+ Phân lũ vào các sông nhánh (qua sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.
+ Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà…).
+ Trồng rừng ở đầu nguồn nước.
+ Nạo vét lòng sông.
– Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mặt đê và mặt nước sông mùa lũ rất nhiều.

Ngoc Diep Phan
Xem chi tiết
Hạ Khả Hy
5 tháng 5 2017 lúc 21:39

Khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt:

- Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh và mưa phùm ở miên Bắc và mùa khô nóng ở miền nam

- Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, giông bão. Diễn ra phổ biến trên khắp cả nước

Câu ca dao về thời tiết khí hậu:

- Mưa tháng 7 gãy càng trám

Nắng tháng 8 rám trái bòng

-Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm

v...v....

Bùi thị diễm Trinh
5 tháng 5 2017 lúc 22:08

- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
- Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

VD: Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi
Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa

Bao giờ trời kéo vảy tê
Sắp gồng sắp gánh ta về kẻo mưa

Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạn

Chớp thừng chớp chảo
Không bão thì mưa

Chóp chài đội mũ, mây phủ đá bia
Ếch nhái kêu lia, trời mưa như trút

Chớp đông nhay nháy
Mà gà gáy thi mưa

Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Cò bay ngược, nước vô nhà
Cò bay xuôi nước lui ra biển

Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,
Ấy là điềm mưa gió tới nơi.
Đêm nào sao sáng xanh trời,
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.
Những ai chăm việc cấy cầy,
Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.

Ếch kêu uôm uôm
Ao chuôm đầy nước

Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to.

Lập lòe trời chớp Vũng Rô
Mây che Hòn Yến gió vô Chóp Chài

Mưa tháng bảy gẫy cành trám
Nắng tháng tám rám trái bưởi

Nắng tháng tám nám má hồng

Nắng tháng tám rám trái bưởi

Ông tha mà bà chẳng tha
Làm nên cái lụt hăm ba tháng mười

Nồm động đất, Bấc động khơi

Ráng vàng thì nắng ráng trắng thì mưa

Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng

Sao ló trời nắng, sao vắng trời mưa

Tháng ba bà già chết rét

Tháng Giêng động dài
Tháng Hai động tố
Tháng Ba nồm rộ
Tháng Tư nam non
Tháng Sáu nam dòn
Tháng Bảy mưa bãi
Tháng Tám mưa giông
Tháng Chín mưa ròng
Tháng Mười lụt lớn

Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân

Tháng mười chưa cười đã tối

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão

Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ

Tháng bảy mưa gảy cành trám
tháng tám nắng rám trái bòng

Trời nồm tốt mạ
Trời giá tốt rau

Trời chớp Mũi Nạy, thức dậy mà đi
Trời chớp Đề Di ở nhà mà ngủ
(Ghi chú: các địa danh nói trên ở Khánh Hòa)

Tháng Năm tháng Sáu, mặt trời đi chệch
Tháng Bảy, tháng Tám mặt trời đi xiên
Em là phận gái thuyền quyên
Đừng cho sóng dợn, đò nghiêng nước vào
Đò nghiêng sóng dợn ba đào
Trong dễ thấy đục, nhưng đục nào thấy trong

Ngoc Diep Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Trang
5 tháng 5 2017 lúc 20:41

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

khu vực tây bắc có dãy Pu Đen Đinh và HLS , khu vực BẮC VÀ NAM TRUNG BỘ có dãy trường sơn..các dãy núi này chạy theo hướng TB-Đn nên hướng sông chả theo hướng TB-ĐN, khu vực ĐB có các cánh cung lớn như sông gâm, đông triều, ngân sơn...chạy theo hướng vòng cung nên sông ngòi theo hướng vòng cung..nói chung là do ảnh hướng của hướng chạy địa hình
Bùi thị diễm Trinh
5 tháng 5 2017 lúc 22:47

Dặc điểm của sông ngòi nước ta là:
- MẠng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố ở khắp mọi npơi trên cả nước
+ có 2360 con sông dài trên 10 km, nhưng chủ yếu là sông nhỏ và ngắn (chiếm 93%)
- sông chảy theo 2 hương chính:
+ Hướng TB-ĐN
+ hướng vòng cung
- Sông có 2 mùa nước khác nhau rõ rệt:+ mùa lũ
+ mùa cạn

Bùi thị diễm Trinh
5 tháng 5 2017 lúc 22:48

2/-sông chảy theo hướng vòng cung:Sông lô,gâm,cầu,thương,lục nam,
-sông chảy theo hướng TB-ĐN:Sông hồng,đà,mã,cả,ba,tiền,hậu,chảy

Hạ Khả Hy
Xem chi tiết
Anh Triêt
5 tháng 5 2017 lúc 21:24

Thiên nhiên nước ta có bốn tính chất chung nổi bật, đó là:
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.
- Tính chất đồi núi.
- Tính chất đa dạng, phức tạp.

Bùi thị diễm Trinh
5 tháng 5 2017 lúc 22:46

Thiên nhiên nước ta có bốn tính chất chung nổi bật, đó là:
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.
- Tính chất đồi núi.
- Tính chất đa dạng, phức tạp.

Hạ Khả Hy
Xem chi tiết
Bùi thị diễm Trinh
5 tháng 5 2017 lúc 22:03

-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Cấu trúc địa khá đa dạng.

+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,…)

- Địa hình đồng bằng phù sa mới :

Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thê dày 5000-6000m. Tổng diện tích của các đồng bằng khoảng 70000 km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 4000 km2 . Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm héc ta mỗi năm.


Bắp Nhân
Xem chi tiết
Hoàng Chibi (Crush)
6 tháng 5 2017 lúc 8:04

Các nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài sinh vật nc ta là:

- Môi trường sống thuận lợi: ánh sáng dồi dào, nhiệt độ cao, đủ nước, tầng đất sâu dày, vụn bở.ễ.
- Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), còn có nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ - Mi-an-ma; các luồng này chiếm khoảng gần 50%.

Uyên Dii
Xem chi tiết
_silverlining
7 tháng 5 2017 lúc 11:04

- Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5(X)0 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.
- Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

Uyên Dii
Xem chi tiết
Tề Lão Đại
8 tháng 5 2017 lúc 1:13

- Thực trạng:
+ Ngày nay rừng nguyên sinh ở VN còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc phức tạp hoặc trẳng cỏ khô cằn
+ Có tới 10tr ha đất trồng đồi trọc do bị mất rừng.

+ Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp(chỉ còn 35-38% S đất tự nhiên)

+ Chất lượng rừng giảm sút, những loại cây to, gỗ tốt như đinh, lim, sến..đã cạn kiệt.

*Biệp pháp:

- Nhà nước cần quả lý chặt chẽ vc khai thác và bảo vệ rừng.

- Phát triển mô hình sinh thái dựa vào tài nguyên rừng.

- Tuyên truyền, vận động, người dân không đốt nương, chặt phá cây rừng tự nhiên.

- Trồng cây, gây rừng

- Hạn chế sử dụng các chất hóa học, chất khí độc hại gây biến đổi mt, khí hậu, làm ảnh hưởng xấu đến mt sinh thái tự nhiên.

Nguyễn Thu Lan
Xem chi tiết
ĐỖ THU HIỀN
8 tháng 5 2017 lúc 12:31

2 kiểu

muốn chi tiết hơn thì vui lòng kb nhé

Bình Trần Thị
8 tháng 5 2017 lúc 12:41

nước ta có 4 miền khí hậu :

* Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
* Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
8 tháng 5 2017 lúc 14:43

Nước ta có bốn miền khí hậu:
- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
- Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
- Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.