Địa lý Việt Nam

Do Thi Kim Tien
Xem chi tiết
võ trần tùng dương
29 tháng 5 2017 lúc 13:56

diện tích đất trống đồi núi trọc ở nước ta tính đến nay khoảng hơn 5 triệu ha chiếm 13,01 % đất tự nhiên và chiếm 35,1% diện tích đất có rừng.

Phu Nguyen
Xem chi tiết
Linh Phương
8 tháng 5 2017 lúc 20:26

a)Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

-Ranh giới phía tây-tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

-Các đặc điểm cơ bản:

+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.

+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

- Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

- Tài nguyên khoáng sản giàu than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.

-Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên:

+ Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi.

+ Tính không ổn định của thời tiết.

b)Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

-Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

-Các đặc điểm cơ bản:

+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.

+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

- Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.

- Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).

- Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.

-Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

c)Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

-Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.

- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.

- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

-Đặc điểm cơ bản của miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

- Rừng cây họ Dầu phát triển với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng…Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim ….; dưới nước nhiều cá, tôm.

Thảo Phương
9 tháng 5 2017 lúc 14:49
Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tậy Bắc và Bắc trung bộ Miền Nam trung bộ và Nam Bộ
Phạm vi -Tả ngạn s.Hồng
-Gồm vùng núi Đông Bắc và ĐBSH
Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam
Địa chất -Cấu trúc địa chất quan hệ với hoa Nam (TQ)
-Địa hình tương đối ổn định
-Tân kiến tạo nâng yếu
-cấu trúc địa chất quan hệ với Vân Nam (TQ)
-Địa hình chưa ổn định
-Tân kiến tạo nâng mạnh
-Các khối núi Cổ
-Các sơn nguyên bóc mòn
-các cao nguyên badan
Địa hình -Chủ yếu là đồi núi thấp
-Hướng núi vòng cung
nhiều đ5i hình đá voi
-ĐB.Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo
-Địa hình cao nhất nước
-Hướng TB-DN
-Có nhiều sơn nguyên, co nguyên, đồng bằng giữa núi
-Đồng bằng nhỏ hẹp
-Nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp
-Các khối núi cổ Kontum, các sơn nguyên , cao nguyên
-Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam bộ thấp phẳng mở rộng
-Đường bờ biển nhiều vũng , vịnh đảo.
khoáng sản Than, sắt ,thiếc, vonfram, VLXD Thiếc, sắt , crom ,titan, apatit.. Dầu khí , boxit
Khí hậu -Có mùa đông lạh nhất nước
-Có 2 mùa: mùa đông- mùa hạ
- có mùa Đông lạnh ít
-BTB có gió phơn âậy Nam, hạn hán, bảo
-Khí hậu cận xích đạo
-Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt
Khó khăn Thời tiết thất thường thiên tai :bão, lụt , hạn hán mùa khô thiếu nước
Sinh vật Các loài nhiệt đới và cận nhiệt -Nhiệt đới Nhiệt đới, xích đạo
Tuyet Nguyen
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
8 tháng 5 2017 lúc 19:33

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiệt độ xuống thấp; đặc biệt là các vùng núi cao ở phía Bắc có thể có băng tuyết.

Mk nghĩ là z! Chúc bn hc tốt!

Bùi Thị Thùy Linh
8 tháng 5 2017 lúc 19:36

Miền bắc nước ta nằm ở vĩ độ cao nên chịu sự ảnh hưởng nhiều và mạnh của gió mùa đông bắc

tran duc khoa
9 tháng 5 2017 lúc 10:56

miền bắc nước ta nằm ở vĩ độ cao nên chịu ảnh hưởng nhiều và mạnh của gió mùa đông bắc

Tên Anh Tau
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
9 tháng 5 2017 lúc 15:51

+song ngoi nuoc ta co hai mua nuoc:mua lu va mua can khac nhau ro ret
-Vao mua lu song ngoi dang cao va chay manh .Luong mua mua lu gap hai den ba lan ,co noi gap bon lan luong mua mua can va chiem 70-80%,luong nuoc ca nam

Ngọc Hnue
1 tháng 10 2019 lúc 10:59

Cô sẽ gợi ý đối với câu hỏi này nhé.

Đầu tiên em phải xác định được đặc điểm của khí hậu và địa hinh của nước ta là gì. Sau đó từ đặc điểm đó sẽ liên hệ xem sông ngòi có đặc điểm như thế nào mà phù hợp với khí hậu và địa hình.

Ví dụ:

- Địa hình nước ta có 2 hướng chính là TB - ĐN và vòng cung thì sông ngòi nước ta cũng có 2 hướng chính là TB - ĐN và vòng cung

- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thì sông ngòi cũng mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Lượng mưa lớn, mưa mùa nên sông ngòi cũng nhiều nước, chế độ nước cũng gồm 2 mùa lũ - cạn phù hợp với khí hậu gồm 2 mùa mưa - khô ,...

Chúc em học tốt!

Trường An
Xem chi tiết
qwerty
20 tháng 5 2017 lúc 8:00
Các hồ lớn tại Việt Nam: - Hồ Ba Bể (Bắc Cạn)

- Hồ Thác Bà (Yên Bái)

- Hồ Gươm (Hà Nội)

- Hồ Tây (Hà Nội)

- Hồ Tơ Nưng (Gia Lai)

- Hồ Lăk (Đăk Lăk)

- Hồ Biển Lạc (Bình Thuận)

- Hồ Trị An (Đồng Nai)

- Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh – Bình Dương)

- Hồ Xuân Hương (Lâm Đồng)

Nguyễn Tú Quyên
Xem chi tiết
Như Khương Nguyễn
16 tháng 5 2017 lúc 12:46

- Tự nhiên : là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

- Lịch sử : Việt Nam là lá cờ đầu trong khu vực Đông Nam Á đấu tranh giải phóng dân tộc .

- Văn hoá : nền văn minh lúa nước , tôn giáo nghệ thuật kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực .

Như Khương Nguyễn
16 tháng 5 2017 lúc 12:47

Xin lỗi bạn nhé ! Mình học buổi sáng nên không trả lời sớm cho bạn được khocroi

Heo may
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
24 tháng 6 2017 lúc 13:18

Trình bày vị trí giới hạn vùng biển nước ta.

-Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á .

- Biển Đông trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ana Độ Dương qua các eo biển hẹp.

- Biển Đông có diện tích là 3.447000km2 với hai vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan .

- Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta :

- Đảo xa bờ: + Hoàng Sa (Huyện đảo Hoàng Sa- Đà Nẵng)

+ Trường Sa (Huyện đảo Trường Sa- Khánh Hòa)

- Đảo gần Bờ: + Đảo và quần đảo Vịnh Bắc Bộ: Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng)

+ Đảo và quần đảo ven bờ Duyên hải miền Trung: Cồn Cỏ (Quảng Trị) Lý Sơn (Quảng Ngãi) Phú Quý (Bình Thuận)

+ Đảo và quần đảo ven bờ Nam Bộ : Côn Đảo (Bà Rịa –Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)

*Ý nghĩa :

- Kinh tế -xã hội :

+ Phát triển các nghề truyền thống gắn với đánh bắt cá, tôm, mực… nuôi trồng thủy hải sản tôm sú, tôm hùm…. đặc sản bào ngư, ngọc trai, tổ yến…

+ Phát triển công nghiệp chế biến

+ Giao thông vận tải

+ Du lịch : Bái Tử Long, cát Bà Phú Quốc….

+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống…

- An ninh quốc phòng:

+ Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa

+ Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước

Khánh Hạ
24 tháng 6 2017 lúc 11:53

*Trình bày vị trí giới hạn vùng biển nước ta

Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á Biển Đông trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ana Độ Dương qua các eo biển hẹp Biển Đông có diện tích là 3.447000km2 với hai vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có độ sâu là <100m Biển thuộc lãnh thổ nước ta là 1.000000km2, chiều dài đường bờ biển là 3260km

* Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta

Đảo xa bờ:

Hoàng Sa (Huyện đảo Hoàng Sa- Đà Nẵng) Trường Sa (Huyện đảo Trường Sa- Khánh Hòa)

Đảo gần bờ:

Đảo –QĐ Vịnh Bắc Bộ: Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) Đảo - QĐ ven bờ DH miền Trung: Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận) Đảo và quần đảo vên bờ Nam Bộ: Côn Đảo (Bà Rịa –Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)

P/s (chế tham khảo thử đi)

Bình Trần Thị
24 tháng 6 2017 lúc 13:19

a)

Trình bày vị trí giới hạn vùng biển nước ta.

-Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á .

- Biển Đông trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ana Độ Dương qua các eo biển hẹp.

- Biển Đông có diện tích là 3.447000km2 với hai vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan .

- Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta :

- Đảo xa bờ: + Hoàng Sa (Huyện đảo Hoàng Sa- Đà Nẵng)

+ Trường Sa (Huyện đảo Trường Sa- Khánh Hòa)

- Đảo gần Bờ: + Đảo và quần đảo Vịnh Bắc Bộ: Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng)

+ Đảo và quần đảo ven bờ Duyên hải miền Trung: Cồn Cỏ (Quảng Trị) Lý Sơn (Quảng Ngãi) Phú Quý (Bình Thuận)

+ Đảo và quần đảo ven bờ Nam Bộ : Côn Đảo (Bà Rịa –Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)

Giáp Thu Thảo
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
11 tháng 7 2017 lúc 9:45

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi chiếm tớỉ 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tich.
- Đồi núi thấp (dưới 1000 m) chiếm hơn 60% diện tích cả nước, núi cao (trên 2000 m) chỉ chiếm 1o/o diện tích.

Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
- Địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
- Gồm 2 hướng chính :
+ Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ rệt ở vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
+ Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
- Địa hình Việt Nam phân chia thành các khu vực : khu vực núi cao, các khu vực đồi núi thấp và trung bình, các vùng trung du chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng, các đồng bằng, ô trũng xen kẻ…tạo nên tính đa dạng và phức tạp của địa hình Việt Nam.

Nguyên nhân:Do tác động mạnh mẽ của con người và biến đổi khí hậu.

  Đào Thị Thu Quỳnh
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
10 tháng 7 2017 lúc 22:17

- Đơn giản thôi, ta chỉ cần lấy tổng lượng mưa trong 12 tháng chia cho 12.

Ái Nữ
11 tháng 7 2017 lúc 8:16

Tính trung bình năm: \(\dfrac{\text{tổng lượng mưa các tháng trong năm }}{12}\)

Chúc bạn học tốt

duong thuy Tram
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
18 tháng 8 2017 lúc 21:58

Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.

Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.

Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

tran mi
28 tháng 8 2017 lúc 18:48

ai giả giùm tui với

May Nguyen
14 tháng 9 2018 lúc 22:43

-dấu tích người cổ sống ven biển, đảo nước ta.

->xuất hiện các nền văn hóa cổ: Sa Huỳnh, Cham- pa, Óc- eo.

-biển đảo gắn liền với chiến công hiểm hách, tiêu biểu như chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào các năm 938, 981, 1288,...

-cư dân Đàng Trong đã xác lập chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

-sách Đại Nam thực lục có câu: "Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu".

=>Việt Nam có hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa.