tại sao các ngành kinh tế ở ĐNÁ chủ yếu phân bố ở các vùng đồng bằng ven biển
Hỏi đáp
tại sao các ngành kinh tế ở ĐNÁ chủ yếu phân bố ở các vùng đồng bằng ven biển
vì ở vùng đồng bằng và ven biển có :
-điều kiện tự nhiên thuận lợi
-khí hậu mát mẻ
-nguồn nước dồi dào để trồng cây lúa nước
-nguồn nhân công dồi dào
-đi lại thuận lợi
đèo hải vân nằm ở đâu vậy ? ^-^
Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam
Lập bảng so sánh các khu vực địa hình Việt Nam.
1. Khu vực đồi núi
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
2. Khu vực đồng bằng
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.
– Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
– Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b) Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.
– Diện tích khoảng 15.000km2
– Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
– Bờ biển nước ta dài 3260km
– Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.
nét độc đáo của khí hậu việt nam so với các nước cùng vĩ độ : A nóng khô
B lạnh giá
C mùa đông lạnh , mùa hạ bớt nóng
D mùa đông ấm , mùa hạ nóng , mưa giông ,bão giật
chọn câu nào giúp minh với
sông ngoài nước ta có chế độ nước thất thường do:
A chế độ mưa thất thường
B có năm lũ đến sớm , năm lũ đến muộn
C có năm lũ nhiều , có năm lũ ít
D lượng nước mùa lũ chiếm 70%-80% lượng nước cả năm
chỉ dùm đi milk dg cần gấp nha
nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam ?
Đầy đủ nhất nè:
-Địa hình nước ta với diện tích đồi núi chiếm phần lớn nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Địa hình đồi núi’ chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi.
+ Địa hình có độ cao dưới 1000m chiếm tới 85% diện tích phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc và phía Tây lãnh thổ, địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%.
-Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng với sự phân bậc rõ nét:
+ Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa và có tính phân bậc.
+ Địa hình thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Cấu trúc gồm 2 hướng chính:
• Hướng tây bắc – đông nam: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
• Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
-Địa hình mang tính chất của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Địa hình chịu sự ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Với nền nhiệt cao, trong năm có gió mùa hoạt động vào mùa đông và mùa hè.
+ Địa hình bị chia cắt mạnh do sự mưa lớn tạo dòng chảy bào mòn địa hình.
-Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người
+ Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ đang tác động không tốt tới
địa hình nước ta.
+ Các quá trình khai thác có tác động mạnh mẽ làm biến đổi địa hình đó là: khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, đốt rừng làm nương rẫy…
Câu 1: Chứng minh Việt Nam là một nước giàu tài nguyên.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam nêu những giá trị kinh tế của sông ngòi.
Câu 3: Chứng minh những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại. Liên hệ thực tế ở địa phương em.
Câu 4: Trình bày đặc điểm :
a) Địa hình.
b) Khí hậu.
c) Lịch sử phát triển lãnh thổ của nước ta.
Câu 5: Tình hình phát triển của ASIAN
p/s: Giúp mk nha. tại mk sắp thi rồi
Thầy cô bb học 24h đâu hết rồi.
Câu 1: Chứng minh Việt Nam là một nước giàu tài nguyên.
Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản:
+Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình,đa dạng về chủng loại (5000 điểm khoáng sản,68 loại)
+Phần lớn khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ,một số khoáng sản có trữ lượng lớn như:sắt than thiếc croom,dầu mỏ....
+Ngoài ra để trả lời câu hỏi em cần nêu rõ một số loại khoáng sản tiêu biểu,pham vị phân bố của chúng nhé =))))
Để bài làm thêm chắc chắn hơn em có thể bổ sung lí do tại sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.Lí do là:
+lịch sử cấu tạo địa chất lâu dài phức tạp
+Vị trí tiếp giáp hai vòng đai sinh khoáng lớn là TBD và ĐTH
+sự phát hiện thăm dò tìm kiếm có hiệu quả
+nhiều chu kì kiến tạo sản sinh một hệ khoáng sản đặc trưng
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam nêu những giá trị kinh tế của sông ngòi.
Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
Câu 3: Chứng minh những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại. Liên hệ thực tế ở địa phương em.
Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới.
- Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống.
- Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời.
Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai: bão , lũ, hạn hán , gió phơn ,vvv...
- Đất dễ xói mòn khi có mưa bão.
- Sâu bệnh phát triển cao.
- Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn.
Câu 1: Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản vì
- Ngành địa chất Việt Nam đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác
- Phần lớn các khoáng sản của ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vòi, sát, crôm, đóng, thiếc, bôxit (quặng nhôm)
Câu 2: Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
1 Nêu vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có nhún thuận lợi và khó khăn gì trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
2 Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta
3 Nêu đặc điểm chung của khí hậu nước ta?
4 Nước ta có mấy kiểu khí hậu ? nếu nét đặc trưng của từng khí hậu ?
5 Trong gió mùa đông bắc thời tiết và khí hậu bắc bộ, trung bộ, nam bộ, có giống nhau nhau ko? vì sao?
vì sao phần lớn sông ngòi việt nam đều nhỏ, ngắn , dốc?
Các bạn trả lời hộ mình câu này nhé ^^~. Chúc các bạn đạt điểm cao trong kì thi tới
Phần lớn sông ngòi Việt Nam đều nhỏ, ngắn, dốc vì:
- Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển.
- Địa hình nước ta có nhiều đồi núi (chiếm 3/4 diện tích), đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy ngắn, dốc.
phần lớn các sông việt nam nhỏ và dốc vì:
-lãnh thổ nước ta hẹp về bề ngang (7 kinh độ),sông ngòi nằm sát ra ven biển nên sông nhỏ
-địa hình chủ yếu là đồi núi (chiếm 3/4),các khối núi đâm sát ra ven biển làm cho các sông (dòng chảy)thường bị ngắn ,dốc
so sánh hệ thống sông ngòi Bắc Bộ và sông ngòi Nam Bộ ? Giải thích tại sao sao sông ngòi Nam Bộ chế độ nước điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ
GIÚP MINH NHA
Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> Do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.
Cả 2 câu mình trả lời gộp.