Liên môn học sinh đạt giải:
Chủ đề: Ươm cây chiết cành như thế nào?
Liên môn học sinh đạt giải:
Chủ đề: Ươm cây chiết cành như thế nào?
Một chút lý thuyết... Chiết cành hay còn gọi là nhân giống cho người trồng nhiều lợi thế. Thế nhưng kỹ thuật đơn giản này lại thường làm những người mới trồng đắn đo. Trong bài này bạn sẽ hiểu về sinh học của cây, cành... và thực hiện chiết cành như một kỹ thuật đơn giản cần thiết. 1. Sinh lý học của cây Trong cây, nước có chứa muối được hòa tan và hấp thụ bởi rễ cây sau đó được chuyển lên phía trên cao của cây qua đường ống của thân cây. Trên ống của thân cây có chứa nhiều đường dẫn dinh dưỡng. Những đường dẫn này là những tế bào chết có hình dạng ống. Những ống này phân bố nước và hợp chất dinh dưỡng hòa tan ở bên trong cho toàn bộ cây. Đường (Gluco) được tạo ra trên lá cây nhờ phản ứng quang hợp sau đó được chuyển bằng những đường dẫn trên vỏ cây (những tế bào sống) xuống dưới rễ để cung cấp đường (Gluco) cho rễ (cây quang hợp được nhờ CO2 trong không khí, Ánh sáng của đèn và nước được cung cấp từ những đường dẫn dinh dưỡng vừa nói). Thực tế thì cây không thể tự bơm nước qua ống dẫn của thân cây để cung cấp lên phần trên của cây. Việc này được thực hiện bởi một hệ thống vật lý đơn thuần - Sự thoát hơi. Trên lá của cây phần dưới có những lỗ khí (Nơi xảy ra phản ứng quang hợp). Những lỗ khí này sử dụng nước có trong không khí và từ rễ cây cung cấp để quang hợp --> sự thoát hơi nước ---> tạo ra áp suất cao từ đó nước ở phía dưới có thể dễ dàng chuyển tiếp tục lên phía trên nhờ sự chênh lệch áp suất này. Hiện tượng vật lý đơn giản này còn gọi là sự thoát hơi nước, nó đảm bảo cho cây luôn lấy được nước từ rễ cây. Khi cây không được tưới hoặc sức nóng trong không gian trồng cỏ quá lớn thì những lỗ khí trên cây sẽ đóng lại để tránh việc thoát hơi nước xảy ra (việc này làm chậm sự phát triển của cây). Trong một cành được chiết, hiện tượng thoát hơi nước vẫn tiếp tục xảy ra dưới ánh đèn (quang hợp) nhưng yếu hơn nhiều do cành được chiết khi cắt ra từ cây chưa có rễ để hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng có trong đất. Để hạn chế sự thoát nước của cây thông thường khi chiết cành người ta cắt bớt lá của cành được chiết đi để cân bằng sinh lý cho cành được chiết (nhưng cung ko cắt nhiều quá bởi cành sử dụng để nhân giống cũng cần lá để quang hợp nhằm cung cấp đường cho toàn bộ cành). Để cây có thể phát triển và nở hoa, cây cần có nhiều lá và nhiều nước, bởi thế cây cần nhiều rễ để có thể cung cấp nước cùng chất dinh dưỡng cho cây. Cành dùng để chiết sẽ sử dụng hóc môn Auxine có sẵn trong cành và hóc môn này sẽ làm thay đổi những tế bào của cành này tạo ra 1 khoảng phồng lên ở đoạn cuối của cành và từ phần phù lên này sẽ phát triển ra nhiều rễ cây. Trong cành cây thường có tỉ lệ hóc môn Auxine (tạo rễ) rất ít, cần khoảng 1 tháng để cành được chiết có thể mọc rễ nếu ko có sự trợ giúp của những hóc môn bên ngoài. Để giảm bớt quá trình tạo rễ của cành được chiết, người ta sử dụng hóc môn trợ giúp có dạng gel hoặc bột, hiệu quả cũng giống nhau nhưng cách sử dụng khác nhau một chút. 2. Những yếu tố để chiết cành thành công2.1. Nhiệt độ : Nhiệt độ là yếu tố quan trọng. Cần phải sử dụng lồng kính hoặc để những cành được chiết trong 1 không gian đủ ấm và giữ ở nhiệt độ này liên tục. Cần phải tránh sự thay đổi nhiệt độ quá thường xuyên. Không khí càng bí thì khả năng thành công càng cao - do đó thường người ta xếp những cành được chiết sát lại với nhau trong một lồng kính. Nhiệt độ có thể để giao động từ 18-22 độ là tốt nhất. Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì khoảng nhiệt độ để thành công là 18-25, nếu giảm xuống thấp hoặc cao hơn mức này thì khả năng thành công không cao, tốt nhất là để ở nhiệt độ 22-23 độ liên tục trong thời gian ươm cành này nếu bạn có thể. 2.2. Độ ẩm : Điều kiện độ ẩm cũng ko kém phần quan trọng so với điều kiện nhiệt độ. Cành được chiết cần ở trong điều kiện độ ẩm rất cao (khoảng 90%). Để giữ độ ẩm ở mức này người ta thường sử dụng bình phun sương (bình xịt nước cho cây), nhưng thông thường khi cây thoát hơi nước ở trong lồng cũng đủ để giữ độ ẩm này trong lồng chứa cành được chiết. Thi thoảng cần mở lồng ươm cành ra để cho thoáng khí và lau chùi những giọt nước bám vào nắp của lồng, việc này giúp cành có không khí mới để sử dụng và cũng tránh được nấm mốc do độ ẩm quá cao. Thường trên nắp của lồng ươm cành có một vài lỗ để thoát bớt hơi nước dư thừa. 2.3. Ánh sáng : Nhu cầu ánh sáng của cây trong giai đoạn này rất ít, nhưng nếu không có ánh sáng thì những cành được chiết sẽ dài ra, mất màu sắc và cuối cùng sẽ chết. Để cung cấp ánh sáng cho cây cần để cây gần nguồn sáng. Có thể để cây dưới ánh sáng tự nhiên (sau cửa sổ chẳng hạn) hoặc ánh sáng nhân tạo (đèn tuýp, đèn MH hoặc HPS --> cho ánh sáng nhiều quang phổ màu xanh thích hợp với nhu cầu của cành được chiết). Cần chiếu sáng khoảng ít nhất 10h một ngày và nếu có thể thì 18h một ngày, nhiều người trồng cỏ đặt cây dưới ánh đèn liên tục 24h. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì cành được chiết sẽ mọc rễ nhanh nhất với bóng đèn tuýp thông thường để cách ngọn của cành khoảng 20cm. Mình cũng có thấy tại Grow shop hiện có bán những bóng đèn túyp chuyên dùng cho việc ươm cành. 2.4. Những ứng cử viên sáng giá để ươm cành: Một cành mập mạp ở phía dưới của cây nhưng không quá già (hóc môn Auxine tập chung nhiều hơn ở những cành phía thấp), có ít nhất 2 đốt (2 tán lá) và nhiều lá non có chiều dài ít nhất 3-4cm và chiều dài dài nhất là 10cm cho nhiều cơ hội thành công hơn những cành khác. 3. Thực hành và hình ảnhChiết cành & Ươm cành kiểu cổ điển Dụng cụ cần thiết: - 1 cây mẹ (hoặc cành do người khác đưa cho)- 1 cốc nước- 1 cuộn giấy nilon và một hộp bằng nhựa ---> để tự tạo lồng ươm cành. Nếu có thể bạn nên mua lồng để ươm cây tại các growshops.- 1 chiếc kéo hoặc dao lam (cần rửa qua cồn trước khi dùng để tránh nhiễm trùng cành - điều này thi thoảng cũng xảy ra).- Hóc môn để chiết cành (không bắt buộc nhưng nếu có sẽ giảm được rất nhiều thời gian tạo rễ).- Rockwool hay sản phẩm chiết cành của Jiffy (không bắt buộc nhưng nếu có sẽ rất tốt). * kinh nghiệm cá nhân: sản phẩm Clonex được sử dụng rất rộng rãi tại thời điểm hiện tại cho việc mọc rễ tiến triển nhanh chóng với tỉ lệ thành công rất cao3.1. Bước 1 : Cắt cành được chiết: Những cành không quá già, dài 5-7cm có ít nhất 2 tán lá và ngọn đang phát triển khỏe mạnh phía dưới gần gốc cây. Cành sau khi cắt được ngâm vào cốc nước (để cho sự vận chuyển nước trong cành được diễn ra liên tục và tránh cho không khí lẫn vào trong lỗ hút của cành --> nếu điều này xảy ra thì cành sẽ không có khả năng sống sót mà chết như kiểu bị úng thân sau đó vài ngày).3.2. Bước 2 : Chuẩn bị chất nền để dâm cành được chiết. Nếu bạn sử dụng chất nền Rockwool thì cần phải làm tamponnage để giữ cho pH ổn định. Nếu bạn sử dụng sản phẩm của Jiffy thì cũng cần ngâm những chips này vào nước trước khi sử dụng. Nếu bạn chỉ dùng đất thì cũng cần tưới nước cho đất ẩm. Chuẩn bị hóc môn trợ giúp tạo rễ (Clonex). Nếu bạn sử dụng hóc môn dạng bột thì chú ý ko để bột bám vào diện tích bề mặt cắt trên cành (tránh để bột chặn đường dẫn nước của cành).3.3. Bước 3 : Cắt những lá bên dưới của cành, giữ lại 1 hoặc 2 lá non3.4. Bước 4 : - Sử dụng gel (Clonex): trong khoảng 2-3mm dưới của đốt cành, cắt vát đi với dụng cụ sắc để tạo thành bề mặt tiếp xúc rộng nhất có thể --> giúp cành hấp thụ nước nhanh hơn. Sau đó cho ngay vào gel (2-3cm). - Sử dụng hóc môn dạng bột: trong khoảng 1cm dưới đốt của cành, áp dụng trên 2-3cm.3.4. Bước 4 bis : Bước này nếu người dùng sử dụng hóc môn dạng bột. Cần phải cắt lại lần thứ 2 sau khi nhúng cành vào bột lần thứ nhất (khoảng cách 2-3mn dưới đốt cành sau khi đã nhúng vào bột). Ngược lại với chất gel dễ dàng được cành hấp thụ, những hóc môn dạng bột nếu bao phủ lấy cành thì sẽ gây cản trở cành được chiết hút nước ở phía dưới lên dẫn đến tỉ lệ thành công rất thấp). 3.5. Bước 5 : Để cành được chiết trong chất nền (Rockwool hay sản phẩm chips của Jiffy hay đất ướt). Sau đó bịt lỗ lại để cho chất nền tiếp xúc với cành và cũng để tránh ánh sáng có thể làm hỏng hoạt động của hóc môn trợ giúp mọc rễ.3.6. Bước 6 : Để những cành này vào "lồng ươm". Có thể sử dụng những hộp có nắp trong suốt và có thể giữ ẩm, trước khi đóng nắp cần xịt nước vào trong hộp để tăng độ ẩm (khoảng 90% là đẹp).Một cách làm khác: Nguyên lý cũng như trên nhưng thay vì cắt cành dứt khoát bằng dụng cụ sắc thì người ta kéo cành lấy cả 1 phần vỏ cây (kỹ thuật này ko được khuyên dùng trên những cây mẹ). Cách làm này tạo điều kiện cho cành được chiết phát triển rễ dễ dàng hơn. Chú ý: cách làm này ko được khuyên dùng nếu bạn sử dụng hóc môn trợ giúp mọc rễ dạng bôt, hoặc nếu sử dụng phải thật chú ý ko để bột phủ lên bề mặt tiếp xúc giữa những ống dẫn của cành và chất nền. 4. Tiếp theo ? Trong khoảng từ 6-15 ngày rễ sẽ mọc ra với những điều kiện về ánh sáng, độ ẩm... như đã nói ở phần trên. Khi rễ đã đủ nhiều thì cần phải chuyển cây sang chậu nhỏ. Khi sử dụng Hydro để trồng cây, người ta để nhẹ nhàng trong những chất nền to hơn tránh làm hại đến rễ mới mọc còn yếu. Nếu những lá phía dưới của cành được chiết chuyển sang màu vàng vào giai đoạn cuối của sự mọc rễ thì đó là chuyện bình thường, lý do là cành đã sử dụng đường dự trữ trong những lá phía dưới này để cung cấp năng lượng cho cây để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cần loại bỏ những lá này sau khi chuyển cây sang chậu nhỏ. Lúc này nếu bạn có thể thì nên cung cấp những chất dinh dưỡng Root Bosster để trợ giúp cho rễ phát triển nhanh trong chất nền mới. Tới khi sự phát triển của cây ổn định lại thì bắt đầu áp dụng nhưng chất dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển như bình thường. Nếu sử dụng chất nền trong kỹ thuật trồng Hydro thì lúc này cần đặt trong 1 chậu có 1-2cm nước dưới đáy (mực nước không được cao hơn 1/4 so với chiều cao của chất nền để tránh làm rễ nghẹt thở). Đến khi rễ đã phát triển vượt ra ngoài chất nền thì đây là thời điểm để chuyển cây sang bi đất sét, đất dừa hay aeroponie... ***Chiết cành trực tiếp trên cây: Còn một phương pháp chiết cành trực tiếp trên cây cho kết quả thành công gần như 100% thích hợp với những người trồng cây trong tủ nhỏ không có diện tích để nhân giống:
So sáng cụm từ ''ta với ta'' trong bài ''Qua đèo Ngang'' và bài ''Bạn đến chơi nhà''
(+) Qua đèo ngang
+ Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình
+ Sự cô đơn , nhỏ bé trước thiên nhiên bao la , rộng lớm
(+) Bạn đến chơi nhà
+ Chỉ tác giả với người ban
+ Sự chan hòa , sẻ chia giữa 2 người bạn , vượt qua cơ sơ vật chất luôn thắm thiêt và đầm ấm
(+) Qua đèo Ngang:
- Cụm từ "ta với ta" chỉ một mình tác giả với nỗi niềm chính mình, với cảm xúc bản thân.
- Thể hiện sự cô đơn, nhỏ bé trước thiên nhiên bao la, mênh mông, bát ngát, rộng lớn.
(+) Bạn đến chơi nhà:
- Chỉ tác giả với một người bạn thân của tác giả.
- Sự chan hòa, ấm cúng, sẻ chia giữa hai người bạn lâu ngày chưa gặp, vượt qua cơ sở vật chất luôn thắm thiết và đầm ấm.
Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với
ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.
giong nhau : đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
khác nhau :
-trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
-trong bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan:
+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự
gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi
So sánh cách thức biểu cảm của của các bài ca dao trên với các cách biểu cảm trong những đoạn văn sau. Sau đó, em hãy sắp xếp cách biểu cảm của bài ca dao và 12 đoạn văn vào bảng bên giới cho phù hợp (trang 46, SGK Vnen 7)
Bài thơ phò giá về kinh ra đời trong hoàn cảnh nào
Bài thơ ''Phò giá về kinh'' ra đời trong hoàn cảnh :
+ Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Từ và giải thắng kinh đô năm 1285
+ Phò giá hai vua Trần về kinh đô Thăng Long là cảm hứng sáng tác bài thơ này
Phân loại các từ ghép Hán Việt: sơn hà, xâm phạm, giang sơn, quốc gia, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc.
-Từ ghép đẳng lập:
-Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập : sơn hà, xâm phạm, giang sơn
Từ ghép chính phụ : quốc gia, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc
Các từ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc từ ghép chính phụ. Trật tự các yếu tố trong các từ này giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại, bởi yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
- Các từ: thiên thư, thạch mã, tái phạm cũng thuộc loại từ ghép chính phụ. Nhưng trong các từ ghép này trật tự các yếu tố có sự khác biệt so với trật tự tiếng Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
Cảm nghĩ của e về bài thơ : Nam quốc sơn hà .
Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)
Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.
Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.
Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.
Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!
Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.
Việt Nam có truyền thống lịch sử lâu đời với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài của lịch sử, dân tộc ta luôn là “miếng mồi béo bở”, là đối tượng xâm lăng của những kẻ ngoại xâm. Nhưng, dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống kiên cường bất khuất, có lòng tự tôn dân tộc mạnh mẽ. Vì vậy mà bao dấu chân quân thù cũng bị cha ông ta đánh đuổi khỏi bờ cõi. Trong các tác phẩm thơ văn, đãcó rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước này. Tác phẩm “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một trong những bài thơ tiêu biểu về lòng yêu nước, về ý thức tự tôn dân tộc. Bài thơ được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, bởi đây cũng là lần đầu tiên có một tác phẩm thơ văn khẳng định hùng hồn, đanh thép về chủ quyền, về độc lập như vậy.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là bài thơ tuy có bốn câu, rất ngắn gọn, xúc tích song nội dung chứa trong đó mới thật lớn lao làm sao, người chủ tướng này không chỉ vạch ra ranh giới lãnh thổ một cách rạch ròi, xác đáng, chỉ ra hành động ngang ngược, phi nghĩa cũng là trái với luật trời của lũ giặc, cũng như niềm tin mạnh mẽ, bất diệt vào sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lực lượng bạo tàn, phi nghĩa ấy. Đặc biệt, những luận điểm mà tác giả Lí Thường Kiệt nêu ra trong bài thơ lại vô cùng chặt chẽ, hợp tình hợp lí mà quân địch “không thể chối cãi”. Mở đầu bài thơ, tác giả Lí Thường Kiệt đã dùng giọng nói hào sảng, mạnh mẽ để khẳng định ranh giới, lãnh thổ của nước ta:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”
Ở đây, tác giả dùng một giọng điệu hào sảng khẳng định lãnh thổ chủ quyền của chính dân tộc mình, tuy nhiên Lí Thường Kiệt lại không dùng sự chủ quan của mình để phán xét, tác giả đã đứng trên lập trường của một người bình thường, với cái nhìn chủ quan để khẳng định những chân lí đã hiển hiện, rõ nét mà ai cũng biết, ai cũng phải thừa nhận. “Sông núi nước Nam” ta có thể hiểu là phần lãnh thổ của dân tộc Việt Nam, hình ảnh sông núi là sự biểu tượng cho phần ranh giới ấy. Trong tương quan với cương vực, lãnh tổ, Việt Nam cũng là một nước có chủ quyền, có người đứng đầu, người làm chủ “vua Nam ở”. Ngay ở câu thơ đầu, Lí Thường Kiệt đã đưa ra một lời khẳng định đanh thép, hùng hồn về vấn đề chủ quyền với lập luận xác đáng, không thể chối cãi...
Để tiếp tục chứng minh cho lời khẳng định của mình, Lí Thường Kiệt đã chỉ ra nguồn gốc, căn nguyên đầy vững chắc của lời khẳng định ấy. “Rành rành” là một từ láy chỉ sự rõ nét, hiển hiện một cách đầy chắc chắn. “ Định phận” là sự định đoạt, là số phận đã được phân chia, đã được quy định, “sách trời” lại chỉ ra đối tượng đã “định phận” ranh giới, lãnh thổ ấy. Sách trời là cuốn sổ ghi chép những điều có liên quan đến con người dưới trần gian, nói đến sách trời, tác giả như muốn nói đến sự thiêng liêng, cũng sự rạch ròi của đấng tối cao, người mà luôn khiến cho người dân phải tôn sùng và phải lắng nghe những lời chỉ dạy.
“Rành rành định phận ở sách trời” mang ý nghĩa thiêng liêng hơn khi chủ quyền lãnh thổ ấy đã được định đoạt ở sách trời, đồng thời cũng thể hiện được hành động đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, đấu tranh nhằm ngăn cản những dã tâm ti tiện của kẻ xâm lược làm trái đi đạo lí của nhà trời. Từ việc khẳng định, nêu ra những lí lẽ xác đáng, Lí Thường Kiệt đã lên tiếng cảnh báo đầy hùng hồn về cái kết cục bi thảm mà quân địch sẽ nhận được khi chúng cố tình xâm phạm chủ quyền của một dân tộc có lãnh thổ, có ý thức về lòng tự tôn dân tộc ấy:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”
Nếu như ở hai câu thơ đầu, tác giả Lí Thường Kiệt còn khá bình tĩnh, khách quan khi khẳng định ranh giới, cương vực, quyền làm chủ đất nước của dân tộc Việt Nam, thì đến câu thơ này, tác giả đã tỏ ra vô cùng giận dữ đối với hành động ngang ngược, phi nghĩa, trái với luật trời của lũ xâm lăng. “Cớ sao” là một câu hỏi đầy giận dữ, bởi đã biết những hành động xâm lược là sai trái, xâm lược vào một đất nước có chủ quyền là trái với đạo lí, trái với luật trời nhưng chúng vẫn tỏ ra ngạo mạn, bạo tàn với dân tộc tự do, yêu hòa bình ấy “có sao lũ giặc sang xâm phạm”.
Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí,bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lí Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.
Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)
Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.
“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.
c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.
d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt?tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười câu hỏi hồn nhiên ,ngây thơ của các em
e) bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ ,cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê hương ?
g)tình cảm ,cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.
chào các pạn mk là thành viên mới của học 24h,mong các pạn chỉ giáo thêm ai mún làm wen vs mk thì kết pạn nha
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với ***** Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một ***** đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi ***** Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?
Lời ngỏ cho đầu báo tường " cánh buồm tri thức"
( nhanh hộ mình nha, mình cần gấp..)
lời ngỏ báo là cánh buồm tri thức đã mang lại cho em bao nhiu kiến thức nó tựa như các thầy cô giáo vậy
hehehe ns đùa thui chứ trả bt đâu
Chỉ ra sự khác nhau của cặp quan hệ từ :
- Nếu...thì:
- Giá...thì:
Các bạn làm ơn giúp mình với!!!
sự khác nhau đó là :
nếu..... thì là quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả
giá.......thì là quan hệ từ chỉ giả thiết kết luận
mk cũng muốn hỏi các bạn câu đó.giúp mk và chii với