Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào những đặc điểm cơ bản nào?
Hỏi đáp
Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào những đặc điểm cơ bản nào?
- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang.
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể.
- Hô hấp bằng da hay bằng mang.
STT | Đặc điểm / đại diện | Sán lông | Sán lá gán | Ý nghĩa thích nghi | |
1 | Mắt | ||||
2 | Lông bơi | ||||
3 | Giác bám | ||||
4 | Cơ quan tiêu hóa | ||||
5 | Cơ quan sinh dục |
Điền cụm từ sau : bình thương , tiêu giảm , Phát triển ,... điền vào bảng trên
P/ s : các bạn làm đúng cho mik là đc
Câu hỏi của Bùi Tiến Hiếu - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến
Mình làm ở đây rồi nhé
Tìm biểu hiện , triệu chứng , hậu quả và cách phòng chông sán lá gan
1. Nguyên nhân gây bệnh
- Sán lá gan lớn (SLGL) có hai loài: Fasciola hepattca và Fasciola gigantlca gây nên.
Loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ),Nam Mỹ (Ác-hen-ti-na. Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Pê-ru). Châu Phi (Ai Cập, Ê-ti-ô-pia), Châu Á (Hàn Quốc, Pa-pua-niu-ghi-nê, I-ran và một số vùng của Nhật Bản).
Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam.
- Vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu. Người là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc bệnh.
- Vật chủ trung gian: ốc họ Lymnaea
- Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (như rau ngổ, rau rút/nhút, rau cần, cải xoong...) hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán chưa nấu chín.
2. Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn
Sán lá gan lớn có kích thước 30 x 10-12mm. Ở người, sán ký sinh trong gan mật, trường hợp bất thường sán có thể ký sinh trong cơ, dưới da... (ký sinh lạc chỗ). Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng sán lá gan lớn có kích thước 140 x 80µm. Trứng xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn.
3. Sinh bệnh học của Sán lá gan lớn
3.1. Giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan
- Khi người ăn sống rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Đây cũng chính là giai đoạn kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch mạnh nhất.
- Kháng thể xuất hiện trong máu 2 tuần sau khi sán xâm nhập, sự tồn tại kháng thể trong máu là cơ sở của các phản ứng miễn dịch giúp cho chẩn đoán bệnh. Các kháng thể trong giai đoạn này chủ yếu là IgG.
- SLGL ký sinh chủ yếu ở mô gan, nhưng trong giai đoạn xâm nhập sán có thể đi chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, đôi khi có trong bao khớp.
3.2. Giai đoạn xâm nhập vào đường mật
Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị.
- Tại đường mật: sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô đường mật.
- Viêm tụy cấp.
- Là yếu tố gây bội nhiễm.
4. Triệu chứng
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn gây nên thường không đặc hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí sán ký sinh, cũng như số lượng ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể người.
4.1. Lâm sàng
a) Triệu chứng toàn thân:
- Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút.
- Sốt: sốt thất thường, có thê sốt cao, rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi tự hết, đôi khi sốt kéo dài.
- Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt gặp ở các trường hợp nhiễm kéo dài đặc biệt ở trẻ em.
b) Các triệu chứng tiêu hoá: là các triệu chứng thường gặp nhất.
- Đau bụng: đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị - mũi ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ, đôi khi dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.
- Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn.
- Một số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của một số biến chứng: tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hoá...
- Khám lâm sàng:
+ Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau, có dấu hiệu ấn kẽ liên sườn.
+ Có thể có dịch trong ổ bụng, đôi khi có viêm phúc mạc.
c) Các triệu chứng khác (hiếm gặp):
- Phản ứng viêm: đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da.
- Ho, khó thở hoặc có ban dị ứng mẩn ngứa ngoài da (biểu hiện nhiễm ký sinh trùng).
- Tràn dịch màng phổi
- Các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp vú, hoặc các cơ quan khác.
4.2. Cận lâm sàng:
a) Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi có thể tăng hoặc bình thường nhưng tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao.
b) Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm cho thấy hình ảnh tổn thương gan là những ổ âm hỗn hợp hình tổ o¬ng hoặc có thể thấy hình ảnh tụ dịch dưới bao gan. Trong một số trường hợp cần thiết có thể chụp cắt lớp vi tính gan (những hình ảnh này chỉ có tính chất gợi ý).
c) Phát hiện kháng thể kháng sán lá gan lớn (chủ yếu bằng kỹ thuật ELISA) .
d) Xét nghiệm phân:
- Tìm trứng SLGL trong phân hay dịch mật (tuy nhiên tỷ lệ phát hiện được trứng sán rất thấp và còn phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm). Cần xét nghiệm phân trong 3 ngày liên tục.
- Chú ý phân biệt trứng SLGL với trứng sán lá ruột lớn.
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán xác định
- Yếu tố dịch tễ: người bệnh sống trong vùng SLGL lưu hành
- Lâm sàng: có một hoặc nhiều dấu hiệu lâm sàng nêu trên.
- Cận lâm sàng:
Tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao trên 8% (có thể tới 80%)
Chẩn đoán hình ảnh cho các trường hợp nghi có áp xe gan: siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) ổ bụng thấy gan có các ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc hình ảnh dày bao gan tương ứng với vị trí tổn thương hoặc hình ảnh tụ dịch dưới bao gan.
Chẩn đoán miễn dịch học: ELISA phát hiện có kháng thể kháng SLGL trong huyết thanh (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Xét nghiêm phân hoặc dịch mật tìm thấy trứng SLGL.
5.2 Chẩn đoán phân biệt
- Áp xe gan do các loại ký sinh trùng khác (amip, giun đũa, Toxocara...) hoặc do vi khuẩn (áp xe đường mật...).
- Ung thư gan (u gan).
6. Điều trị
6.1. Điều trị đặc hiệu
Thuốc được lựa chọn để điều trị đặc hiệu SLGL là Triclabendazole 250mg
- Liều lượng: 10 mg/kg cân nặng. Liều duy nhất. Uống với nước đun sôi để nguội. Uống sau khi ăn no.
- Chống chỉ định: người đang bị bệnh cấp tính khác; phụ nữ có thai; phụ nữ đang cho con bú; người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc một trong các thành phần của thuốc; người đang vận hành máy móc, tàu xe; người bệnh trong giai đoạn cấp của các bệnh mạn tính về gan, thận, tim mạch. . .
- Tác dụng không mong muốn của thuốc: ngay sau uống thuốc (ngày điều trị đầu tiên) có thể gặp các triệu chứng:
+ Đau bụng vùng hạ sườn phải, có thể đau âm ỉ hoặc thành cơn.
+ Sốt nhẹ
+ Đau đầu nhẹ.
+ Buồn nôn, nôn
+ Nổi mẩn, ngứa.
- Xử trí tác dụng không mong muốn
+ Sử dụng thuốc giảm đau khi đau dữ dội.
+ Thuốc hạ sốt.
+ Thuốc chống dị ứng.
+ Xử trí tuỳ theo các triệu chứng lâm sàng xuất hiện.
Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng trên chỉ thoáng qua, không phải xử trí.
6.2. Điều trị hỗ trợ
- Sử dụng kháng sinh nếu có bội nhiễm. .
- Với các trường hợp có ổ áp xe gan kích thước lớn trên 6 cm mà điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn không có hiệu quả, có thể phối hợp với chọc hút ổ áp xe.
6.3. Theo dõi và đánh giá kết quả
- Thời gian theo dõi: người bệnh được theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh ít nhất 03 ngày kể từ ngày uống thuốc; khám lại sau 3 tháng, 6 tháng điều trị.
- Các chỉ số đánh giá sau 3, 6 tháng điều trị:
+ Lâm sàng: các triệu chứng lâm sàng giảm hoặc hết.
+ Số lượng bạch cầu ái toan trở về bình thường hoặc giảm
+ Siêu âm gan: kích thước ổ tổn thương gan giảm.
+ Xét nghiệm phân hoặc dịch mật không còn trứng SLGL.
- Các triệu chứng trên không giảm:
Cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác. Nếu xác định là SLGL, cần điều trị bằng Triclabendazole lần thứ 2 với liều 20mg/kg cân nặng, chia 2 lần uống cách nhau 12 đến 24 giờ.
Chú ý: kháng thể có thể tồn tại lâu dài sau điều trị.
7. Phòng chống bệnh sán lá gan lớn
Nhiễm SLGL liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
- Truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
+ Không ăn sống các loại rau mọc dưới nước;
+ Không uống nước lã;
+ Người nghi ngờ nhiễm SLGL phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh SLGL tại vùng lưu hành bệnh.
Biểu hiện, triệu chứngg của bệnh do sán là gan gây ra là:
- Cơ thể động vật gầy gò, giảm sút về trọng lượng.
- Biếng ăn và lười nhác.
- Tỏ vẻ mệt mỏi.
Hậu quả: Động vật bị kiệt sức và tử vong.
- Cách phòng chống: Tắm rửa và cho động vật ăn đồ ăn sạch sẽ.
Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?
- Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.
- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.
- Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.
- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.
- Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.
- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.
Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà em biết.
Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...
Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...
Sán lá gan là giun dẹp thích nghi với đời sống kí sinh:
-Hình dáng:
-Cấu tạo:
-Di chuyển:
- hình dáng : Cơ thể dài dẹp
- cấu tạo : mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển giúp sán lá gan bám chặt vào vật chủ , Có cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển giúp sán lá gan có thể chun dãn phồng dẹt cơ thể để chui rúc, luồn lách. Hầu cơ khỏe dinh dưỡng nhanh
- di chuyển : Xâm nhập vào cơ thể trâu bò và cơ thể người qua ăn uống.
Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn ? Loài giun nào dể phòng chống hơn ?
- Căn cứ vào nơi kí sinh thì giun móc câu nguy hiểm hơn vì nó kí sinh ở tá tràng (nơi có nhiều chất dinh dưỡng). Còn giun kim không nguy hiểm bằng vì nó kí sinh ở ruột già (nơi không có chất dinh dưỡng).
- Giun móc câu dễ phòng chống hơn vì chỉ cần mang giày, dép, ủng ở những nơi có ấu trùng giun móc câu. Còn giun kim khó phòng chống hơn vì ở trẻ em hay có thói quen mút tay.
- Căn cứ vào nơi kí sinh thì giun móc câu nguy hiểm hơn vì nó kí sinh ở tá tràng (nơi có nhiều chất dinh dưỡng). Còn giun kim không nguy hiểm bằng vì nó kí sinh ở ruột già (nơi không có chất dinh dưỡng).
- Giun móc câu dễ phòng chống hơn vì chỉ cần mang giày, dép, ủng ở những nơi có ấu trùng giun móc câu. Còn giun kim khó phòng chống hơn vì ở trẻ em hay có thói quen mút tay.
_Giun kim kí sinh trong ruột già người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm, gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.
_Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân(khi đi chân đất).
Như vậy, giun móc câu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép, thì ấu trùng giun móc câu không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người (qua da bàn chân).
Coa ai kết bạn với mình ko?Buồn quá
Nơi sống, cấu tạo và di chuyển của sán lá gan?
Sán là những giun dẹp kí sinh ở gan và mật trâu bò làm chúng gầy rạc và chậm lớn.
Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu.
Mắt, lông bơi tiêu giảm. Ngược lại có giác bám phát triển.
Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.
Trình bày tác hại của giun sán đối với vật chủ
Làm nhanh giùm nha
Các loại giun sán thường ký sinh trong cơ thể vật chủ và chúng đều có khả năng gây hại cho vật chủ.
Giun sán có nhiều loại khác nhau, chúng thường ký sinh ở người, động vật và gây nên những tác hại cho cơ thể vật chủ mà chúng ký sinh:
Chiếm đoạt chất dinh dưỡng: Giun sán hấp thụ một phần thức ăn của cơ thể vật chủ, nếu bị nhiễm số lượng giun sán nhiều thì lượng thức ăn và chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi càng lớn. Loại sán dây bò có thể phát triển dài ra khoảng từ 7 đến 10 cm trong một ngày đêm nên nhu cầu dinh dưỡng của sán rất cao. Một số các loại giun như giun móc, giun tóc... có khả năng hút máu cơ thể người gây nên tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, giun sán còn có thể chiếm dụng những chất cần thiết của cơ thể người như giun móc, giun mỏ chiếm đoạt chất protein, huyết thanh, acid folic, sắt huyết thanh; sán dây cá chiếm đoạt vitamin B12.Gây độc cho cơ thể: Giun sán tiết ra các loại chất độc hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ với các biểu hiện bệnh lý như kém ăn, buồn nôn, mất ngủ... Gây tác hại cơ học: Loại giun móc, giun tóc thường bám vào niêm mạc ruột gây viêm loét ruột. Loại giun đũa gây viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy. Nang ấu trùng sán dây lợn ký sinh ở não gây động kinh, đột tử; ký sinh ở mắt gây mù mắt. Loại giun chỉ bạch huyết gây phù voi do viêm tắc mạch bạch huyết. Loại sán lá phổi làm vỡ thành mạch máu ở phổi gây ho ra máu...Gây dị ứng cho vật chủ: Loại ấu trùng giun đũa, giun tóc di trú trong cơ thể vật chủ thường gây nên hiện tượng dị ứng; đặc biệt loại ấu trùng giun xoắn gây dị ứng nặng, sốt cao, phù nề, bạch cầu ái toan tăng cao. Loại ấu trùng giun móc, giun mỏ, giun lươn... khi chui qua da gây nên viêm da.