Hoạt đọng C sgk khxh 7 vnen trang 93
Hoạt đọng C sgk khxh 7 vnen trang 93
Những thành tựu văn hóa cổ đại còn tồn tại đén ngày nay? Theo em thành tựu nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
Thiên văn ,hệ chữ cái abc,số pi,các tác phẩm văn học nghệ thuật,các kì quan thế giới,lịch âm dương
Tất cả đều quan trọng
- Lịch:biết làm và sử dụng lịch dương.
- Chữ viết:sáng tạo ra chữ cái a, b, c [chữ la tinh]
- Các ngành khoa học:số học, hình học, thiên văn học,...rất phát triển.
Lịch- dc phát minh bởi người Ai Cập & dc chỉnh sửa thành lịch dương bởi người Roma. Kịch- dc phát minh bởi người Hy Lạp.Đấu trường Coloseum ở Roma ( hay Cô li dê) dc xây dựng bởi hoàng đế Vespasian & hoàn thành dưới thời hoàng đế Titus, kim tự tháp lăng mộ của các pharaoh thời cổ và trung vương quốc ở Ai Cập, đền Parthenon ( pác tê nông) ở Hy Lạp, đền Abu Simbel ở Ai Cập dc xây dọc theo bờ Tây sông Nile & dc UNESCO cứu thoát khỏi lũ lụt, tượng thư lại ngồi xếp bằng của Ai Cập, thung lũng vua - lăng mộ của các Pharaoh Ai Cập thời Tân Vương Quốc, lăng mộ Tutankhamun,... thôi, cứ làm sao nó bám sát chương trình là dc còn mk tìm hiểu sâu 1 chút trong sách vở í mà
Người Hi lạp và Rô-Ma đã có những đóng góp gì về văn hóa
Trả lời:
Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch.
Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí v.v... Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lít trong toán học, Ác-si-mét trong vật lí học, Pla-tôn, A-ri-xtốt trong triết học, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít trong sử học, Stơ-ra-bôn trong địa lí v.v... Họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.
Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ v.v...
Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô... Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.
Chúc bạn học tốt!
hãy liệt kê các thành tựu văn hóa cổ đại và nêu ý nghĩa, tác dụng của các thành tựu văn hóa đó đối với nhân loại
Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng:
*Sáng tạo chữ viết:
Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má…) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.
Người ta đã tìm thấy ở Tây Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu.
Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người.
Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung.
Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển.
*Thiên Văn:
Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ.
*Toán Học:
Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ biết làm các phép tính với số thập phân.
*Kiến Trúc:
Sự phát triển của toán học đã giúp cho cư dân phương Đông có thể tính toán, xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử. Tiêu biểu nhất của loại công trình kiến trúc này là các Kim tự tháp ở Ai Cập. Được xây dựng từ rất sớm (vào khoảng thiên niên kỉ III trước Công nguyên), các Kim tự tháp ở Ai Cập đến nay vẫn làm cho hàng triệu du khách đến đây phải choáng ngợp bởi các hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m (bằng toà nhà 50 tầng); còn các tháp hình núi nhọn, cao nhiều tầng ở Ấn Độ lại làm cho người ta phải kinh ngạc bởi nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ trên các bức phù điêu, tạo nên một phong cách nghệ thuật kiến trúc Hinđu độc đáo.
*Văn học:
Sử thi, thần thoại, kịch thơ độc đáo
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.
b) Chữ viết
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.
Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...
Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...
Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Hãy kể tên những thành tựu văn hóa cổ đại tiêu biểu mà em biết. Em có nhận xét gì về 1 trong những thành tựu đó?
Thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông :
- Sáng tạo ra âm lịch
- Sáng tạo ra chữ viết, chữ số.
Phương Tây :
Sáng tạo ra dương lịch
- Hệ chữ cái a, b, c.
- Đóng góp 1 số về thiên văn,toán học, triết học, văn học , .....
- Có những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng.
Vì mik học lớp 7 rùi nên kiến thức khá nhiều nên mik chỉ nhớ từng này thôi nhé
Học tốt nhé Huyền Anh Kute và tick cho mik nha
nêu các thành tựu văn hóa cổ đại
Các thành tựu văn hóa cổ đại: Thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...
Các thành tựu văn hoá cổ đại : Thiên văn ; lịch âm,lịch dương ; chữ a,b,c ; chữ tượng hình ; đồng hồ đo thời gian ; số đếm ; các kiến thức của các nghành khoa học : vật lí , toán học ,sử học , địa lí ,v.v ; tác phẩm văn học , nghệ thuật và các công trình kiến trúc nổi tiếng
Các thành tựu văn hóa cổ đại : Thiên văn,lịch,chữ viết,chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...
em hãy nêu những bí mật của kim tự tháp ai cập
giúp tớ với help me
Các kim tự tháp chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết.
Hầu hết chúng ta đều biết kim tự tháp là những kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. Các kim tự tháp này cũng là nơi chôn cất của các vị vua Pharaon, chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết.
1. Ba kim tự tháp tại khu lăng mộ Giza hay còn gọi là Giza Necropolis, là các kim tự tháp Ai Cập được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên trên thực tế có tới 140 kim tự tháp đã được phát hiện tại khu vực này.
2. Kim tự tháp lâu đời nhất được biết đến là kim tự tháp Djoser, được xây dựng vào khoảng thể kỷ 27 trước Công nguyên.
3. Kim tự tháp lớn nhất trên thế giới là kim tự tháp Khufu, hay còn được gọi là Đại kim tự tháp Giza. Với chiều cao ban đầu lên tới 146,5m và chiều cao hiện tại là 138,m.
4. Kim tự tháp Giza là kiến trúc nhân tạo cao nhất thế giới trong vòng 3871 năm, cho đến khi nhà thờ Lincoln tại Anh được xây vào năm 1311 chiếm mất vị trí này.
5. Đại kim tự tháp Giza là kiến trúc lâu đời nhất của 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Cũng là kỳ quan cổ đại cuối cùng còn xót lại trên thế giới.
6. Có nhiều ghi chép khác nhau về số lượng lao động tham gia xây dựng các kim tự tháp tại Ai Cập. Theo ước tính của các nhà khoa học thì để xây 1 kim tự tháp Giza cần khoảng 100.000 người.
7. Bên cạnh kim tự tháp Giza là tượng nhân sư lớn nhất thế giới, đây cũng là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới cho đến nay. Khuôn mặt của tượng nhân sư được cho là điêu khắc theo khuôn mặt của Pharaon Khafra.
8. Tất cả các kim tự tháp được xây dựng tại bờ phía Tây của song Nile, hướng về phía Mặt Trời lặn và là biểu tượng vùng đất của những người chết trong Ai Cập cổ đại.
9. Bên trong kim tự tháp là các hầm mộ chôn cất những vị vua và những người giàu có nhất Ai Cập cổ đại. Họ được chôn cùng với những đồ vật dụng hàng ngày bằng vàng, người Ai Cập tin rằng họ có thể sử dụng chúng trong thế giới bên kia.
10. Kiến trúc sư xây kim tự tháp được biết đến đầu tiên là Imhotep, một kỹ sư, bác sĩ và nhà khoa học nổi tiếng của Ai Cập cổ đại. Ông được cho là đã thiết kế kim tự tháp đầu tiên của thế giới, kim tự tháp Djoser.
11. Các nhà khoa học đồng ý rằng những kim tự tháp được xây bằng những khối đá lớn, được điêu khắc thành khối vuông với kích thước giống nhau. Tuy nhiên cách thức di chuyển và đặt những viên đá khổng lồ này vẫn còn là điều bí ẩn.
12. Cách thức xây kim tự tháp thay đổi theo từng thời kỳ, cùng với sự phát triển của khoa học. Các nhà chuyên môn phát hiện ra rằng những kim tự tháp sau này được xây theo cách hoàn toàn khác những kim tự tháp lâu đời nhất trước đó.
13. Sau khi các kim tự tháp được xây dựng tại Ai Cập cổ đại, đã có rất nhiều kiến trúc kim tự tháp khác được xây dựng trên toàn thế giới, trong đó có các kim tự tháp tại Sudan.
14. Kim tự tháp Giza đã từng bị phá hủy bởi Al-Aziz, tuy nhiên do kiến trúc của những tảng đá khổng lồ quá kiên cố nên việc phá hủy đã không thành công. Tuy nhiên Al-Aziz đã từng phá hủy thành công kim tự tháp Menkaure.
15. Ba kim tự tháp Giza được xây đúng vị chí của ba ngôi sao lớn nhất trong chòm sao Orion. Trong Ai Cập cổ đại, chòm sao Orion tượng trưng cho vị thần của sự tái sinh.
16. Đại kim tự tháp Giza được xây bởi 2.300.000 khối đá. Mỗi khối đá có trọng lượng trên 50 tấn.
17. Các viên đá xây kim tự tháp ban đầu được phủ lớp đá vôi trắng bên ngoài. Khi ánh Mặt Trời chiếu vào, những viên đá phản chiếu ánh sáng khiến kim tự tháp tỏa sáng như một viên ngọc quý.
18. Khi phản chiếu ánh sáng, các kim tự tháp này có thể được nhìn thấy từ Mặt trăng.
19. Mặc dù lượng nhiệt bên ngoài các kim tự tháp là rất lớn, do đây là vùng sa mạc nóng quanh năm. Nhưng nhiệt độ bên trong của kim tự tháp luôn ổn định ở 20 độ C.
20. Rất khó để tính chính xác, tuy nhiên khối lượng của kim tự tháp Cheops là khoảng 6 triệu tấn.
21. Kim tự tháp Cheops được xây hướng mặt về phía Bắc. Tuy nhiên do cực Bắc thay đổi theo thời gian, do đó hướng của kim tự tháp này bị lệch so với phương Bắc. Từ đó các nhà khoa học có thể tính toán chính xác cực Bắc của chúng ta đã di chuyển bao nhiêu.
22. Một trong những lý do khiến kim tự tháp tồn tại lâu như vậy là do loại vữa sử dụng để gắn kết các khối đá. Đây là một loại vữa đặc biệt mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được công thức của nó.
23. Trái với nhiều câu chuyện kể lại, các kim tự tháp được xây dựng bởi nô lệ và tù nhân. Tren thực tế rất có thể những người xây dựng kim tự tháp này là những người thợ tay nghề cao và được trả lương.
24. Mặc dù người Ai Cập cổ đại thường khắc những ký hiệu hoặc chữ tượng hình trên các kiến trúc của mình. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ ký hiệu hay chữ tượng hình nào bên trong kim tự tháp Giza.
25. Một kim tự tháp trung bình mất khoảng 200 năm để có thể hoàn thành, có nghĩa là phải mất 2 đến 3 đời Pharaoh mới hoàn thành một kim tự tháp. Tuy nhiên trong cùng một thời điểm có nhiều kim tự tháp được xây dựng cùng lúc.
những bí mật kim tự tháp ai cập là: chôn lăng mộ những người đã chết
Nhiều thế kỷ qua, người đời sau vẫn chưa giải thích được một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới: Làm sao một xã hội vào thời đồ đồng (cụ thể vào khoảng năm 2600 trước Công nguyên) lại có thể tạo ra Đại kim tự tháp Giza, một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại?
Với chiều cao nguyên thủy là 149,6 m, Đại kim tự tháp Giza, hay còn gọi là kim tự tháp Kheops, cho đến thời Trung cổ vẫn là cấu trúc nhân tạo lớn nhất trên trái đất, trước khi nhường ngôi cho Vương cung thánh đường Lincoln ở Anh vào thế kỷ 14. Trong khi một số nhà chuyên về giả thuyết âm mưu không ngần ngại suy đoán rằng công trình này chỉ có thể thực hiện được với sự giúp đỡ của người ngoài hành tinh, giới khoa học và khảo cổ học vẫn tìm kiếm những chứng cứ khả dĩ có thể giải thích được sự tồn tại của kim tự tháp. Giờ đây, sau nhiều năm kiên trì, công sức của họ đã được tưởng thưởng. Theo phóng sự Egypt’s Great Pyramid: The New Evidence trên kênh truyền hình 4 của Anh, các nhà khảo cổ học đã tìm được chứng cứ vô cùng hay ho cho thấy phương pháp vận chuyển những khối đá vôi và đá granite trọng lượng 2,5 tấn/khối từ cách đó hơn 800 km để đến địa điểm xây dựng ngôi mộ cho Pharaoh Khufu. Bằng chứng nằm trong một cuộn giấy da cổ, nhật ký làm việc của một quản đốc thời xưa, ghi lại cách thức hàng ngàn công nhân lành nghề vận chuyển 170.000 tấn đá dọc theo sông Nile trên các con thuyền gỗ được kết lại bằng dây thừng, thông qua hệ thống kênh đào được thiết kế đặc biệt đến bến cảng sát bên công trình xây dựng. Được viết bởi Merer, đốc công chịu trách nhiệm một tổ gồm 40 công nhân giỏi, cuộn giấy cổ trên cho đến nay là tài liệu duy nhất được công nhận là xác thực, liên quan đến hoạt động xây kim tự tháp. Trong nhật ký, ông Merer mô tả chi tiết cách thức các khối đá được đưa từ Tura xuôi dòng đến Giza trên các con thuyền được kết lại bằng dây thừng. Nhóm của ông cũng đã tham gia vào hoạt động thay đổi hoàn toàn vùng đất trong phạm vi dự án, đắp những con đê khổng lồ chuyển đổi luồng nước từ sông Nile vào hệ thống kênh đào nhân tạo đến nơi xây kim tự tháp. Nhà khảo cổ học người Mỹ Mark Lehner, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, cũng đã khai quật được chứng cứ về sự hiện diện của tuyến đường thủy bị chôn vùi bên dưới cao nguyên Giza. “Chúng tôi đã phác thảo được khu kênh đào trung tâm mà chúng tôi cho rằng là nơi chuyên chở đá đến chân của cao nguyên Giza”, theo chuyên gia Mỹ. Trong khi đó, một nhóm khác cũng công bố kết quả khai quật thành công một chiếc thuyền đóng vai trò phục vụ trong nghi lễ, được thiết kế để Pharaoh Khufu tiếp tục dẫn dắt thần dân sau khi chết.Tóm tắt một câu chuyện kể về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
nhà bạn ở đâu
nếu bạn trả lời cậu hỏi của mk mk sẽ trả lời zùm bn ok
Ở giai đoạn này, Việt Nam thuộc quyền thống trị thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diễn ra nhưng thất bại. Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng chưa đạt kết quả khả quan.[7] Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường và phương pháp để đấu tranh bắt đầu biết đến ở Việt Nam. Thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài theo nhiều diện khác nhau.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không đạt kết quả khả quan. Những con đường mà các bậc sĩ phu đã đi trước đều bị kết thúc bằng những thất bại trong đau khổ, do đó ông thấy rằng cần nghiên cứu, tìm tòi một con đường khác, đi ra nước ngoài nhưng theo một hướng khác hơn mấy hướng trên.[8]
Theo Hồ Chí Minh, ông ra đi vì muốn "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu".[7] Sau này khi trả lời phỏng vấn, Hồ Chí Minh cho bi
Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do-Bình đẳng-Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy | ” | |
Việc Hồ Chí Minh chọn Sài Gòn là nơi để đi nước ngoài sau này được lý giải là do lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp - Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm công ăn việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi ông dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước do được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng.[9]
vào ngày 5-6-1911 Bác Hồ đã rời tổ quốc,ra đi tìm đường cứu nước,hôm đó tại cảng nhà Rồng (sài Gòn) bác hồ đến xin việc trên một con tàu buôn tên là La-tút sơ Tờ-rê-vin trở về châu âu.Người ta giao cho bác làm phụ bếp trên tàu,một công việc rất nặng nhọc.Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối mới xong
Dù mệt,Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ nữa, trong khi những người bạn khác thìđi ngủ hoặc đánh bài. Khi học, những từ nào không hiểu, Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp giảng lại cho. Bác còn nghĩ ra một cách học độc đáo là mỗi ngày viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học.
Thời kỳ làm việc ở Luân Đôn (thủ đô nước Anh),vào buổi sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày, Bác lại mang sách ,bút ra vườn hoa Hay-dơ để tự học tiếng Anh.Mỗi tuần được một ngày nghỉ, Bác đến học tiếng Anh với 1 giáo sư người I-ta –li-a.Với cách tranh thủ học như vậy,đến bất kì nước nào ,Bác đều tự học tiếng nước ấy .
Sau này ,mặc dù tuổi đã cao khi đọc sách ,báo tiếng ngoài, gặp từ nào không hiểu hay một danh từ khoa học . Bác đều tra tự điển hoặc nhờ người thạo tiếng nước đó giải thích rồi ghi lại vào sổ để nhớ .
-Cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây viết chữ như thế nào?
-Các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới nào được xây dựng tư thời cổ đại?
* Chữ viết:
- Phương Đông : chữ tượng hình
- Phương Tây : sáng tạo ra chữ a , b , c
* Công trình kiến trúc :
- Phương Đông : kim tự tháp cổ ( Ai Cập ), Vạn lý Trường Thành ( Trung Quốc ) ...
- Phương Tây : đền Pác - tê - nông, đấu trường Cô - li - dê ...
Hãy kể tên những thành tựu văn hóa cổ đại tiêu biểu mà em biết. Em có nhận xét gì về 1 trong những thành tựu đó?
Thành tựu văn hóa của các Quốc gia cổ đại phương Đông:
_ Tri thức đầu tiên về thiên văn.
_ Sáng tạo ra Âm lịch và Dương lịch.
_ Chữ viét tượng hình. Ai Cập và Trung Quốc họ đã ság tạo ra chữ viết tượng hình. Được viết trên giấy papipút, thẻ tre, mai rùa trên phiến đất sét rồi đem nung khô.
_ Toán học:
+ Người Ai Cập nghĩ ra cách đếm đến 10 và rất giỏi hình học. Họ đã tìm ra số pi = 3,16
+ Người Ấn Độ tìm ra số 0
+ Người Lưỡng Hà giỏi số học để tính toán.
_ Kiến trúc: Có nhiều công trình nổi tiếng: Kim tự tháp, Vạn Lý Trường Thànhm thành Ba-bi-lon.
vuon tre balil la thanh tuu van hoa cua