Ý nghĩa các thành tựu văn hóa của thế giới cổ đại
Ý nghĩa các thành tựu văn hóa của thế giới cổ đại
Vì sao lại chôn cất người chết cùng với công cụ lao động ?
Thứ nhất: Người nguyên thủy quan niệm chết là chuyển sang thế giới khác và con người vẫn phải lao động (trần sao âm vậy).
Thứ hai: Thể hiện sự phát triển trong đời sống văn hóa - tinh thần của người nguyên thủy: tôn trọng người chết
Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết đã giúp chúng ta hiểu đươc các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy từ đó xác định được dấu tích và niên đại của người nguyên thủy trên đất nước ta.
người xưa nghĩ rằng người sống cũng làm việc người mất đi cũng làm việc nên họ đã chôn công cụ cho người chết để người chết đi vẫn có thể làm việc ở thế giới bên kia
ĐỂ THỂ HIỆN SỰ QUAN TÂM , THƯƠNG YÊU, QUÝ TRỌNG NGƯỜI ĐÃ MẤT
Vì sao môt số thành tựu văn hóa thời cổ đại vẫn còn được sử dụng đến ngày nay?
Vì nó là truyền miệng hay được bảo tồn một cách tự nhiên.
Đánh giá của em về các thành tựu văn hoá cổ đại đối với nhân loại
thành tựu văn hóa ở thời cổ đại rất độc đáo, chúng tạo nên một bước ngoặt lớn trong nghề điêu khắc của nhân loại .tạo ra những thành tựu lớn khiến người đời phải khâm phục
Hãy nói về thành tựu về khoa học , kiến trúc , văn học và chữ viết của cư dân cổ đại Phương Đông và Phương Tây . Nêu nhận xét của em .
phương đông :
a) Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.
b) Chữ viết
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.
Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...
Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...
Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Hãy nêu những thành tựu văn hóa của người phương Đông
Đo la:-Hiểu biết về thiên văn và lịch.-Biết làm đồng hồ đo thời gian.Chữ viết:chữ tượng hình.-Chữ số:Sáng tạo ra chữ số pi=3,16 toán học.-Về kiến trúc điêu khắc:thành Ba-bi-lon và kim tự tháp Ai Cập
Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông cổ đại là:
Ai Cập: Xây dựng các Kim tự tháp, tượng Nhân sư, các đền đài, lăng tẩm, các pho tượng (tượng quan ghi chép, các vị thần..) ,đồ gốm, trang sức..., chữ tượng hình, các thành tựu toán học - thiên văn (tính số pi=3,5; hệ đếm số...,làm lịch viết trong các pa-py-rút...)
+Lưỡng Hà: Xây dựng thành Ba-bi-lon, vườn treo Ba-bi-lon, các thành tựu toán học - thiên văn (pi=3,125; bảng nhân, hệ đếm số, giải phương trình, lượng giác...)
+Trung Quốc: Xây dựng các cung điện, đền đài, lăng tẩm, đồ gốm, lụa, trang sức,...làm lịch, chữ tượng hình, thành tựu toán,...
+Ấn độ: Hình thành các tôn giáo lớn (Đạo Phật, Đạo Hin-đu, Đạo Bà La Môn ...). Xây dựng các cột trụ bằng đồng cao lớn ghi những văn tự cổ, các đền chùa,....các thành tựu toán đặc biệt là việc phát hiện chữ số 0.
Những thành tựu văn hóa lớn:
- Họ đã có những sáng tạo:
+ Cách tính thời gian theo âm lịch.
+ Chữ viết, chữ tượng hình.
+ Toán học: Ai Cập tìm ra phếp đếm đến 10 và số pi bằng 3.16 ; giỏi hình học. Lưỡng Hà giỏi số học. Ấn Độ tìm ra số 0.
- Kiến trúc:
+ Kim tự tháp (Ai Cập)
+ Thành Babylon (Lưỡng Hà)
Kể tên những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây.
* Những thành tựu văn hóa của quốc gia cổ đại Phương Đông là:
- Biết làm ra lịch và dùng lịch âm.
- Sáng tạo ra chữ viết, gọi là chữ tượng hình.
- Toán học: Phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, Tính được số pi = 3,16.
- Kiến trúc: Các công trình kiến trục đồ sộ như Kim Tự Tháp (Ai Cập); Thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà).
* Thành tựu văn hóa của quốc gia cổ đại Phương Tây là:
- Biết làm ra lịch và dùng lịch dương.
- Sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c,... có 26 chữ cái gọi là hệ chữ cái La - tinh.
- Một số nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực toán học, lịch sử, địa lý,...
- Kiến trúc: Với nhiều công trình nổi tiếng như Đền Pác - tê - nông; tượng lực sĩ ném đĩa,...
Tại sao gọi nhà nước cổ đại phươnng Tây là Nhà nước chiếm hữu nô lệ, còn nhà nước cổ đại phương Đông là Nhà nước chuyên chế?
các bạn giúp mình nhé chiều về mình kiểm tra rùi
- Nói nhà nước cổ đại Phương Tây là nhà nước chiếm hữu nô lệ là vì: Xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột.
- Nói nhà nước cổ đại Phương Đông là nhà nước chuyên chế là vì: Vua đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được gọi là người đại diên của thần thánh ở trần gian.
* tìm những dẫn chứng chứng minh người việt cổ có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ từ lâu đời
Giữa ng Chăm vs các cư dân Việt ở Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam đc nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
=>Người Chăm là 1 bộ phận dân tộc của nước ta.
Hãy viết một đoạn văn ngắn về một đường phố hoặc một trường học mang tên một trong nhũng nhà văn tiêu biểu thời Hậu Lê.
Gợi ý: - Ngôi trường em đang học nằm trên đường mang tên nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng Nguyễn Trãi. Đường Nguyễn Trãi rất dài, xuất phát từ trung tâm thành phố thuộc Quận 1, kéo dài và kết thúc ở Quận 5. Đây là hai quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Nhà cửa hai bên đường san sát, khang trang, có nhiều cửa hàng lớn, trung tâm thương mại, dịch vụ và các nhà hàng. Đường được tráng nhựa rất đẹp. Hai bên đường được trồng những hàng cây tỏa bóng mát thẳng tắp.
Ngôi trường em đang học nằm trên đường mang tên nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng Nguyễn Trãi. Đường Nguyễn Trãi rất dài, xuất phát từ trung tâm thành phố thuộc Quận 1, kéo dài và kết thúc ở Quận 5. Đây là hai quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Nhà cửa hai bên đường san sát, khang trang, có nhiều cửa hàng lớn, trung tâm thương mại, dịch vụ và các nhà hàng. Đường được tráng nhựa rất đẹp. Hai bên đường được trồng những hàng cây tỏa bóng mát thẳng tắp.
Tháng 9/1984 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi chính thức được thành lập với tên gọi Trường Phổ thông Năng khiếu Hải Hưng đặt tại khi Trường Trung học phổ thông Hồng Quang cũ trên đường Nguyễn Văn Tố, với các lớp chuyên Toán, chuyên Văn, chuyên Nga, chuyên Lý... và một số lớp chuyên cấp 2.
Trong những năm đầu thành lập, các lớp khối chuyên phải học ghép. Nhiều tiết, học sinh phải di chuyển sang trường Hồng Quang để học nhờ do cơ sở vật chất của trường còn quá khó khăn. Thời kì đầu, đội ngũ giáo viên chủ yếu từ Hồng Quang chuyển về. Sau đó dần dần hình thành đội ngũ giáo viên mới, một số là từ trường khác chuyển tới, một số là học sinh cũ của trường đã tốt nghiệp Đại học nối nghiệp thầy cô xây dựng tiếp sự nghiệp trồng người, một số thầy cô giáo của trường đã đạt trình độ Thạc sĩ. Về học sinh, số lượng lúc đầu còn khiêm tốn, căn bản được kế thừa từ các lớp chuyên Toán. Ban đầu, trường chỉ có các lớp chuyên Toán, Văn, Lý và Tiếng Nga.
Năm 1994 trường được chuyển sang địa điểm mới nằm trên đường Thanh Niên. Đây là cơ ngơi rộng rãi, thoáng mát hơn rất nhiều so với ngôi trường cũ, và ngôi trường mới này cũng là nơi đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo. Do nhu cầu giáo dục đa dạng, toàn diện, mô hình các lớp chuyên ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Năm học 1995-1996 nhà trường đã có 28 lớp với 556 học sinh bao gồm các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh, Nga, Pháp. Giáo viên trực tiếp dạy là 45 thầy cô trong đó có 13 Thạc sĩ. Tập thể nhà trường đã được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do nhà nước trao tặng và trước đó nhà trường đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, tháng 4/1994 nhà trường đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Lê Đức Anh về thăm trường. Trong thời kì này, đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân, Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã về thăm và động viên thầy và trò nhà trường.