cho tam giác ABC cân tại A . gọi G là trọng tâm của tam giác . I là giao điểm các phân giác của tam giác . chứng minh: ba điểm A, G,I thẳng hàng
cho tam giác ABC cân tại A . gọi G là trọng tâm của tam giác . I là giao điểm các phân giác của tam giác . chứng minh: ba điểm A, G,I thẳng hàng
Gọi giao điểm của BG với AC là E,CG với AB là F
=>E là trung điểm của AC và F là trung điểm của AB
Xét ΔABE và ΔACF có
AB=AC
góc BAE chung
AE=AF
Do đo: ΔABE=ΔACF
Suy ra: BE=CF
mà BG=2/3BE
và CG=2/3CF
nên GB=GC
=>G nằm trên đường trung trực của BC(1)
Xét ΔIBC có \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)
nên ΔIBC cân tại I
=>IB=IC
=>I nằm trên đường trung trực của BC(2)
Ta có: AB=AC
nen A nằm trên đường trung trực của BC(3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra A,G,I thẳng hàng
Cho tam giác ABC và điểm I là giao điểm ba đường phân giác của tam giác. Vẽ ID vuông góc với AB tại D, IE vuông góc với AC tại E. Chứng minh rằng: \(\widehat{ADE}\) + \(\widehat{BIC}\) = 180o
\(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=180^0-\widehat{BAC}\)
=>\(\widehat{IBC}+\widehat{ICB}=90^0-\dfrac{1}{2}\widehat{BAC}\)
\(\widehat{BIC}=180^0-\left(90^0-\dfrac{1}{2}\cdot\widehat{BAC}\right)=\dfrac{1}{2}\widehat{BAC}+90^0\)
Xét ΔADI vuông tại D và ΔAEI vuông tại E có
AI chung
\(\widehat{DAI}=\widehat{EAI}\)
Do đo: ΔADI=ΔAEI
Suy ra: AD=AE
hay ΔADE cân tại A
=>\(\widehat{ADE}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)
\(\widehat{BIC}+\widehat{ADE}=\dfrac{1}{2}\cdot\widehat{BAC}+90^0-\dfrac{1}{2}\cdot\widehat{BAC}+90^0=180^0\)
cho tam giác ABC. Tia phân giác của B VÀ C cắt nhau tại I. Từ I kẻ đường thẳng song song với ab, cắt AC và BC tại D và E
CMR: DE=AD+BE
Gọi giao điểm của tia p/g của \(\widehat{B}\) và \(\widehat{C}\) với AC, AB lần lượt là K, H
Theo tính chất 3 đường phân giác của tam giác
=> AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)
Theo đề bài ta có: AB // DE
=> \(\widehat{HAI}=\widehat{AID}\) mà \(\widehat{HAI}=\widehat{DAI}\) => \(\widehat{AID}=\widehat{DAI}\)
=> tam giác DAI cân tại D
=> DA = DI
Cmtt ta có: tam giác IBE cân tại E
=> IE = EB
Ta có: DI + IE = DE
=> AD + EB = DE (đpcm)
Tick mình nha
Cho tam giác ABC cân ở A có góc A =80 độ và trung tuyến AM
1) Tính số đo góc B và C
2) Tia phân giác của góc B cắt AM tại I. Tính số đo góc ACI
Cho tam giác cân ABC, AB=AC. Trên các cạnh AB, AC lần luợt lấy hai điểm P, Q sao cho Ap=AQ. Hai đoạn thẳng CP, BQ cắt nhau tại O. Chứng minh rằng:
a) Tam giác OBC là tam giác cân.
b) Điểm O cách đều hai cạnh AB, AC.
c) AO đi qua trung điểm của đoạn thẳng BC và vuông góc với nó.
a: Xét ΔPBC và ΔQCB có
PB=QC
góc PBC=góc QCB
BC chung
Do đó: ΔPBC=ΔQCB
Suy ra: \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)
hay ΔOBC cân tại O
b: Kẻ OH vuông góc với AB,OK vuông góc với AC
Xét ΔOHB vuông tại H và ΔOKC vuông tại K có
OB=OC
\(\widehat{OBH}=\widehat{OCK}\)
Do đó: ΔOHB=ΔOKC
Suy ra: OH=OK
c: Ta có: AB=AC
OB=OC
Do đó:AO là đường trung trực của BC
=>AO vuông góc với BC tại trung điểm của BC
Bài 40.sgk.trang73.
Cho tam giác ABC cân tại A. gọi G là trọng tâm, I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của tam giác đó. Chứng minh ba điểm A, G, I thẳng hàng
Vì I cách đều ba cạnh nên BI và CI lần lượt là phân giác của góc ABC và ACB
=>\(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)
=>ΔIBC cân tại I
=>IB=IC
=>I nằm trên đường trung trực của BC(1)
Gọi giao điểm của BG với AC là E, CG với AB là D
=>E là trung điểm của AC và D là trung điểm của AB
Xét ΔDBC và ΔECB có
DB=EC
góc DBC=góc ECB
BC chung
Do đó: ΔDBC=ΔECB
Suy ra: \(\widehat{GBC}=\widehat{GCB}\)
=>ΔGBC cân tạiG
=>G nằm trên đường trung trực của BC(2)
Ta có: AB=AC
nên A nằm trên đường trung trực của BC(3)
từ (1), (2)và (3) suy ra A,G,I thẳng hàng
1,Cho tam giác ABC, góc A=120 độ. Tia phân giác góc A và góc C cắt nhau ở O cắt cạnh BC, Ab lần lượt ở D và E. Đường phân giác góc ngoài ở đỉnh B của tam giác ABC cắt Ac ở F
a, C/m BO vuông góc với BF
b, Góc BDF= góc ADB
c, D,E,F thẳng hàng
d,CE cắt BF tại K, tính Góc KAC?
2, Cho tam giác ABC, gọi I là giao điểm của hai tia phân giác góc A và góc B. Qua I kẻ đường thẳng song song với BC cắt Ab tại M, cắt AC ở N. C/m MN=BM+CN
6, Cho tam giác ABC. Các tia phân giác góc B và C cắt nhau ở O. Gọi D,E,F là chân các đường vuông góc kẻ từ O đến BC, CA, AB (D thuộc BC, E thuộc Ac. F thuộc AB) Tia AO cắt BC ở M. Chứng minh OD=OE=OF
b, AB+AC-BC = 2AE
c. góc DOB bằng góc MOC
Bài 2:
Xét ΔABC có
AI là phân giác
BI là phân giác
Do đó: I là tâm đường tròn nội tiếp ΔABC
=>CI là phân giác của góc ACB
Xét ΔMIB có \(\widehat{MIB}=\widehat{MBI}\)
nên ΔMIB cân tại M
Xét ΔNIC có \(\widehat{NIC}=\widehat{NCI}\)
nên ΔNIC cân tại N
MN=MI+IN
nên MN=MB+NC
Cho tam giác ABC cân tại A. gọi G là trọng tâm, I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của tam giác đó. Chứng minh ba điểm A, G, I thẳng hàng
Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ phân giác BC của góc ABC, phân giác DM của góc BDC và phân giác DK của góc ADB. Kéo dài KD cắt BC tại N. chứng minh MN=2BD
BT 1 : Chứng minh định lí: Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực ứng với cùng một cạnh thì tam giác đó là một tam giác cân.
bt2:
. Vẽ đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC trong các trường hợp sau:
a) ˆAA^, ˆBB^, ˆCC^ đều nhọn
b) ˆAA^ = 900
c) ˆAA^ > 900
Xét tam giác ABC với AH là đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực nên :
AH ⊥ BC và HB = HC
Xét hai tam giác vuông HAB và HAC có:
HB = HC
ˆH1=ˆH2H1^=H2^ = 900
AH: cạnh chung
Nên ∆HAB = ∆HAC => AB = AC
Vậy ∆ABC cân tại A
bt2:
Đường tròn đi qua ba dỉnh của tam giác gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Đẻ vẽ đường tròn ngoại tiếp ta cần xác định tâm của đường tròn đó. Muốn xác định tâm ta vẽ hai đường trung trực và giao điểm hai đường trung trực ( cũng là giao điểm của ba trung trực cần tìm)
Nhận xét:
- Nếu tam giác có ba góc đều nhọn thì tâm đường tròn ngoại tiếp nằm trong tam giác.
- Nếu tam giác có góc vuông thì tâm đường tròn nằm trên cạnh huyền ( tâm là trung điểm của cạnh huyền)
- Nếu tam giác có góc tù thì tâm đường tròn ngoại tiếp nằm ngoài tam giác