Bài 40. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Phác Xán Liệt
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
30 tháng 3 2017 lúc 19:09

Câu 4 :

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Câu 5 :

Thận là bộ phận thực hiện làm thay đổi các điều kiện lí hóa của môi trường trong dẫn đến nội môi được cân bằng.

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
30 tháng 3 2017 lúc 19:17

1.

Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là C02, mồ hôi, nước tiểu.

Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :

- Hệ hô hấp thải loại C02.

- Da thải loại mồ hôi.

- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.

Bình luận (0)
Quang Duy
30 tháng 3 2017 lúc 19:18

(2)Nước cũng giống như chất đạm, vitamin, là những chất cần thiết cho sự sinh tồn của cơ thể, là vật chất để duy trì hoạt động cơ bản nhất của sự sống. Đồng hành với nước trong cơ thể là chất điện giải hay còn gọi là các khoáng chất. Nước giúp máu lưu thông, đi nuôi cơ thể.
Chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu các ion, kali, magiê, phốtphát là những thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào. Còn các ion, natri, clo là thành phần không thể thiếu được của huyết tương.
Chính vì vậy khi bị mất nước và chất điện giải, cơ thể sẽ trong tình trạng suy kiệt, nặng hơn người bệnh có thể tử vong.

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Phương Thảo
5 tháng 3 2017 lúc 21:11

5.Cân bằng nội môi là gì?

Cân bằng nội môi là một đặc tính của một hệ thống mở để điều kiện môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa cân bằng động khác nhau. Tất cả các sinh vật sống đều duy trì cân bằng nội môi.

Bình luận (1)
Cô Chủ Nhỏ
5 tháng 3 2017 lúc 21:21

4.Tiêu chảy có thể dẫn đến môi trường trong cơ thể người bệnh bị mất cân bằng.Ngoài nguyên nhân mất cân bằng nội môi do tiêu chảy , có thể còn có nguyên nhân nào liên quan đến hệ bài tiết không?Tại sao?

- Tiêu chảy làm cho người bệnh thấy mệt mỏi, môi trường trong cơ thể bị đảo lộn và mất tác dụng.

- Nguyên nhân: do vệ sinh cơ thể ko sạch sẽ, do ảnh hưởng các loại máu khác,..

(ko chắc lắm nha bạn)

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Phương Thảo
5 tháng 3 2017 lúc 21:05

2.Bài tiết là gì ?

Bài tiết là một hoạt động của cơ thể nhằm thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác ra khỏi cơ thể.

_Chúc bạn học tốt_

Bình luận (0)
quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
17 tháng 3 2018 lúc 21:25

Nước tiểu chính thức được hình thành ở các đơn vị chức năng của thận, sau đó dẫn xuống → Bể thận → Ống dẫn nước tiểu → Bóng đái → Ống đái → Thải ra ngoài.

Bình luận (0)
Người hâm mộ Bùi Tiến Dũ...
5 tháng 3 2019 lúc 21:15

Nước tiểu chính thức được hình thành ở các đơn vị chức năng của thận, sau đó được dẫn xuống bể thận -> Bể thận -> Ống dẫn nước tiểu -> Bóng đái -> Ống đái -> Thải ra ngoài.

----------Chúc bạn học tốt------------

Bình luận (0)
quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
17 tháng 3 2018 lúc 21:04

Cùng với hệ thần kinh, nội tiết có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể nhờ các hoocmon do các tuyến nội tiết tiết ra. Hoocmon tác động thông qua đường máu nên chậm, thời gian tác động dài và phạm vi tác động rộng lớn.

Bình luận (0)
ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
12 tháng 3 2018 lúc 20:00

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, ở ĐBSCL, ước tính hàng trăm ngàn hecta đất bị ngập, hàng triệu người có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao. Sản lượng lương thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe doạ tới an ninh lương thực của quốc gia. Diện tích canh tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm. Cá nước ngọt dự kiến sẽ suy giảm vì diện tích đất đồng bằng và dòng sông nhiễm mặn gia tăng. Ngược lại, cá nước mặn, lợ sẽ phát triển. Diện tích nuôi tôm, sò và hải sản khác có thể sẽ gia tăng trong tương lai. Các vùng tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật hoang dã, khoáng sản (than bùn, cát đá xây dựng...) sẽ bị xâm lấn. Nông dân, ngư dân, diêm dân và thị dân nghèo sẽ là đối tượng chịu nhiều tổn thương nặng nề do thiếu nguồn dinh dưỡng, thiếu khả năng tài chính, thiếu điều kiện tiếp cận thông tin để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu. Dự kiến sẽ có sự dịch chuyển dòng di cư của nông dân ở các vùng ven biển bị tác động nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên các đô thị vùng phía bắc và phía tây (như Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Tân An...). Điều này khiến các quy hoạch đô thị bị phá vỡ, trật tự xã hội sẽ là một thử thách, môi trường đô thị sẽ bị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số. Thực tế cho thấy, mùa khô năm 2016, mặn đã xâm nhập sâu đến 90 km vào các tỉnh/thành ven biển ở ĐBSCL, với diện tích khoảng 300.000 ha. Nếu tình trạng hạn - mặn tiếp tục diễn ra như năm 2016 thì diện tích các vùng trồng lúa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, làm giảm năng suất và sản lượng. Như vậy, việc chọn tạo và sử dụng các loại giống lúa chịu mặn là khả năng phải nghĩ tới trong hiện tại và tương lai.

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng như nêu trên đối với cây lúa, nuôi trồng thủy sản…, khi mực nước biển dâng còn làm hệ thống đê biển hiện tại có nguy cơ tràn và vỡ ngay cả khi không có các trận bão lớn. Ngoài ra, do mực nước biển dâng cao làm chế độ dòng chảy ven bờ thay đổi sẽ gây xói lở bờ. Đối với hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao, mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước các con sông dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía nam. Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại “thiên địch”. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ canh tác lúa, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng

Bình luận (3)
Nguyễn Ngô Minh Trí
12 tháng 3 2018 lúc 20:02

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, ở ĐBSCL, ước tính hàng trăm ngàn hecta đất bị ngập, hàng triệu người có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao. Sản lượng lương thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe doạ tới an ninh lương thực của quốc gia. Diện tích canh tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm. Cá nước ngọt dự kiến sẽ suy giảm vì diện tích đất đồng bằng và dòng sông nhiễm mặn gia tăng. Ngược lại, cá nước mặn, lợ sẽ phát triển. Diện tích nuôi tôm, sò và hải sản khác có thể sẽ gia tăng trong tương lai. Các vùng tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật hoang dã, khoáng sản (than bùn, cát đá xây dựng...) sẽ bị xâm lấn. Nông dân, ngư dân, diêm dân và thị dân nghèo sẽ là đối tượng chịu nhiều tổn thương nặng nề do thiếu nguồn dinh dưỡng, thiếu khả năng tài chính, thiếu điều kiện tiếp cận thông tin để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu. Dự kiến sẽ có sự dịch chuyển dòng di cư của nông dân ở các vùng ven biển bị tác động nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên các đô thị vùng phía bắc và phía tây (như Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Tân An...). Điều này khiến các quy hoạch đô thị bị phá vỡ, trật tự xã hội sẽ là một thử thách, môi trường đô thị sẽ bị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số. Thực tế cho thấy, mùa khô năm 2016, mặn đã xâm nhập sâu đến 90 km vào các tỉnh/thành ven biển ở ĐBSCL, với diện tích khoảng 300.000 ha. Nếu tình trạng hạn - mặn tiếp tục diễn ra như năm 2016 thì diện tích các vùng trồng lúa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, làm giảm năng suất và sản lượng. Như vậy, việc chọn tạo và sử dụng các loại giống lúa chịu mặn là khả năng phải nghĩ tới trong hiện tại và tương lai.

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng như nêu trên đối với cây lúa, nuôi trồng thủy sản…, khi mực nước biển dâng còn làm hệ thống đê biển hiện tại có nguy cơ tràn và vỡ ngay cả khi không có các trận bão lớn. Ngoài ra, do mực nước biển dâng cao làm chế độ dòng chảy ven bờ thay đổi sẽ gây xói lở bờ. Đối với hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao, mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước các con sông dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía nam. Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại “thiên địch”. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ canh tác lúa, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng

Bình luận (1)
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
25 tháng 2 2017 lúc 15:18

Tiêu chảy làm cơ thể mất nước, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng và có nhiều nước kèm theo tình trạng đau bụng,.... Khi gặp phải tình trạng này cần phải bổ sung lại nước cho cơ thể, tránh thiêu nước.. Nước và chất điện giải đóng góp một vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta, chúng tạo ra sự cân bằng về sinh hoá trong cơ thể cho nên nếu thiếu hụt cơ thể sẽ có những rối loạn nhất định.

Bình luận (5)
Phác Xán Liệt
Xem chi tiết
Phương Thảo
30 tháng 3 2017 lúc 19:43

1.

- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Chúng ta ko thể sống nếu thiếu thận

2.

Em đã có thói quen: Tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn quá chua.

Chưa có thói quen: Uống nhiều nước

3.

Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.


Bình luận (2)
ngyen thi ha linh
Xem chi tiết
Thanh Thủy
14 tháng 3 2017 lúc 13:02

lọc,thải ra ,các chất cặn bã , có thể gây hại

Bình luận (0)
Mỹ Viên
14 tháng 3 2017 lúc 15:32

Hằng ngày cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra ngoài môi trường các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra , cùng 1 số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng nên có thể gây hại cho cơ thể cho cơ thể. Quá trình đó được gọi là bài tiết

Bình luận (0)
Duy Nguyễn
5 tháng 3 2018 lúc 19:21

1. Lọc

2. Thải ra

3. Các chất cặn bã

4. Gây hại

Bình luận (0)
Trần Hiền
Xem chi tiết
linh mysu
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
22 tháng 1 2018 lúc 21:12

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu-->hạn chế tác hại của vi sinh vật gây hại

- Khẩu phần ăn hợp lí:

+ Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi--> tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.

+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại--> hạn chế tác hại của các chất độc.

+ Uống đủ nước--> tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được thuận lợi.

- Không nên nhịn tiểu lâu-->hạn chế khả năng tạo sỏi.

Bình luận (0)