Bài 38. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Trương Thị Tường vy
Xem chi tiết
Võ Thanh Lam
1 tháng 3 2017 lúc 19:54

Sgk/219 bài 2 TẠO THÀNH NƯỚC TIỂU

Mình điền theo thứ tự nha

(1)-Lọc máu

(2)-hấp thụ lại

(3)-bài tiết tiếp

(4)- tạo ra nước tiểu chính thức

CHúc BẠn HỌc TỐt

Bình luận (3)
Trần Huy Hoang
12 tháng 3 2017 lúc 16:45

1 Lọc máu

2 Hấp thụ

3 Bài tiết tiếp

4 Tạo ra nước tiểu chính thức

Bình luận (0)
Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
23 tháng 3 2017 lúc 20:40

Nhờ hoạt động của hệ bài tiết nước tiểu mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Bình luận (0)
Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
7 tháng 3 2017 lúc 10:19

Mô tả cấu tạo thận nhân tạo.

Mỗi quả thận dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng khoảng 170g, có một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bới vở xơ. Ở bờ lõm có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan. Thận gồm 2 vùng: vùng ngoài cùng là phần vỏ (có màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm) dày khoảng 7 – 10mm, vùng kế tiếp là phần tủy là một khoang rỗng được gọi là bể thận hay tháp thận..

Thận nhân tạo có chức năng gì?

Thận có nhiều chức năng. Chúng là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu và cũng có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp.

Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axít amin. Thận cũng sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin.

Bình luận (0)
nguyễn thi thủy
Xem chi tiết
nguyễn thị hoàng hà
17 tháng 1 2017 lúc 15:03

- Bóng đái là cơ quan chứa nước tiểu trước khi bài xuất ra ngoài qua ống đái . Chỗ bóng đái thông với ống đái có cơ vòng thuộc loại cơ trơn đóng chặt , cơ trơn hoạt động theo cơ chế phản xạ thần kinh ( không theo ý muốn ) , khi lượng nước tiểu trong bóng đái tăng lên khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu , lúc này có luồng xung thần kinh làm mờ cơ vòng để nước tiểu thoát ra ngoài .

+ Ở người lớn phía dưới vòng cơ trơn của ống đái còn có vòng cơ văn đã phát triển hoàn thiện , cơ này có khả năng co rút tự ý . Vì vậy , khi ý thức hình thành , cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn .

+ Ở trẻ nhỏ , do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái , sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ bóng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước tiểu , điều này thường xãy ra ở trẻ nhỏ đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh .

Bình luận (2)
Đạt Đinh
3 tháng 2 2017 lúc 16:38

vì khi nc tiểu đầy , ở người lớn bóng đái sẽ báo lên não làm cho người đó muốn đi vệ sinh . còn trẻ sơ sinh do thần khinh chưa phát triển hết toàn bộ nên sẽ có hoạt đọng này xảy ra không những một lần mà nhiều lần

Bình luận (0)
Phạm Văn An
10 tháng 2 2017 lúc 20:43

Pạn ơi

Ở người lớn vẫn có hiện tượng tiểu đầm.

Là do HTK bị lão hóa.

Bình luận (0)
Âu Dương Linh Nguyệt
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
12 tháng 2 2017 lúc 19:45

Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.



Bình luận (10)
Võ Thanh Lam
1 tháng 3 2017 lúc 19:47

Hệ bài tiết nc tiểu gồm : Thận, ống dẫn nc tiểu, bóng đái và ống đái

Thận gồm 2 quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nc tiểu. Cầu thận thực chất là 1 múi mao mạch dày đặt

Bình luận (1)
Lưu Hạ Vy
12 tháng 2 2017 lúc 19:22

Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Bình luận (0)
Hà Xuân Phượng
Xem chi tiết
Trần Quốc Chiến
9 tháng 2 2017 lúc 21:50

Được bài tiết phát sinh ra từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi....) hoặc từ hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, colesteron).

Bình luận (0)
Ngoc Trần
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
1 tháng 2 2017 lúc 21:25

pn cko mk hỏi hap là j vậy pn?

Bình luận (2)
Phan Thùy Linh
1 tháng 2 2017 lúc 21:25

Thở qua mũi có vai trò quan trọng do hô hấp là yếu tố đầu tiên kiểm soát mức năng lượng của cơ thể. Thở qua mũi giúp tạo nên áp lực phản hồi để phổi có nhiều thời gian hấp thu ôxy và cân bằng pH máu. Thở qua mũi kích thích hướng tâm hệ thần kinh điều chỉnh sự thông khí qua mũi. Hốc mũi và các xoang giúp lọc và làm ấm không khí trước khi đi vào phổi, ngoài ra lớp màng nhầy ở đường hô hấp trên giúp giữ lại và tiêu diệt các vi khuẩn, virut gây bệnh.Thở miệng bỏ qua các phản xạ trên do đó có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ hay các vấn đề tim mạch khác. Khi thở miệng, não cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, não nhạy cảm tình trạng này và ức chế trung tâm hô hấp.

Bình luận (0)
Nguyễn Na By
Xem chi tiết
Như Nguyễn
12 tháng 5 2016 lúc 16:39

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
– Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử  prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Bình luận (0)
Nguyễn Na By
12 tháng 5 2016 lúc 16:37

GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH THI CUỐI HK 2 RỒI

THANKS

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
18 tháng 12 2016 lúc 22:10

Quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.

a. Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo nước tiểu đầu

Quá trình lọc máu xảy ra ở vách các mao mạch của cầu thận, vách mao mạch chính là màng lọc với các lỗ rất nhỏ từ 30 - 40A0, các tế bào máu và Prôtêin có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên ở lại trong máu. còn nước, muối khoáng, đường glucozơ, một ít chất béo, các chất thải chất tiết do các tế bào sinh ra như: Urê, axit Uric qua các lỗ nhỏ ở vách mao mạch vào nang cầu thận tạo ra nước tiểu đầu. Quá trình này xảy ra được là do sự chênh lệch áp suất tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Giai đoạn này tuân theo định luật khuếch tán.

b. Quá trình hấp thụ lại

Quá trình này xảy ra ở ống thận, đại bộ phận nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như: Na+, Cl­- từ trong ống thận thấm qua ống thận vào máu, quá trình này sử dụng năng lượng ATP.

c. Quá trình bài tiết tiếp

Các chất cặn bã như: Ure, axit Uric, các chất thuốc, các chất thừa như: H+, K+, … được bài tiết tiếp vào đoạn sau của ống thận để tạo ra nước tiểu chính thức. Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng đái. Quá trình này sử dụng năng lượng ATP.

Bình luận (0)