Bài 38. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Cờ Lờ Gờ Tờ
Xem chi tiết
Nhật Linh
8 tháng 1 2018 lúc 19:48

Khi chúng ta ăn uống các loại thực phẩm, nó sẽ được bộ phận tiêu hoá trong cơ thể chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể, những chất cặn bã sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài dưới dạng phân và nước tiểu. Như vậy nước tiểu là một chất thải của cơ thể, khi cơ thể chúng ta khoẻ mạnh, thành phần nước tiểu hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Thông thường nước tiểu hay có màu vàng nhạt, trong, mùi hơi nồng.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
29 tháng 2 2020 lúc 9:01

Một trong những chất thải hòa tan trong nước mà thận đưa vào nước tiểu là hóa chất có tên urobilin và nó có màu vàng.

Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng urobilin và lượng nước trong đó.

Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt, điều đó có nghĩa là bạn đã uống rất nhiều nước và có rất nhiều nước trong nước tiểu. Chúng tôi gọi đây là "ngậm nước".

Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, nghĩa là có ít nước hơn và lượng urobilin tương đối cao. Điều đó có nghĩa là bạn đã uống đủ nước hoặc có thể bạn bị mất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan Tuyết
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
30 tháng 12 2017 lúc 21:09

HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
Để đánh giá hoạt động của hệ hô hấp hay tuần hoàn, người ta có thể sử dụng nhịp thở, nhịp hô hấp… Ở hệ thần kinh, các hoạt động thần kinh phức tạp không thể đo đếm chính xác. Tuy nhiên, khi bị môi trường kích thích, hệ thần kinh hoạt động đáp trả bằng phản xạ. Do vậy, phản xạ được coi như thước đo hoạt động thần kinh.
Phản xạ là đơn vị chức năng của hệ thần kinh, là phản ứng tự động của cơ thể đối với từng kích thích. Nhưng nếu con người chỉ dựa vào những phản xạ tự động thì không thể thích nghi với môi trường. Cơ thể con người cần có những phản ứng tập nhiễm hay những kinh nghiệm đã học được trong đời sống để thích nghi với môi trường. Hoạt động thần kinh cấp cao chính là sự tổ hợp các phản xạ không điều kiện và những phản xạ có điều kiện để giúp cơ thể thích nghi với môi trường. Vỏ não là cơ sở vật chất của hoạt động thần kinh cấp cao và phản xạ có điều kiện là hoạt động đặc trưng của hoạt đông thần kinh cấp cao.
HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ
Khái niệm về hưng phấn và ức chế
Hưng phấn là trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh. Khi môi trường bên trong hay ngoài cơ thể kích thích vào cơ thể, tế bào thần kinh có thể sẵn sàng đáp lại. Trạng thái này gọi là hưng phấn. Lúc này tế bào thần kinh sẵn sàng tiếp nhận kích thích, hình thành dòng điện và truyền tín hiệu này dọc theo sợi trục. Hưng phấn được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.
Tế bào thần kinh cũng có thể không đáp lại kích thích từ môi trường bên trong hay ngoài cơ thể. Trạng thái này gọi là ưc chế. Ức chế cũng có thể lan truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.
Các qui luật diễn biến của hưng phấn và ức chế
Hoạt động của hệ thần kinh là sự nối tiếp của các quá trình hưng phấn và ức chế. Các quá trình hưng phấn và ức chế trong hoạt động thần kinh cấp cao tuân theo những qui luật nhất định tùy thuộc vào tác động của kích thích vào vỏ não. Dưới tác dụng của những tác nhân kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trên vỏ não sẽ xuất hiện quá trình hưng phấn hoặc ức chế.
Qui luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
Nếu kích thích chỉ tác động lên một điểm trên vỏ não thì điểm đó chỉ hưng phấn hoặc ức chế một thời gian sẽ chuyển sang ức chế hoặc hưng phấn. Quá trình chuyển này có thể đột ngột, có thể từ từ. Ví dụ khi thầy giáo giảng bài bằng giọng nói đều đều, thì chỉ có vùng thính giác hưng phấn. Do đó một lúc sau, điểm hưng phấn ở vùng thính giác sẽ chuyển sang ức chế khiến học sinh buồn ngủ. Như vậy tránh mệt mỏi buồn ngủ cho học sinh, giáo viên cần chú ý giọng nói có nhiều âm sắc, thay đổi hình thức và phương pháp dạy học…
Qui luật lan tỏa và tập trung
Một kích thích mạnh khi gây hưng phấn hoặc ức chế trên vỏ não sẽ không dừng lại ở một điểm mà sẽ lan rộng đến những vùng lân cận. Mức độ lan rộng của hưng phấn tùy thuộc vào cường độ của kích thích tác động.
Ví dụ khi nhận tin vui, ban đầu hưng phấn chỉ ở phạm vi cục bộ sau đó lan rộng đến những vùng lân cận như vùng vận động khiến người nhận tin có thể nhảy lên, hoa tay múa chân, reo mừng…
Sau khi lan rộng, hưng phấn hay ức chế sẽ thu dần phạm vi và cuối cùng trở về vị trí xuất phát.
Ví dụ sau khi người nhận tin vui nhảy lên, reo mừng thì người ấy chỉ biểu hiện ở một hành động duy nhất là nụ cười.
Tốc độ lan tỏa và tập trung còn phụ thuộc vào tình trạng của cơ thể, vào loại hình thần kinh của cá thể…
Quá trình lan tỏa xảy ra khi vùng thần kinh trên vỏ não bị kích thích mạnh quá mức hay bị kích thích yếu.
Qui luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ
Cường độ kích thích càng lớn thì cường độ phản xạ càng lớn. Tuy nhiên, nếu kích thích dưới hay vượt ngưỡng thì không gây được phản xạ.
Qui luật cảm ứng
Cảm ứng là khả năng gây quá trình đối lập hoặc tiếp sau của các quá trình hưng phấn và ức chế. Một hưng phấn với cường độ trung bình xuất hiện ở một điểm trên vỏ não thì các điểm gần đó hoặc đôi khi ở những điểm xa rơi vào trạng thái ức chế. Hoặc một điểm trên vỏ não lúc này ở trạng thái ức chế thì thời gian sau tại điểm ấy sẽ là quá trình hưng phấn.
Có hai loại cảm ứng. Cảm ứng dương tính là hiện tượng phát sinh ức chế gây nên hưng phấn. Ví dụ như nếu quan sát vật trong ánh sáng mờ ta không nhìn rõ nhưng nếu nhắm mắt lại khoảng 5 phút sau đó mở ra thì lại nhìn thấy rõ hơn nhiều. Cảm ứng âm tính là hiện tượng phát sinh hưng phấn gây nên ức chế. Ví dụ khi ta chú ý nhìn vào một vật thì hình ảnh của vật đó rất rõ nét còn những vật xung quanh trở nên mờ nhạt
Quá trình cảm ứng xảy ra khi vùng thần kinh trên vỏ não bị kích thích mạnh.
PHẢN XẠ
Khái niệm về kích thích
Môi trường xung quanh ta luôn có những thay đổi, có khi những thay đổi đó có hại vô hại hoặc có hại cho cơ thể chúng ta. Những thay đổi của môi trường bên trong hay ngoài tác động lên cơ thể được gọi là kích thích. Kích thích có thể tác động trực tiếp lên các giác quan qua những hình ảnh, sự vật cụ thể hay gián tiếp qua ngôn ngữ.
Khái niệm về phản xạ
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trước những kích thích do môi trường trong hay ngoài tác động. Phản xạ là một hệ thống kiểm tra sinh học của cơ thể. Phản xạ giúp trả lời các kích thích từ môi trường ngoài hay trong cơ thể thông qua cung phản xạ. Phản xạ xuất hiện rất nhanh khi có kích thích, trước khi chúng ta kịp suy nghĩ. Chúng có thể có sẵn hoặc học được trong quá trình sống.
Phản xạ chỉ xảy ra khi kích thích đạt đến một ngưỡng nhất định. Ngưỡng kích thích này khác nhau ở mỗi người.
Cung phản xạ
Khi tay bị mũi kim chích vào, phản xạ của cơ thể là rụt tay lại.
Vậy phản xạ diễn ra như thế nào? Trước tiên các thụ quan cảm giác đau trên da tay bị kích thích, phát ra luồng thần kinh đưa về trung ương thần kinh bằng dây thần kinh hướng tâm. Tại trung ương thần kinh, các tín hiệu thần kinh được phân tích và đưa ra tín hiệu trả lời qua dây thần kinh ly tâm đến cơ tay. Cơ tay sẽ co lại để thực hiện động tác rụt tay. Ở trung ương thần kinh, có sự tham gia của 3 nơron là nơ ron cảm giác, nơron trung gian và nơron vận động.
Như vậy, để hình thành một phản xạ, cần phải trải qua một con đường gọi là cung phản xạ. Cung phản xạ là đường đi từ cơ quan thụ cảm qua dây thần kinh cảm giác đến trung ương thần kinh, qua dây thần kinh vận động đến cơ quan trả lời. Một cung phản xạ gồm 3 vùng cơ bản là cơ quan thụ cảm, trung ương thần kinh, cơ quan trả lời.
Vòng phản xạ
Sau khi phản xạ xảy ra, người ta nhận thấy có xung động thần kinh thông báo cho cơ thể biết về kết quả thực hiện phản ứng trả lời. Quá trình này gọi là sự hướng tâm ngược hay liên hệ ngược.
Thông tin về kết quả hành động trở về não nhờ những dây thần kinh hướng tâm.Ở trung ương thần kinh sẽ có sự so
sánh, đối chiếu kết quả thực hiện với dự định ban đầu. Nếu cần, trung ương thần kinh sẽ đưa ra những lệnh mới bổ sung, điều chỉnh phản ứng trả lới trước đó.
Như vậy, một phản xạ hình thành không chỉ qua cung phản xạ mà qua vòng phản xạ. Vòng phản xạ là đường đi của xung động thần kinh, từ cơ quan nhận cảm đến trung ương thần kinh, đến cơ quan trả lời rồi quay trở lại thần kinh trung ương.
Phân loại phản xạ
Trong thực tế, chúng ta quan sát thấy có những phản xạ giống nhau ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thời điểm.
Ví dụ như phản xạ giật mình khi nghe tiếng nổ lớn, chớp mắt khi ánh sáng mạnh rọi vào mắt… Cũng có những phản xạ có ở người này nhưng không có ở người khác. Ví dụ như một cô gái Hà Nội sẽ ứa nước bọt khi nhìn thấy người khác ăn sấu dầm, nhưng nếu bày đĩa sấu dầm trước một cô gái ở Sóc Trăng thì lại chẳng có phản xạ này. Như vậy có thể thấy rằng có hai loại phản xạ. Loại phản xạ trong ví dụ đầu tiên là loại phản xạ có sẵn, được gọi là phản xạ không điều kiện. Loại phản xạ thứ hai là phản xạ học được trong quá trình sống hay còn gọi là phản xạ có điều kiện.
PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện
Nhà sinh lý học người Nga, Ivan Pavlov (1849-1936), khi nghiên cứu về hệ tiêu hóa của chó đã phát hiện và nghiên cứu về phản xạ có điều kiện.
Thí nghiệm trên chó đã giải phẫu cho ống dẫn nước bọt ra ngoài, ông nhận thấy khi cho chó ăn kết hợp với việc bật đèn sáng nhiều lần, chó chỉ cần nhìn thấy ánh đèn thì vẫn tiết nước bọt.
Ở phản xạ không điều kiện, xung động vị giác từ lưỡi (vùng A) đến trung tâm hưng phấn tiết nước bọt ở tủy sống (vùng B) phát sinh xung động tiết nước bọt đi đến tuyến nước bọt (vùng D).
Xung động từ vùng B còn chuyển đến vùng vị giác (vùng C) ở vỏ não để thông báo.
Ở phản xạ có điều kiện, khi mới phát sinh ngoài luồng thần kinh đi từ A→B→D→C, còn có trung tâm hưng phấn thị giác (vùng F) hưng phấn do xung động thị giác từ mắt (vùng E) đến. Nhiều lần tác động ánh sáng trước tác động thức ăn vài giây, giữa vùng hưng phấn C và vùng hưng phấn F trên vỏ não sẽ phát sinh mối liên hệ gọi là đường liên hệ tạm thời. Tức là khi vùng F hưng phấn sẽ kéo theo sự hưng phấn của vùng C.
Lý giải hiện tượng này dựa trên hiện tượng lan tỏa hưng phấn của vỏ não. Hưng phấn ở điểm C mạnh hơn hưng phấn ở điểm F nên lan tỏa hưng phấn ấy xuống điểm F. Khi lặp lại đồng thời kích thích ánh đèn và thức ăn nhiều lần, mỗi khi hưng phấn từ F đến C sẽ để lại dấu vết. Khi đường liên hệ đã được thiết lập, chỉ cần vùng F hưng phấn sẽ dẫn đến hưng phấn vùng C.
Đặc điểm của phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ hình thành trong quá trình sống, hình thành trên cơ sở một phản xạ không điều kiện.
Phản xạ có điều kiện do vỏ não điều khiển. Để có phản xạ có điều kiện,vỏ não phải nguyên vẹn về cấu tạo, bình thường về chức năng.
Phản xạ có điều kiện mang tính cá thể tức là mỗi cá thể có phản xạ khác nhau trước cùng một kích thích. Tác nhân kích thích ở phản xạ có điều kiện là không xác định: phản xạ có thể xảy ra với nhiều loại kích thích khác nhau.
Các kích thích có điều kiện và không điều kiện phải được kết hợp đồng thời với nhau một số lần nhất định. Kích thích có điều kiện phải không liên quan đến phản xạ không điều kiện làm cơ sở.
Phản xạ có điều kiện không bền vững nên phải thường xuyên củng cố.
Ức chế phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện có thể mất đi sau khi hình thành gọi là ức chế phản xạ có điều kiện. Có hai loại ức chế là ức chế có điều kiện và ức chế không điều kiện.
Ức chế không điều kiện
Ức chế không điều kiện là loại ức chế xuất hiện rất nhanh và tồn tại không lâu. Ức chế không điều kiện sinh ra đã sẵn có và biểu hiện dưới hai hình thức.
Khi một điểm hưng phấn của phản xạ có điều kiện đang diễn ra mà xuất hiện một điểm hưng phấn khác trên vỏ não thì phản xạ có điều kiện không xảy ra được. Hiện tượng này gọi là ức chế bên ngoài.
Trong thí nghiệm của Pavlov khi phản xạ có điều kiện bật đèn chó tiết nước bọt đã hình thành mà vừa bật đèn ta thả con mèo ra thì chó sẽ không tiết nước bọt nữa.Hay khi ta bật đèn, con chó muốn đi tiểu tiện thì phản xạ có điều kiện bật đèn chó tiết nước bọt cũng không xảy ra.
Loại ức chế này giúp gây tính tò mò, hay tìm hiểu những sự việc không bình thường và là cơ sở cho sự phát sinh, sáng kiến tức là hành động không đi theo lối mòn.
Loại ức chế thứ hai là ức chế trên giới hạn hay ức chế dập tắt. Khi kích thích có điều kiện có cường độ quá mạnh. Ví dụ với phản xạ có điều kiện chuông reo chó tiết nước bọt mà ta nhấn tiếng chuông quá lớn thì chó sẽ không tiết nước bọt. Hoặc khi kích thích có điều kiện tác động quá lâu cũng làm phản xạ có điều kiện không xảy ra. Ví dụ khi nhấn chuông dài hay chó quá đói thì phản xạ có điều kiện chuông reo chó tiết nước bọt cũng không xảy ra. Loại ức chế này giúp bảo vệ tế bào vỏ não khỏi bị tổn thương.
Ức chế có điều kiện
Ức chế có điều kiện là loại ức chế xuất hiện sau khi phản xạ có điều kiện đã xảy ra. Ức chế có điều kiện biểu hiện dưới bốn hình thức.
Nếu cho kích thích có điều kiện thường xuyên tác động mà không kết hợp với kích thích không điều kiện thì phản xạ có điều kiện sẽ mất đi tạm thời, đó là ức chế tắt dần.
Nếu ta ngưng không kích thích có điều kiện trong một thời gian để vỏ não nghỉ ngơi thì phản xạ có điều kiện sẽ phục hồi trở lại.
Nếu cho một kích thích gần giống với kích thích có điều kiện tác động thì phản xạ có điều kiện sẽ không xảy ra, đó là ức chế phân biệt. Ví dụ phản xạ có điều kiện bật đèn vàng chó tiết nước bọt đã có sẵn mà ta thay bằng đèn đỏ thì phản xạ có điều kiện bật đèn chó tiết nước bọt cũng không xảy ra. Loại ức chế này giúp phân biệt những tác nhân gần giống nhau để cơ thể đáp ứng đúng mức với môi trường sống.
Nếu sau khi phản xạ có điều kiện đã thiết lập với kích thích có điều kiện A mà ta lại cho một kích thích có điều kiện B khác xuất hiện nhiều lần trong khi kích thích A ít hoặc không xuất hiện thì phản xạ có điều kiện với kích thích A sẽ mất đi, đó là ức chế có điều kiện.
Ví dụ phản xạ bật đèn chó tiết nước bọt đã thiết lập, sau đó mỗi khi cho chó ăn ta lại nhấn chuông thì sau đó bật đèn chó sẽ không tiết nước bọt nữa.
Nếu sau khi phản xạ có điều kiện đã thiết lập sau đó ta cho kích thích có điều kiện xuất hiện chậm hơn kích thích không điều kiện thì phản xạ có điều kiện cũng chậm xảy ra, đó là ức chế làm chậm phản xạ. Ví dụ khi phản xạ có điều kiện chuông reo chó tiết nước bọt đã thiết lập, ta thay đổi bằng cách thường xuyên nhấn chuông lâu hơn mới cho chó ăn thì một thời gian sau khi nghe tiếng chuông, chó sẽ không tiết nước bọt ngay mà một thời gian sau mới tiết nước bọt.Động hình
Trong thực tế, chúng ta thấy có những thói quen của con người giúp nhanh chóng thực hiện công việc. Ví dụ người đan len không cần nhìn nhưng vẫn đan đúng và nhanh.
Có những phản xạ thường lặp đi lặp lại nhiều lần lâu dần trở thành thói quen. Nhờ thói quen ta không cần chú ý mà hành động không cần suy nghĩ. Nguyên do là các phản ứng khi lặp lại nhiều lần đã để lại dấu ấn trên vỏ não, tạo thành một trật tự về phản xạ, phản xạ này sẽ tiếp nối phản xạ kia theo lịch trình định trước gọi là động hình

Bình luận (0)
Hồng Gấm
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
13 tháng 4 2017 lúc 21:27

Nếu ăn những chất đó vào thì cơ thể bn sẽ hình thành sỏi và gây ra bệnh thỏi thận . Một khi đã bị bệnh thì rất phiền phức , cơ thể vừa bị đâu vừa tốn tiền thuốc , tiền phẫu thuật để chữa trị .

Bình luận (0)
Phan Thị Như Quỳnh
13 tháng 4 2017 lúc 22:21

vì nó sẻ gây sỏi lâu ngày tích tụ lại thành sỏi thật . RẤT NGUY HIỂM

Bình luận (0)
Ngô Đức Thắng
14 tháng 4 2017 lúc 22:41

nó ko tốt

Bình luận (0)
Chi Long
Xem chi tiết
Doraemon
29 tháng 3 2017 lúc 18:10

Bình luận (0)
Trịnh Ngọc Hân
29 tháng 3 2017 lúc 14:48

- Tuyến nội tiết gồm : tuyến yên , tuyến giáp , tuyến trên thận.

- Vai trò :

+ Tiết ra lượng hoocmon ít nhưng có hoạt tính mạnh.

+ Có tác dụng điều khiến , điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan.

Bình luận (0)
Do Quang
10 tháng 5 2017 lúc 7:40

ghi cau tra loi di

Bình luận (0)
Do Quang
10 tháng 5 2017 lúc 7:41

e

Bình luận (0)
Bình Giang
10 tháng 5 2017 lúc 8:24

Nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, chất nhờn trên da mặt, ...

Bình luận (0)
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Hoàng Chibi (Crush)
7 tháng 5 2017 lúc 17:55

Nhờ có bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong cơ thể (pH, nồng độ các Ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Ví dụ : (Bài tiết là một hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong.)

Bình luận (0)
Nga Huynh
Xem chi tiết
Nhật Linh
5 tháng 5 2017 lúc 20:46

Kết quả hình ảnh cho Vẽ sơ đồ một qủa thận bổ dọc và ghi chú

Bình luận (0)
Nhật Linh
5 tháng 5 2017 lúc 20:45

Kết quả hình ảnh cho Vẽ sơ đồ một qủa thận bổ dọc và ghi chú

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
Âu Dương Linh Nguyệt
3 tháng 3 2017 lúc 20:52

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Câu 2. Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như sau : Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

Mỗi ngày, các cầu thận một người trưởng thành phải lọc khoảng 1440 lít máu và tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thụ lại sau đó mà chỉ khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái. Chỗ bóng đái thông với ống đái có 2 cơ vòng bịt chặt, cơ nằm ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn. Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện. Nếu cơ vòng mở ra (có sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ bụng), nước tiểu sẽ thoát ra ngoài.



Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
3 tháng 3 2017 lúc 20:54

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Bình luận (0)
Trương ly na
3 tháng 3 2017 lúc 20:50

sự tạo thành nước tiểu diễn ra như sau: đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận . tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất ko cần thiết và có hại ở ống cầu thận , tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồg độ các chất trong máu

Bình luận (0)
TA Đã Bế Tắc
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
3 tháng 3 2017 lúc 17:49

ddien bang 26.5 SGK trang 218

Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đá i và ống đá i

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 3 2017 lúc 18:40

hệ bài tiết nước tiểu gồm thận , ống dẫn nước tiểu , bóng đái và ống đái

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Xuân
10 tháng 3 2017 lúc 12:55

các ac hok chương trình đại tràng ạ

Bình luận (0)
phạm nhất duy
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
14 tháng 3 2017 lúc 21:05

Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận,ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.Thận gồm hai quả với khoảng hai triệu đơn vị chức năng để lọc máu thận và hình thành nước tiểu. Cầu thận thực chất là một búi mao mạch dày đặc.

Bình luận (2)
Tên Anh Tau
14 tháng 3 2017 lúc 21:06

1Thận

2Bóng đái

3 2 quả

4lọc máu

5nước tiểu

Bình luận (1)
Thanh Thủy
15 tháng 3 2017 lúc 20:06

hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận ,ống dẫn nước tiểu , bóng đái và ống đái .thận gồm hai quả với khoảng hai triệu đơn vị chức năng để lọc máuvà hình thành nước tiểu . cầu thận thực chất là một búi mao mạch dày đặc

mình đc học như vậy đó!!!

Bình luận (2)