Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
- Khái niệm: Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).
- Các sản phẩm chủ yếu và cơ quan thực hiện bài tiết.
Sản phẩm thải chủ yếu | Cơ quan bài tiết chủ yếu |
CO2 | Phổi |
Nước tiếu | Thận |
Mồ hôi | Da |
- Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi 1 lí do nào đó \(\rightarrow\) các chất thải bị tích tụ trong máu \(\rightarrow\) biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể \(\rightarrow\) cơ thể bị nhiễm độc \(\rightarrow\) mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí hôn mê và chết.
- Vai trò của hệ bài tiết:
+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.
+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định \(\rightarrow\)hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.
+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.
+ Cầu thận thực chất là 1 túi mao mạch dày đặc, khoảng 50 mao mạch xếp song song thành 1 khối cầu thận nằm trong nang cầu thận.