Bài 37 : Dân cư Bắc Mĩ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Nguyễn Minh Tâm
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
20 tháng 1 2017 lúc 21:15

- Nhận xét về sự phân bố:

+ Các đô thị tập trung chủ yếu ở ven Hồ Lớn và ven biển, đặc biệt là vùng duyên hải phía Tây Hoa Kì.

- Giải thích:

+ Do gần sông, hồ, biển thuận lợi cho việc đánh bắt cá, gần vùng công nghiệp mặt trời, thuận lợi trong việc di chuyển tới các nước bạn,......

chúc bạn học tốt

Bình Trần Thị
21 tháng 1 2017 lúc 0:32

Dân cư phân bố không đều:

+ Tập trung đông ở bờ nam vùng Hồ Lớn và ven biển ĐB Hoa kì

+ Thưa thớt ở bán đảo A la xca, Phía Bắc Ca na đa và phía Tây Khu vực hệ thống Cooc đi e

Nguyên nhân:

Dân cư phân bố không đều do chịu ảnh hưởng của sự phân hoá về tự nhiên

Phạm Thu Thủy
21 tháng 1 2017 lúc 12:37

Dân cư phân bố không đều:

+ Tập trung đông ở bờ nam vùng Hồ Lớn và ven biển ĐB Hoa kì

+ Thưa thớt ở bán đảo A la xca, Phía Bắc Ca na đa và phía Tây Khu vực hệ thống Cooc đi e

Nguyên nhân:

Dân cư phân bố không đều do chịu ảnh hưởng của sự phân hoá về tự nhiên

Guilty Crown
Xem chi tiết
Quỳnh Như
10 tháng 2 2017 lúc 21:15
Mật độ dân số Vùng phân bố chủ yếu
Dưới 1 người/km2 Bán đảo A-la-xca
Từ 1-10 người/km2 Phía Tây hệ thống Cooc-đi-e
Từ 11-50 người/km2 Dải đồng bằng ven Thái Bình Dương
Từ 51-100 người/km2 Phía đông Hoa Kì
Trên 100 người/km2 Phía nam Hồ Lớn và dải duyên hải ven Đại Tây Dương
Nguyenanhtuan
25 tháng 1 2021 lúc 20:03

Mật độ dân số

Vùng phân bố chủ yếu

Dưới 1 người/km2

bán đảo a-lat-xca và phía bắc Canađa

Từ 1-10 người/km2

khu vực hệ thống Cooc-đi-e

Từ 11-50 người/km2

dãy đồng bằng hẹp bên Thái Bình Dương

Từ 51-100 người/km2

phía đông Hoa Kì

Trên 100 người/km2

dải đất ven hồ phía nam Hồ Lớn và vùng đồng bằng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì

lê khánh linh
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
9 tháng 1 2017 lúc 20:45

1. Các thành phố tập trung nhiều ở phía Nam Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương vì quanh vùng Hồ Lớn có nhiều tài nguyên khoáng sản, lượng mưa khá và ven Đại Tây Dương có nhiều cảng biển quan trọng.

2.
- Dân số: 419,5 triệu người.
- Mật độ dân số trung bình khoảng 20 người/km2
- Dân cư phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông
+ Phía Bắc của Bắc Mĩ dân cư thưa thớt
+ Dân cư tập trung đông ở vùng Đông Nam Ca – na – đa và Đông Bắc Hoa Kì.

Ngô Thành Chung
28 tháng 1 2018 lúc 16:28

Câu 1:

-Dân số: 41,5 triệu người

-Mật độ dân số trung bình: 20 người/km2

-Giải thích: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, do lịch sử nhập cư sớm và mức độ đô thị hóa cao

Câu 2:

-Dân cư phân bố không đồng đều

-Do

+Phía Bắc dân cư đông đúc

+Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng Đông Ca-na-đa và Đông Bắc Hoa Kì

Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
9 tháng 2 2017 lúc 20:44

Do chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên, dân cư Bắc Mĩ phân bố rất không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía tây và phía đông nên dân cư Bắc Mĩ phân bố không đều giữa các khu vực

Ví dụ:

+ Biển đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-da là nơi dân cư thưa thớt nhất. Nhiều nơi không có người sinh sống.

+ Phía đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất Bắc Mĩ.

...............................

Mình sửa lại đề từ châu Mĩ thành Bắc Mĩ nha, vì trong sách đâu có nói dân cư châu Mĩ phân bố không đều?

phan thị khánh huyền
10 tháng 2 2017 lúc 18:33

Theo thống kê 1992, dân số Châu Phi có 654.000.000 người chiếm trên 12% dân số thế giới. Mật độ trung bình hon 21 người/km2, phân bố không đều:
Trong các vùng hoang mạc Xahara, Calahari, Namip, miền rừng xích đạo Công gô 1 người/ km².
Trên các đồng bằng, vùng núi thấp ven biển, dọc theo thung lũng các sông lớn, mật độ trung bình khá cao, riêng châu thổ sông Nin 600 người/ km².
Hiện nay ở lục địa Phi tỉ lệ gia tăng dân số 3% (1992-nhất thế giới ), nhiều nước có tỉ lệ cao hơn như Kênia, Uganđa, Togô, Dămbia 3,7 - 3,8%. Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, sự gia tăng dân số là nguyên nhân chủ yếu của sự nghèo đói ở châu lục này

duyên
15 tháng 2 2017 lúc 19:59

Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:
- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)
_ Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh.Đặc biệt có sự khác biệt khí hậu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 100o100oT của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.
(*) _ Hiện nay , dân cư Hoa Kỳ đang di chuyển từ vùng phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc (ven Đại Tây Dương) xuống các vùng phía nam ven vịnh Mehico và duyên hải ven Thái Bình Dương.
_ Sự di chuyển trên là do các nguyên nhân sau đây :
+ Khu vực phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ( Ven Đại Tây Dương ) được khai thác sớm, tài nguyên không còn nhiều, dân cư tập trung đông đúc, môi trường bị đe doạ.
+ Vùng phía nam và ven Thái Bình dương có tài nguyên phong phú điều kiện thuận lợi nhưng chưa được khai thác nhiều
+ Sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới ở phái Nam và ven Đại Tây Dương

Chúc bạn học tốt

nguyen thi nhat anh
Xem chi tiết
Diệp Tử Đằng
1 tháng 2 2017 lúc 11:36

- Dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn có các thành phô" lớn: Bô-xtơn, Niu I-oóc, Phi-la-đen-phi-a, Oa-sinh-tơn.

- Dải siêu đô thị từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an có các thành phố lớn: Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Tô-rôn-tô, Ôt-ta-oa, Môn-trê-an.

Bình Trần Thị
1 tháng 2 2017 lúc 14:13

- Dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn có các thành phô lớn: Bô-xtơn, Niu I-oóc, Phi-la-đen-phi-a, Oa-sinh-tơn.

- Dải siêu đô thị từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an có các thành phố lớn: Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Tô-rôn-tô, Ôt-ta-oa, Môn-trê-an.

Nguyễn Tín
Xem chi tiết
Kieu Diem
2 tháng 6 2020 lúc 21:34

– Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
– Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.

Nguyễn Minh Anh
25 tháng 4 2016 lúc 20:41

a. Giống nhau :

- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

b. Khác nhau :

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

 Bảo Uyên
Xem chi tiết
Trần Hiểu Nghiên Hy
8 tháng 1 2017 lúc 20:27

- trc khi Cri- xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra Tân thế giới, chủ nhân của Châu Mĩ là ng Anh-điêng và E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it vs những nền văn minh nổi tiếng như văn minh Mai-a, In-ca và̀ A-xơ-tếch

+ ng Anh-điêng sống rải rác trên toàn bộ châu lục,chủ yếu bằng săn bắt và trồng trọt

+ ng E-ki-mô cư trú ven Bắc Băng Dương,sống bằng nghề săn bắt và đánh cá

- từ thế kỉ XVI,châu mĩ có thêm ng gốc Âu và ng da đen nhập cư

+ ng Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it di cư đến châu mĩ ngày càng đông

+ ng da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu phi bị bắt sang lm nô lệ

- quá trình chung sống,hòa quyết đã tạo nên nhiều ng lai ở châu mĩ

Bình Trần Thị
8 tháng 1 2017 lúc 23:34

vì : Đa số thành phần dân cư châu Mỹ là dân nhập cư thuộc đủ các chủng tộc trên thế giới.( ví dụ : chủng tộc Nê-gro-it bị bắt sang làm nô lệ, chủng tôc Ơ-rô-pê-ô-ít sang xâm chiếm đất đai,.v.v...) Mà khi mỗi chủng tộc sống với nhau thì sẽ hòa quyện huyết thống tạo ra chủng tộc người lai.

Phạm Thu Thủy
19 tháng 1 2017 lúc 21:51
Trươc thế kỉ XV ở Châu Mĩ có nguồi Anh-điêng và Exkimo thuộc chủng tộc Mongoloit
- Từ thế kỉ XVI trở đi Châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới:
+ Mongoloit (Người bản địa)
+Ơropeoit( từ Châu Âu )
+ Nêgroit (nô lệ da đen từ Châu Phi)
+ Môngloit (Trung Quốc, Nhật Bản)
Các chủng tộc đã hà huyết tạo nên thành phần người lai
Quỷ Khát Máu
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
11 tháng 1 2017 lúc 19:31

- Trước kia chủ nhân của người châu Mĩ là người Anh- điêng và người E- xki- mô thuộc chủng tộc Môn- gô- lô- it, là con cháu của người châu Á di cư đến.

- Người Anh- điêng phân bố rải rác trên khắp châu lục, chủ yếu sống bằng nghề săn bắn và trồng trọt. Một số bộ lạc cổ có trình độ phát triển khá cao.

- Người E- xki- mô cư trú ở ven Bắc Băng Dương, sống bằng nghề bắt cá và săn thú.

- Từ thế kỉ XVI, có thêm người gốc Âu nhập cư, thuộc chủng tộc Ơ- rô- pê- ô- it. Họ còn cưỡng bức người da đen thuộc chủng tộc Nê- gro- it từ châu Phi sang làm nô lệ.

- Trong quá trình chung sống, các chủng tộc này hòa huyết, làm xuất hiện các thành phần người lai.

chúc bạn học tốt, bài này mình chưa học nên không chắc lắm, hihi

Hương Phan
25 tháng 1 2017 lúc 8:44

Chả bt đúng ko nhưng bn cứ tham khảo nha !!!

- Dân số: 419,5 triệu người.
- Mật độ dân số trung bình khoảng 20 người/km2
- Dân cư phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông
+ Phía Bắc của Bắc Mĩ dân cư thưa thớt
+ Dân cư tập trung đông ở vùng Đông Nam Ca – na – đa và Đông Bắc Hoa Kì.

Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.

Chúc bn học tốt nha okthanghoa

♬ ♪ ♥ Izanami ♥ ♪♫
25 tháng 1 2017 lúc 19:02

Dân số Bắc Mỹ là khoảng hơn 518.000.000 người, mật độ dân số trung bình là khoảng 21 người/km². Tại bán đảo Alaska và miền bắc Canada có rất ít người, một số nơi không có người ở. Ở giữa nước Mỹ có một khu vực rất ít dân: 1-10 người/km²; ven biển phía Tây, Mexico và phía Đông nước Mỹ có mật độ 51-100 người/km². Trên 100 người/km² nằm ở Đông Bắc Hoa Kì và phía nam Hồ Lớn.

pham huu huy
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hùng
2 tháng 2 2017 lúc 21:14

Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ, thuộc đông nam México, Bắc Guatemala và Hondurasngày nay.

Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian.

Căn cứ vào các di vật khám phá ngày càng phong phú, người ta xác định được rằng vào khoảng thế kỷ thứ 1 các quốc gia cổ đại của người Maya đã được thành lập. Phần lớn các quốc gia người Maya bị diệt vong do nhiều lý do ở vào khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo Yucatán, thuộc Mexico tiếp tục tồn tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha đến xâm chiếm vùng này vào thế kỷ 16. Hậu quả của cuộc xâm lăng đã tàn phá rất nhiều các di sản của người Maya.

Nền kinh tế của người Maya chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí hậu. Các sản phẩm trồng trọt của người Maya chủ yếu là ngô, đậu, cà chua, bí đỏ, ca cao... Người Maya cũng lấy chăn nuôi làm sản phẩm chính sau trồng trọt. Họ chăn nuôi các loại động vật như, chó, gà, hươu, nai, chim, ong mật... Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người Maya cũng đạt đến một trình độ rất cao. Ngoài ra, người Maya còn biết làm muối với những khu vực rộng lớn và độc đáo.Vào khoảng thế kỷ thứ 8 và 9, nền văn minh Maya bắt đầu suy tàn, với rất nhiều các thành phố ở các vùng đất thấp bị bỏ hoang. Các cuộc chiến tranh đã nhanh chóng vắt kiệt nguồn lực và con người Maya, cộng với khí hậu thay đổi, dẫn đến hạn hán và kết hợp nhiều lý do mà dẫn đến sự suy vong của văn minh Maya. Các khảo cổ đã chứng minh các yếu tố như xung đột, đói kém và các cuộc nổi dậy từ trung tâm quyền lực và ở các vùng đất thấp. Những chứng cứ mà các nhà khoa học chứng minh được rằng vào thế kỷ thứ 9 ở đây có một biến động gây hạn hán tồi tệ nhất trong 7000 năm mới xảy ra một lần này đã góp phần làm suy kiệt văn minh Maya. Tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân duy nhất cho sự suy tàn của văn minh Maya.

Người Inca là một tộc người da đỏ tại miền nam châu Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, người Inca đã làm chủ một vương quốc rộng lớn có mức độ tổ chức cao. Trong thời điểm mở rộng nhất, ảnh hưởng của vương quốc này trải dài từ Ecuador ngày nay cho đến Chile và Argentina. Trung tâm văn hóa, kinh tế và tế lễ là thủ đô Cuzco trong nước Peru ngày nay.

Inca cũng là danh hiệu của người thống trị Vương quốc Inca và danh hiệu của một trong số nhiều bộ tộc xuất thân từ thần mặt trời Inca.

Người Inca nói tiếng Quechua, sử dụng chữ viết dùng gút thắt Quipu chỉ thể hiện được số và mẫu Tocapu được dệt vào trong vải, loại mẫu mà người ta chưa chắc chắn có phải là chữ viết hay không. Vì người Inca không biết đến tiền nên họ không phát triển thuế theo khái niệm ngày nay của châu Âu. Thay vào đó họ phát triển một quốc gia thông qua việc ghi chép rất chính xác và bao quát số liệu thống kê để điều hòa tất cả các năng lực và nhu cầu, tất cả tài nguyên, cống lễ cũng như việc phân chia chúng. Vì thế, những việc sản xuất cần thiết cho quốc gia đã được thực hiện thông qua lao động được tổ chức tập thể một cách chặt chẽ.

Họ phải làm việc 1/3 thời gian lao động cho Inti- thần mặt trời, được đặt ngang hàng với những người thống trị vương quốc, 1/3 thời gian lao động khác cho những người già, đau ốm, góa bụa, trẻ mồ côi và những người cần giúp đỡ, 1/3 thời gian lao động cuối cùng được phép dùng để mưu sinh cho gia đình. Quý tộc và "nhân viên nhà nước" được nhiều ưu đãi, họ không phải làm công việc đồng áng và không phải phục vụ trong quân đội, được phép có nhiều vợ và đeo trang sức. Người thống trị vương quốc được tôn sùng như thần thánh bên cạnh thần mặt trời Inti, thần sáng tạo ra nền văn minh Inca Viracocha và nữ thần đất và thần sinh sản Pachamama.

Tường do người Inca xây dựng tại Cuzco

Các kiến trúc sư, nhà xây dựng cầu đường đã có nhiều công trình độc đáo, thể hiện rất ấn tượng qua chiếc cầu treo dài 60 m bắt ngang sông Río Apurímac, con đường dọc theo bờ biển dài 4.000 km, rộng 8 m và con đường dọc theo núi Andes dài 5.200 km, rộng 6 m. Chạy trên những con đường này là những người chạy tiếp sức (Chaski), truyền tin tức quan trọng cho đến 400 km trong một ngày. Toàn bộ mạng lưới đường sá có chiều dài vào khoảng 40.000 km. Nhiều công trình xây dựng đã được các kiến trúc sư thiết kế từ những hòn đá nặng hàng tấn, được ghép lại với nhau không có kẽ hở và một phần vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay mặc dầu thường hay có động đất.

Nhiều vết mổ xẻ trên xương sọ và tay chân chứng tỏ rằng người Inca đã tiến bộ rất nhiều trong lĩnh vực y học. Dụng cụ và vũ khí được chế tạo từ đồng và đồng thau (bronze). Họ biết cách dệt vải và sản xuất y phục từ lông các loài lạc đà không bướu alcapa(Vicugna pacidoslrkjgou) và vicuña (Vicugna vicugna). Những đồ gốm tìm thấy có mẫu mã nhiều màu và đơn giản và không còn có các thử nghiệm của các nền văn hóa trước đó. Người Inca thổi okarina, một nhạc cụ hơi làm bằng đất sét, trong các dịp lễ hội.

Để phòng nạn đói và cung cấp lương thực cho dân số khổng lồ so với điều kiện trên núi cao, gần như toàn bộ các sườn đồi núi đều được canh tác theo hình thức bậc thang và được tưới nước bằng kênh đào. Lương thực dư thừa được trữ trong các nhà kho đặc biệt, bảo vệ khỏi mưa và trong đó có gió thổi tuần hoàn để chống hư thối. Ngô, khoai tây, quinoa (Chenopodium quinoa), rau dền (Amaranthus), bí (Cucurbita), cà chua, lạc và ớt được trồng trên các cánh đồng bậc thang trên cao. Họ nuôi llama (lạc đà không bướu), vịt, alpaca và chuột lang làm gia súc và để chở hàng hóa.

Trong thần thoại Inca có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về cội nguồn của người Inca. Truyền thuyết được biết đến nhiều nhất là từ nhà biên niên sử Garcilaso Inca de la Vega. Theo truyền thuyết này người Inca đầu tiên Manco Cápac, con trai của Mặt Trời, và em gái là Oqllo được thần mặt trời Inti sai phái xuống Trái Đất để cải thiện thế giới. Họ đến Trái Đất trên hòn đảo Mặt trời trên hồ Titicaca. Thần Mặt Trời cho 2 anh em một cây gậy vàng và 2 người phải dựng nhà ở nơi có thể đánh một lần mà cắm được cây gậy này xuống đất. Sau khi lưu lạc nhiều nơi họ tìm được chốn để thành lập thành phố Cuzco vào khoảng năm 1200, là cái rốn của thế giới theo quan niệm của người Inca.

Người Inca nói tiếng Quechua và con cháu của dân tộc Tiahuanaco nói tiếng Aymara đều xem hồ Titicaca, một diện tích 8.000 km² màu xanh đậm và màu bạc, với nhiều đảo như Đảo Mặt trăng và Đảo Mặt trời, là linh thiêng. Hai nền văn hóa có cùng chung nguồn gốc: từ titi trong tiếng Aymara có nghĩa là "mèo núi", caca trong tiếng Quechua là "tảng đá".

Theo truyền thuyết, vương quốc Inca có 13 vị vua, 8 vị vua đầu là những hình tượng nửa lịch sử, nửa huyền thoại, 5 vị vua cuối cùng đã được lịch sử minh chứng.Các nhà biên sử đầu tiên của Tây Ban Nha khi đến Cuzco đã ghi chép lại các câu chuyện truyền miệng của người Inca. Các ghi chép này không được chứng minh trong lịch sử nhưng đã mang lại một hình ảnh người Inca đã vươn lên trở thành một dân tộc chiếm lĩnh ưu thế trong Nam Mỹ bằng chiến thuật và xâm chiếm như thế nào.

Khi người Inca đến vùng Cuzco thì có nhiều bộ lạc khác đã sống ở đấy, ngoài những bộ lạc khác là người Gualla và Sauasera. Người Gualla đã bị dân tộc tương đối nhỏ của người Inca tấn công và giết chết toàn bộ. Vì thế người Sauasera đã liên minh với một bộ tộc khác và cố gắng chống lại những kẻ xâm lược. Người Inca cũng đã chiến thắng liên minh các bộ lạc này và bắt đầu thống trị các bộ lạc còn lại. Bằng cách chiếm giữ các hệ thống tưới nước của người Alcabiza và bắt người Culunchima phải triều cống, họ đã kiểm soát được khu vực giữa 2 con sông Huatanay và Tullumayo.

Trong các cuộc xâm chiếm, Inti đã đóng một vai trò quan trọng như vật thờ cúng. Inti được gìn giữ trong một hộp làm bằng rơm và được tôn thờ như một thánh vật. Dòng dõi của vua Inca đầu tiên, Manco Cápac, đã không dám mở chiếc hộp này ra. Mãi đến vị vua Inca thứ tư, Mayta Cápac, mới có đủ can đảm để làm việc này. Các thần thoại đã kể lại rằng thánh vật Inti biết nói và đã có nhiều lời khuyên cho cuộc xâm chiếm. Lần đầu tiên dẫn quân đi chống lại các dân tộc ở xa hơn là vị vua Inca thứ năm Cápac Yupanqui. Bắt đầu từ thời điểm này người Inca đã đạt đến một tầm quan trọng nhất định trong khu vực.

Người Inca liên kết với bộ tộc người Ayarmaca, một trong những bộ lạc quan trọng nhất trong vùng, qua cuộc hôn nhân giữa con gái của thủ lĩnh Tocay Cápac và Cápac Yupanqui. Nối tiếp theo liên kết này là một liên minh quân sự. Vua Inca thứ sáu Inca Rocacưới con gái của vua người Guayllacan và vua Inca thứ bảy Xahuar Huacac ra đời từ cuộc hôn nhân này. Mối quan hệ với người Ayarmaca thay đổi trong cùng thời gian. Cho đến thời điểm đấy cả hai dân tộc chung đều chung sống một cách bình đẳng, thế nhưng vì người Inca ngày càng chiếm lĩnh ưu thế hơn nên từ đó đã dẫn đến nhiều xung đột. Vua Inca thứ tám Viracocha Inca cuối cùng đã chiến thắng địch thủ của ông là Tocay Cápac và thống trị dân tộc người Ayarmaca.

Người Inca có quan hệ kinh tế tốt với dân tộc người Quechua, các quan hệ này lại càng được tăng cường qua cuộc hôn nhân của Viracocha với con gái của người tù trưởng. Kẻ thù của họ, người Chanca, cũng là một mối đe dọa cho người Inca và Cuzco. Con trai của Viracocha, Pachacútec Yupachi, liên minh với hai bộ lạc Cana và Canchi để chống lại người Chanca. Năm 1438 Cuzco bị người Chanca bao vây. Mặc dù chiếm ưu thế về quân số nhưng họ không chiếm được thành phố Cuzco và cuối cùng đã bị Yupanqui đánh bại. Cũng trong năm đó Yupanqui trở thành vị vua thứ chín của Inca và lấy tên là Pachacútec. Bắt đầu từ thời điểm này có ghi chép lịch sử chính xác về người Inca.Trong thời gian cai trị từ 1438 đến 1471 Pachacútec đã mở rộng lãnh thổ Inca trong vùng trung tâm của Andes từ hồ Titicaca đến Hunín. Vương quốc Tahuantinsuyo (trong tiếng Quechua là Tahuantinsuyo, tahua: bốn, antar: tỉnh, suyo: đất) được chia theo bốn phương hướng, lá cờ của vương quốc là lá cờ màu cầu vồng và Cuzco đã phát triển thành trung tâm tế lễ, kinh tế và văn hóa.

Pachacútec cho lập ruộng bậc thang trong vùng để trồng ngô nhằm bảo đảm cung cấp lương thực cho người dân. Nhiều kênh đào chạy xuyên qua toàn thành phố dẫn đến sông Río Sapphi và Río Tullumayo cung cấp nước sạch cho dân cư và giữ thành phố sạch sẽ.

Năm 1471 Túpac Yupanqui kế nghiệp cha trở thành vị vua thứ 10 thống lĩnh vương quốc Inca. Dưới sự lãnh đạo của ông, Vương quốc Inca đạt đến độ bành trướng lớn nhất. Bằng nhiều cuộc chinh chiến ông đã có thể thâu tóm được vùng đất giữa Quito trong Ecuador và Santiago của Chile vào trong vương quốc. Những người có chức sắc cao của các bộ lạc chiến bại được gọi về Cuzco và giao cho nhiều nhiệm vụ hành chính quan trọng. Nước cờ khéo léo này đã mang lại yên ổn nội bộ và cho phép người thống trị thâu thập nhiều nghệ nhân, triết gia và nhà khoa học.

Huayna Cápac, vua Inca thứ 11, kế thừa vương quốc vào năm 1493. Ông dời nơi ngự chính về Quito để có thể gần các vùng còn chưa ổn định hơn và cố gắng tiếp tục mở rộng lãnh thổ. Trước khi chết ông quyết định chia vương quốc ra làm hai cho hai người con trai. Atahualpa được hưởng vùng đất phía bắc và ngự tại Cajamarca, trong khi Huáscar nhận vùng đất phía nam với Cuzco là nơi cai trị. Năm 1527 Huayna Cápac chết vì bệnh dịch. Việc chia hai vương quốc đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột dữ dội giữa hai anh em. Mặc dù Huáscar được người Inca kính trọng nhưng người của ông đã bị đạo quân phía bắc có nhiều kinh nghiệm chinh chiến đánh bại vào năm 1532. Huáscar bị bắt và xử tử. Atahualpa trở thành người thống trị của toàn bộ lãnh thổ Vương quốc Inca.Francisco Pizarro đổ bộ vào bờ biển Peru trong tháng 4 năm 1532. Ngay từ vài năm trước đó người Inca đã mắc phải những bệnh mà trước nay họ chưa từng có (đậu mùa và sởi), lan truyền qua Trung Mỹ đến phía nam với hậu quả chết người. Khi Pizarro đến, vương quốc Inca không không còn là một vương quốc hùng cường nữa mà là một quốc gia đang chìm đắm trong cuộc chiến thừa kế giữa hai anh em Atahualpa và Húascar. Cuộc nội chiến này đã lay chuyển nền móng của vương quốc và sự bất bình của các dân tộc bị thống trị càng làm cho quốc gia này nhanh chóng sụp đổ.

Atahualpa đã đánh giá quá thấp nguy hiểm xuất phát từ người Tây Ban Nha. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1532 họ được Atahualpa chào đón một cách thân thiện. Pizarro và 168 người đồng hành đã lợi dụng tình huống này để bắt giữ Atahualpa và gây ra một cuộc tàn sát đẫm máu trong số 20.000 người lính Inca (đọc trận Cajamarca). Những cuộc tấn công của người Tây Ban Nha đã gây ra một cơn sốc lớn cho người Inca. Họ chưa từng biết đến chiến thuật mai phục và không thể nào chống lại vũ khí làm bằng thép của người Tây Ban Nha. Họ không biết đến con ngựa mà người tấn công cưỡi, đối với họ, người Tây Ban Nha cưỡi ngựa là những sinh vật kỳ quái đến từ một thế giới khác, vì thế mà thường là họ chỉ cố gắng chạy trốn chứ không có bất kỳ một kháng cự nào.

Atahualpa muốn mua lại tự do của mình bằng một căn phòng đầy vàng và bạc. Để làm được việc này, tất cả đền thờ và kho báu của vương quốc đều bị "cướp đoạt". Nhiều đoàn lama từ khắp các miền của vương quốc đã mang đến vật thờ phụng của tất cả các bộ lạc và nơi đền thờ, giá trị hiện tại được phỏng đoán là vào khoảng từ 25 đến 45 triệu Euro. Vì Atuahualpa, con rối của người Tây Ban Nha, vẫn còn quyền lực và ngoài những việc khác đã ra lệnh giết chết người anh em ruột của mình đang bị giam giữ tại Cuzco nên ông đã bị tuyên án tử hình – trong lúc Pizarro vắng mặt – và đã bị xử tử bằng cách cho xiết cổ đến chết vào ngày 29 tháng 8 năm 1533. Tù trưởng Manco Cápac II được cử làm người kế tục. Sự kháng cự của người Inca giảm đi liên tục và những bộ lạc ngày xưa bị người Inca thống trị đã ngã về phía của những người xâm lược với hy vọng qua đó mà giành lại được độc lập. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1533 Pizarro đến thủ đô Cuzco, thành phố được giao cho ông không có chống cự nào đáng kể.

Năm 1533 Pizarro đặt Manco Cápac II làm vua Inca. Năm 1536 Manco Cápac II vùng lên chống lại người Tây Ban Nha và bị trục xuất ra khỏi Cuzco. Ông cùng với thuộc hạ rút lui về pháo đài trên núi Vilcabamba (được tái khám phá vào năm 1999) và cố gắng tổ chức chống lại người Tây Ban Nha. Khi có sự bất hòa xảy ra giữa Pizarro và Diego de Almagro, ông đã ngả về phía của Almagro cho đến khi Almagro cho người giết chết ông vào năm 1544. Hai người con trai của ông là Sayri Túpac và Titu Cusi Yupanqui tiếp tục cuộc đấu tranh. Sau khi hai người này chết, người anh em cùng cha khác mẹ là Túpac Amaru lên ngôi. Trong một chuyến đi khảo sát, người Tây Ban Nha chiếm đóng Vilcabamba vào ngày 24 tháng 7 năm 1572. Túpac Amaru đã chạy trốn trước đó nhưng nơi náu ẩn của ông bị tố cáo và vì thế vị vua Inca cuối cùng đã bị bắt. Vào ngày 24 tháng 9 năm 1572 Túpac Amaru bị xử tử tại Cuzco bằng cách chặt đầu. Theo truyền thuyết thì người vương tộc Inca này đã trốn thoát được và lui về thành phố Paititi đã biến mất.

Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 2 2017 lúc 23:55

Nền văn minh của người Inca

Inca là một tộc người da đỏ sống ở Nam Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, người Inca tạo ra một vương quốc rộng lớn có tổ chức cao. Trong thời kỳ hưng thịnh, đế chế Inca trải dài từ Ecuador đến Chile và Argentina ngày nay. Trung tâm văn hóa, kinh tế và tâm linh nằm ở Cuzco, thủ đô của Peru. Đế quốc Inca suy tàn do dịch bệnh và cuộc nội chiến tranh giành quyền lực.

Khi nhắc tới nền văn minh của người Inca, người ta thường nhắc tới Machu Picchu – một khu phế tích nổi tiếng trên núi. Nó là thành phố gần như nguyên vẹn, ngự trị trên một quả núi hình chóp nhọn, nằm ở độ cao 2.430 m so với mực nước biển. Thành phố này từng rơi vào quên lãng trong suốt nhiều thập kỷ nhưng hiện tại nó là một trong 7 kỳ quan thế giới mới từ năm 2007.

Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 2 2017 lúc 23:55

Nền văn minh Maya

Maya là một trong những nền văn minh đặc sắc nhất thế giới do những người Maya ở châu Mỹ xây dựng từ 2.000 năm trước ở khu vực thuộc đông nam Mexico, bắc Guatemala và Honduras ngày nay.

Nền văn minh Maya đạt tới đỉnh cao trong lĩnh vực xây dựng bộ máy nhà nước, kiến trúc, toán học, thiên văn học hay tính toán thời gian, ngày tháng. Căn cứ vào những di vật còn sót lại, giới khảo cổ xác định rằng các quốc gia cổ đại của người Maya ra đời trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia của người Maya diệt vong trong thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Quốc gia cuối cùng của nền văn minh trên bán đảo Yucatán, thuộc Mexico sụp đổ vào thế kỷ 16, sau khi Tây Ban Nha xâm chiếm khu vực.

Có lẽ nền văn minh Maya là một trong những nền văn minh gây ảnh hưởng lớn tới thế giới hiện đại. Lịch của người Maya từng khiến nhiều người lo ngại về khả năng tận thế của trái đất, bởi nó kết thúc đúng vào ngày 21/12/2012. Các nhà khảo cổ học từng đặt ra rất nhiều giả thuyết xung quanh cuốn lịch và những cuộc tranh cãi chỉ chấm dứt khi tận thế không xảy ra.

nguyệt nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
15 tháng 2 2017 lúc 19:30

1.-Nằm hoàn toàn ở bán cầu tây, trải ra trên hai lục địa : Lục địa Bắc Mỹ và lục đia Nam Mỹ.
-Tiếp giáp với ba đại dương : Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía đông giáp ĐạiTây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương.
-Nằm trải dài trên nhiêu vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam.
-Lãnh thổ phình ra ở hai đầu, hẹp lại ở giửa. Eo đất Pa-na-ma ở trung Mỹ bề ngang chỉ có 50km , kênh đào Pa-na-ma.đã cắt eo đất này để nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

duyên
15 tháng 2 2017 lúc 19:49

Câu 1 :lãnh thổ châu mĩ gồm toàn bộ ở bán cầu Tây trải dài từ vùng cực bắc đến vùng cực nam .Tiếp giáp với 3 đại dương là Thái Bình Dương,Đại Tây Dương,Bắc Băng Dương

duyên
15 tháng 2 2017 lúc 19:52

Câu 2: Địa Hình :Teo chiều bắc nam địa hình châu mĩ gồm 3 khu vực :

-Phía Tây là các dãy núi đò sộ chạy theo hướng Bắc nam

-Ở giữa là đồng bằng

-Phía đông chue yếu là sơn nguyên