Bài 35. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Adorable Angel
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
17 tháng 1 2017 lúc 17:09

a) Thí nghiệm 1

- Mục đích thí nghiệm : Chứng minh hạt nảy mầm cần nước và không khí

- Nhận xét:

+ Hạt đỗ ở cốc 3 đã nảy mầm.

+ Hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được vì cốc 1 thiếu nước, cốc 2 thiếu không khí nên 2 cốc này, hạt không thể nảy mầm được.

+ Kết quả của thí nghiệm cho ta biết hạt nảy mầm cần những điều kiện : Đủ nước và không khí.

b) Thí nghiệm 2

- Mục đích thí nghiệm : Chứng minh hạt nảy mầm cần có nhiệt độ thích hợp.

- Nhận xét:

+ Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm này không nảy mầm được vì nhiệt độ trong cốc quá thấp.

+ Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần điều kiện : Nhiệt độ thích hợp.

Hà Phan Ngọc Anh
3 tháng 2 2017 lúc 13:39

mình ko bít

Bui Đưc Trong
26 tháng 1 2018 lúc 18:45

chiu

Lê Anh Thư
Xem chi tiết
Quỳnh Hoa Nguyễn Thị
15 tháng 1 2017 lúc 21:39

Cốc 1: không có hạt nào nảy mầm

Cốc 2: 10 hạt nảy mầm

Cốc 3: 10 hạt nảy mầm

Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 1 2017 lúc 17:45
STT Điều kiện thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm

(số hạt nảy mầm)

Cốc 1 10 hạt đỗ đen để khô không có hạt nào nảy mầm
Cốc 2 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước 10 hạt nảy mầm
Cốc 3 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm 10 hạt nảy mầm

Vũ Diệu Linh
21 tháng 1 2017 lúc 20:23

Cốc 1: Không có hạt nào nảy mầm.

Cốc 2: 10 hạt nảy mầm.

Cốc 3: 10 hạt nảy mầm.

Nguyễn Hương
Xem chi tiết
phuong phuong
6 tháng 5 2016 lúc 20:49

Trời mưa to thì mặc trời mưa hoặc ngập úng Nếu mưa to trôi hạt đi thì mình gieo hạt mới. Còn hạt bị ngập nước thì ta bơm nước ra

phuong phuong
6 tháng 5 2016 lúc 20:51

khi gieo hạt xong mà gặp trời mưa to,nếu đất bị úng thì phải nhanh chóng tháo nước nếu không hạt sẽ bị hư và không thể nảy mầm được

Nguyễn Hương
6 tháng 5 2016 lúc 20:57

đúng ko bạn

Lê Nguyễn Diễm My
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
17 tháng 1 2017 lúc 20:42

Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau:

- Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí. có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống.

- Ví dụ chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc, mẩy, không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hạt bị mọt, hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo…).

=> Thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt giống phụ thuộc vào chấy lượng hạt giống.

Nguyễn Ngọc Linh
17 tháng 1 2017 lúc 20:42

1. Chuẩn bị:

- 2 cốc thủy tinh có lót bông ẩm.

- 10 hạt đỗ tốt, không bị sâu mọt.

- 10 hạt đỗ hỏng, bị sâu ăn.

2. Tiến hành:

- Cho 10 hạt đỗ tốt vào cốc thứ nhất.

- Cho 10 hạt đỗ xấu vào cốc thứ hai.

- Để 2 cốc ra chỗ thoáng 3 - 4 ngày.

3. Kết quả:

Sau 3 - 4 ngày, ta thấy các hạt đỗ ở cốc 1 đều đã nảy mầm, còn các hạt đỗ ở cốc 2 vẫn không có hiện tượng gì.

4. Rút ra kết luận:

Từ thí nghiệm tren, ta kết luận sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.

Bình Trần Thị
17 tháng 1 2017 lúc 21:02

1.Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí. có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống. Ví dụ. chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc. mẩy. không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hại bị mọt. hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo...).

Ngô Thị Oanh
Xem chi tiết
cô bé nghịch ngợm
1 tháng 5 2016 lúc 19:31

Vì hạt giống tốt sẽ làm cây nảy mầm nhanh nếu hạt giống sứt mẻ, úng hoặc bị mọt, mối ăn thì cây sẽ không nảy mầm được.

ncjocsnoev
1 tháng 5 2016 lúc 19:33

 

Người ta giữ lại các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo để làm giống vì đây là những hạt giống tốt , khả năng nẩy mầm cao , năng xuất sẽ tăng cao hơn.

Nguyễn Minh Anh
1 tháng 5 2016 lúc 20:03

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe. Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.



 

Cao Thi Thuy Duong
Xem chi tiết
Như Nguyễn
10 tháng 5 2016 lúc 20:11

Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay vì nếu đất bị úng, hạt sẽ bị thiếu không khí gây ra không phát triển được. 

ncjocsnoev
10 tháng 5 2016 lúc 20:14

Bảo đảm cho hạt giống có đủ không khí để hô hấp , cây mới có thể nẩy mầm và phát triển.

Nguyen Thi Mai
10 tháng 5 2016 lúc 20:13

 Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay vì nếu đất bị úng, hạt sẽ bị thiếu không khí gây ra không phát triển được. 

Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
ncjocsnoev
27 tháng 4 2016 lúc 19:33

Bảo đảm cho hạt giống có đủ không khí để cây hô hấp , mới không bị thối.

Mỹ Viên
27 tháng 4 2016 lúc 19:33
Vì không tháo nước đất bị ngập làm cho hạt bị hư không nảy mầm được.banhquahọc tốt nha
Nam Dongto
27 tháng 4 2016 lúc 20:10

ngoam

Ngô Thị Oanh
Xem chi tiết
Chipu khánh phương
1 tháng 5 2016 lúc 15:14

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

-    Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.

-    Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.

-    Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

-    Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

-     Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.
 

Ngô Thị Oanh
1 tháng 5 2016 lúc 15:13

Lợi ích của việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả!PLEASEbucminh

Ngô Thị Oanh
1 tháng 5 2016 lúc 15:16

cảm ơn nha:Chipu khánh hươnghihi

Nghiêm Thị Thúy
Xem chi tiết
đào thị hoàng yến
11 tháng 5 2016 lúc 16:43

Dụng cụ :+ 2 cốc thủy tinh A và B 

               + lớp bông ẩm

Vật mẫu : 20 hạt đỗ tốt , khô

Tiến hành thí nghiệm :Cho 20 hạt đỗ tốt vào 2 cốc thủy tinh Avà B . Cốc A ko bỏ gì  vào thêm . Cốc B lót dưới các hạt đỗ lớp bông ẩm. Để 2 cốc ra chỗ thoáng . Sau 3 - 4 ngày quan sát và nhận xét :

                             + Cốc A các hạt đỗ ko nảy mầm

                             + Cốc B các hạt đỗ nảy mầm

Kết luận : Hạt nảy mầm được phụ thuộc vào độ ẩm thích hợp

Chúc bạn học tốt !hihi

Phạm Thị Thanh Thủy
5 tháng 5 2016 lúc 14:47

Thí nghiệm:

Để 10 hạt đỗ đen vào trong 1 cốc thuỷ tinh, để cốc đó ra chỗ có ánh sáng . Để ngày hôm sau, hạt đỗ không nảy mầm

Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Nam Sơn
16 tháng 1 2017 lúc 20:41

Những yếu tố quan trọng để cây nảy mầm là

Yếu tố bên trong : Hạt chắc, còn phôi, không sâu ,đảm bảo chất lượng của hạt

Yếu tố bên ngoài : Nước, độ ẩm, nhiệt độ, hơi nước , không khí và ánh sáng mặt trời