Vì sao phải thu hoạch đỗ trước khi hạt chín kĩ ?
Vì sao phải thu hoạch đỗ trước khi hạt chín kĩ ?
Dậu (đỗ) thuộc loại quả khô nẻ nên khi chín, vỏ sẽ tự động tách ra làm hạt bên trong rơi xuống, vì vậy cần thu hoạch đậu (đỗ) trước khi chín.
phải thu hoạch đỗ trước khi chín vì khi chín cỏ sẽ khô lại và tách ra làm đôi .hạt ở trong sẽ rơi xuống
Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.
Lạc thuộc vào loại quả hay củ. Vì sao???? Help me
Củ là rễ cây phình ra khi tích lũy chất hữu cơ và thường ở dưới đất. Củ lạc không phải do rễ cây sinh ra
Quả là do hoa phát triển thành quả thường ở trên mặt đất. Quả lạc lại là quả đặc biệt khi ra hoa thì ở trên mặt đất nhưng khi chuẩn bị kết quả cần bóng tối thì chui xuống đất.
Bản chất củ lạc là quả lạc theo nguồn gốc phát sinh phát triển nên gọi là quả là đúng bản chất của nó. Còn gọi là củ là chỉ xét hình thức bề ngoài nó lớn lên dưới đất tương tự như các củ theo đúng bản chất của nó như khoai lang, cà rốt mà thôi.
Gọi quả là đúng nhất về phân loại theo thực vật còn gọi củ lạc là sai theo phân loại nhưng nhân dân quen gọi theo hình thức rồi nên gọi thế nào cũng được miễn là hiều đúng bản chất quá trình phát sinh, phát triển của nó.
lạc là củ vì lạc là loại quả đặc biệt. Khi hoa sinh ra thì ở trên mặt đất , đến khi tạo quả cần bóng tối lại chui xuống đất. bản chất củ lạc là quả vì theo nguồn gốc phát sinh phát triểnnên gọi quả là đúng bản chất của nó. còn gọi là củ là chỉ xét hình thức bề ngoài của nó, lớn lên dưới đất tương tự các củ như củ khoai , sắn,cà rốt,...
gọi quả là đúng về phân loại theo thực vật còn gọi củ là sai theo phân loại nhưng nhân dân ta quen gọi theo hình thức rồi nên gọi thế nào cũng được miễn là hiểu đúng bản chất phát sinh , phát triển của nó
Quả:
Sau khi thụ tinh tia củ phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia củ do mô phân sinh ở gốc bầu hoa hình thành. Quả được hình thành khi tia củ chui xuống dất. Tia củ không dài quá 15cm có cấu tạo như lông hút do đó hút được các chất dinh dưỡng như rễ. Tia củ chẳng những hút được Lân mà còn nhanh chóng chuyển vận lân vào thân lá. Tia củ có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển vào độ sâu 2-7cm dưới mặt đất.
Quả bao gồm vỏ và hạt có từ 1-4. Vỏ quả có 3 lớp: tầng ngoại bì và tân trung bì gồm những tế bào cứng, tầng nội bì gồm những tế bào mềm. Hình dạng của quả thay đổi tùy giống. Mỏ quả tù, hơi tù, hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay không rõ. Đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là tùy thuộc vào giống. Đây là chỉ tiêu phân loại giống lạc. Màu sắc của vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh như: đất trồng, điều kiện phơi.. Thí dụ: trồng ở đất cát vỏ quả có màu sáng bóng, trồng ở đất sét nặng, bón nhiều phân hữu cơ vỏ quả không bóng, điểm những chấm đen và có khi thay đổi cả về dạng.
Độ lớn của quả thay đổi từ 1x0,5cm đến 8x12cm, bề dày của quả biến động từ 0,2-2mm tùy thuộc và điều kiện canh tác và đặc tính của giống. Do đó chọn giống hạt to, mỏng vỏ có ý nghĩa tăng sản lượng rất lớn. Số quả trên một cây thay đổi tùy giống và điều kiện trồng trọt, mức độ thay đổi rất lớn từ 7-8 quả, có khi đến hằng trăm quả trên cây.
Hạt
Hạt gồm vỏ lụa bao bọc bên ngoài và phôi với hai lá mầm và một trục thẳng, khác với cây họ đậu khác hạt thường cong. Độ lớn hình dạng của hạt thay đổi tùy giống và điều kiện ngoại cảnh.Hình dạng của hạt có thể là hình tròn, bầu dục dài hay ngắn, phần tiếp xúc với hạt bên cạnh thường thẳng. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài nhỏ, hạt ở ngăn sau ngắn và to. Màu sắc vỏ lụa phải quan sát sau khi phơi khô bóc vỏ mới chính xác. Nếu để lâu màu sắc biến đổi không đại diện cho giống. Số hạt trên một quả thay đổi cũng tùy thuộc vào giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Thường giống hạt to, quả có ít hạt; giống hạt nhỏ, quả có nhiều hạt, hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn hơn.
Đó là thông tin của cây lạc
tóm lại =>củ là được phát triển từ rễ quả được hình thành qua quá trình thụ phấn lạc là loại cây có quá trình thụ phấn nên gọi là quả lạc là chính xác nhất
lạc ra hoa đực phấn của hoa đực rụng xuống đất hoa cái chính là tia lạc cắm xuống đất và quá trình thụ phấn diễn ra tại đây
Người ta đã có những cách gì để chế biến và bảo quản các loại quả thịt?
Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu…
chúc bn học tốt!!!!!!!!!!!
Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu...
Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu ...
Phân biệt các loại quả? Mỗi ***** 3 ví dụ?
Có hai loại quả chính: quả khô và quả thịt.
- Qủa khô gồm quả khô nẻ và quả khô không nẻ: Vỏ khô, cứng và mỏng.
+ Qủa khô nẻ: Khi chín vỏ quả tự nẻ ra.
Ví dụ: đỗ đen, đỗ xanh, quả cải, quả bông, quả điệp,..
+ Qủa khô không nẻ: Khi chín vỏ quả không tự nẻ ra được.
Ví dụ: Qủa me, quả chò, quả lạc, quả thìa là,...
- Qủa thịt : khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Gồm quả hạch và quả mọng.
+ Qủa hạch: Qủa có hạch cứng bọc lấy hạt.
Ví dụ: Qủa táo, quả cóc, quả mơ, quả xoài,..
+ Qủa mọng: Khi chín gồm toàn thịt quả.
Ví dụ: Qủa đu đủ, quả cà chua, quả chuối.
Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt :
- Quả khô : khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng
VD : quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải
- Quả thịt : khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả
VD : quả cà chua, quả xoài, quả táo.
bầu,đậu bắp, đào,dưa hấu thuộc loai quả gì ?
Quả thịt nha bạn.
Chúc bạn học giỏi !!!
cách phát triển của quả và hạt .cấu tạo của hạt ?những điều kiện để cho hạt nảy mầm?
Quả và hạt có những đặc điểm thích nghi với nhiều cách phát tán khác nhau để phát triển như phát tán nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán
Con người cũng đã giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển ở khắp nơi
Cấu tạo của hạt :
- vỏ
- phôi
- chất dinh dưỡng dự trữ
Những điều kiện để hạt nảy mầm :
- Bên ngoài :
+ Đủ nước
+Đủ không khí
+Ánh sáng thích hợp
- Bên trong :
+Chất lượng hạt giống : hạt giống không tốt, bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc cũng không nảy mầm
Có 3 cách phát tán của quả và hạt :
+ Nhờ gió
+ Nhờ động vật
+ Tự phát tán
3.Các điều kiện nảy mầm của hạt : – Điều kiện bên ngoài: Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp thì mới nảy mầm được.– Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống của hạt phải tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,…
Các loại quả chính
Các loại quả chính gồm 2 loại quả chính quả khô và quả thịt
a) Quả khô
- Qủa khô khi chín vỏ quả, khô, cứng và mỏng
- Qủa khô chia làm 2 nhóm:
+ Qủa khô nẻ: khi chín, khô, vỏ quả có khả năng tự tách ra
Ví dụ: quả cải, đậu xanh, ...
+ Qủa khô không nẻ: khi chín vỏ quả không có khả năng tự tách ra
Ví dụ: quả chò, quả thìa là, ...
b) Qủa thịt khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả
+ Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước
Ví dụ: đu đủ, dưa hấu, cam, chanh, ...
+ Qủa hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong
Ví dụ: táo, mơ, mận
Các loại quả chính gồm 2 loại quả chính quả khô và quả thịt
a) Quả khô
- Qủa khô khi chín vỏ quả, khô, cứng và mỏng
- Qủa khô chia làm 2 nhóm:
+ Qủa khô nẻ: khi chín, khô, vỏ quả có khả năng tự tách ra
Ví dụ: quả cải, đậu xanh, ...
+ Qủa khô không nẻ: khi chín vỏ quả không có khả năng tự tách ra
Ví dụ: quả chò, quả thìa là, ...
b) Qủa thịt khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả
+ Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước
hãy cho biết quả khô khác qua thịch ở điễm nào
Quả khô khi chín thì vỏ khô,cứng và mỏng còn quả thịt khi chín thì mềm vỏ dày chứa đầy thịt quả.
Qủa khô | Qủa thịt |
Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. VD: Qủa chò, quả cải, quả lúa, quả thầu dầ,... |
Khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. VD: Qủa đu đủ, quả táo, quảo bưởi, quả cam, qua lê,... |
Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).
Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo.
quả và hạt đc tạo thành như thế nào?
Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;
Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành
Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị... (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô... (giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).
Quả là kết quả từ phần phát triển của một hoặc nhiều hoa. Bộ nhụy của hoa sẽ tạo nên một phần hoặc toàn bộ quả.
Bên trong bầu nhụy là một hoặc nhiều noãn, nơi giao tử lớn chứa tế bào trứng. Sau quá trình thụ tinh kép, những noãn này sẽ trở thành các hạt giống. Noãn được thụ tinh trong một quá trình bắt đầu bằng việc thụ phấn, bao gồm việc di chuyển của phấn hoa từ nhị hoa đến đầu nhụy của hoa. Sau khi thụ phần, một phần ống sẽ mọc ra từ hạt phấn, xuyên qua đầu nhụy, đi thằng vào bầu nhụy và đến phần noãn, và hai tinh trùng sẽ được chuyển đến giao tử lớn từ hạt phấn. Bên trong giao tử lớn, một tinh trùng sẽ kết hợp với trứng để tạo thành hợp tử. Tinh trùng còn lại sẽ vào tế bào trung tâm để tạo thành tế bào mẹ của phần nội nhũ, hoàn tất quá trình thụ tinh kép. Sau đó hợp tử sẽ phát triển thành phôi của hạt giống, còn tế bào mẹ của phần nội nhũ sẽ phát triển thành nội nhũ, là phần mô dinh dưỡng được phôi sử dụng.
Khi noãn phát triển thành hạt, bầu nhụy sẽ bắt đầu chín. Phần vách của bầu nhụy có thể có thịt quả (như quả mọng hoặc quả hạch) hay tạo thành phần vỏ cứng bao phủ bên ngoài (quả hạt).
Nhóm thuộc loại quả hạch là
A. Quả cam, quả xoài, quả măng cụt
B. Quả chanh, quả nhãn, quả sầu riêng
C. Quả nhãn, quả xoài, quả táo
D. Quả đu đủ, quả táo ta, quả chò
Nhóm thuộc loại quả hạch là:
C. Quả nhãn, quả xoài, quả táo.
-> Giaỉ thích: Bởi vì các quả này có hạch cứng bên trong.