Bài 30. Ôn tập Động vật không xương sống

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
cô bé nghịch ngợm
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 12 2016 lúc 23:11

Câu 2: trả lời:

Mỗi tập tính biểu hiện quả cách bắt mồi, cách ăn mồi, hình thức giáo dục con, bảo vệ trứng, bảo vệ con, chăm sóc và nuôi dưỡng con,....

Trần Ngọc Định
29 tháng 12 2016 lúc 10:02

Tập tính côn trùng (sâu bọ)

Nhiều loài côn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số trường hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều. Ví dụ, ong có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để "dẫn đường" cho ong. Bướm đực có cái "mũi chuyên hóa" là đôi ăng ten (ở bướm ngày ăng ten có chóp tròn ở đầu mút và ở ngài (bướm đêm) lại có dạng lông vũ hoặc không có đầu mút tròn) có thể ngửi thấy pheromon của bướm cái từ khoảng cách vài km.
Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay ong, chúng sống cùng nhau trong một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gen (do trinh sản) nên người ta có thể coi cả tập đoàn như một "siêu cơ thể". Đứng đầu một thị tộc côn trùng như vậy là con chúa-con cái duy nhất có khả năng sinh sản, và chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong bầy và là mẹ của mọi con côn trùng khác trong thị tộc, bao gồm những con thợ là những con cái không có khả năng sinh sản, thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ, từ kiếm thức ăn, vệ sinh tổ và vệ sinh con chúa, chăm sóc ấu trùng... Con chúa điều khiển lũ con của mình bằng pheromon, và cứ vào mỗi mùa sinh sản mới, chúng lại cho ra đời một lứa con chúa là hậu duệ của mình, khi trưởng thành những con này sẽ bay đi để tạo nên một thị tộc riêng, những đàn kiến cánh bay vào nhà bạn chính là hình ảnh minh họa rõ nét của chúng. Còn những con thợ thì được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt. Còn những con đực chỉ đóng vai trò sinh sản.
Một tập tính quan trọng của côn trùng là một vài loài và ở một số giai đoạn biến thái chúng có thời kỳ ngủ đông (hibernate) và thời kỳ đình dục (diapause).

Hồ Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
27 tháng 12 2016 lúc 19:44

Trong các ngành ĐV ko xương sống đã học (ngành ĐVNS;Ruột khoang;Giun dẹp,tròn,đốt;Thân mềm;Chân khớp) ngành Chân khớp có mức độ tổ chức cơ thể cao nhất vì chúng có cấu tạo rất phức tạp, có hệ thần kinh, các giác quan, cơ quan tiêu hoá, bài tiết phát triển, hô hấp qua nhiều hình thức khác nhau, môi trường sống và tập tính phong phú đa dạng

Doc la Ngu
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
22 tháng 12 2016 lúc 9:52

Cấu tạo ngoài tôm sông:

- Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.

+ Phần đầu - ngực:

Mắt kép

Hai đôi râuCác chân hàmCác chân ngực (càng, chân bò)

+Phần bụng:

Các chân bụng (chân bơi)Tấm lái

Hình vẽ:

Lương Quang Trung
29 tháng 11 2018 lúc 20:51

Cấu tạo ngoài tôm sông:

- Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.

+ Phần đầu - ngực:

Mắt kép

Hai đôi râu Các chân hàm Các chân ngực (càng, chân bò)

+Phần bụng:

Các chân bụng (chân bơi) Tấm lái

Hình vẽ:

Munlly Cuồng Đao
Xem chi tiết
Ngocchau
30 tháng 12 2016 lúc 21:11

Sự dinh dưỡng của trai :trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước lọc lấy vụn hưũ cơ , ĐVNS và một số ĐV khać => lam̀ sạch môi trường nước ( kiểu dinh dưỡng thụ động )

HUY VỌNG SẼ GIÚP ĐƯỢC BẠN !

trần châu
2 tháng 1 2017 lúc 9:04

Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch môi trường nước, vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống

Người Vô Hình
Xem chi tiết
Thuận Quốc
18 tháng 12 2016 lúc 6:40

ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH: - có kích thước hiển vi
- là động vật đơn bào
- phần lớn dị dưỡng
- sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

RUỘT KHOANG: - có nhiều kích thước khác nhau
- là động vật đa bào
- tự dưỡng
- sinh sản bằng nhiều phương pháp (vô tính, hữu tính,...)

Nguyễn Phương Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 12 2016 lúc 21:25

Câu 1: TrẢ LỜI:

- Ngành động vật nguyên sinh: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình,...

- Ngành ruột khoang: sứa, hải quỳ, thủy tức,...

- Ngành giun tròn: giun đũa,....

- Ngành giun dẹp: sán lá gan,....

- Ngành giun đốt: giun đất,.....

- Ngành thân mềm: trai sông,....

- Ngành chân khớp: châu chấu, nhện,....

Siry Candy
Xem chi tiết
Homin
1 tháng 12 2021 lúc 20:37

1-* lớp Sâu bọ :

Đa số chúng ở cạn, ít loài ở nước. Hầu hết chúng có khả năng bay trên không Sâu bọ có các đặc điểm sau :

Cơ thể sâu bọ chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.

- Phần đầu :

4-1 đôi râu, mắt kép, mắt đơn và cơ quan miệng.

+ Râu là cơ quan xúc giác và khứu giác.

+ Cơ quan miệng dùng để bắt, giữ và chế biến thức ăn.

- Phần ngực gồm 3 đốt:

+ Mỗi đốt mang 1 đôi chân, có cấu tạo thích nghi với lối sống và cách di chuyển của chúng.

+ Đốt số 2 và 3 ở đa số sâu bọ mang 2 đôi cánh. Cánh cho phép sâu bọ bay và lượn trên không.

- Phần bụng : Có số đốt thay đổi tuỳ loài, các đốt thiếu phần phụ, có các lỗ thở, hệ thống ống khí, cơ quan tiêu hoá và sinh dục.
 

Lớp giáp xác :

Cơ thể đối xứng 2 bên và phân đốt : Các đốt hợp thành 3 phần cơ thể là đầu, ngực và bụng.

- Mỗi đốt cơ thể mang một đôi chi phân đốt: các đốt của chi khớp động với nhau.

- Cơ thể được lớp vỏ kitin vững chắc phủ ngoài, tại chỗ khớp giữa các đốt thì vỏ kitin mỏng hơn, để dễ dàng cho các cử động.

Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Quang Duy
10 tháng 2 2017 lúc 15:33

Hệ tuần hoàn:

+ Tôm : hệ mạch hở,vận chuyển máu và oxi

+ Châu chấu : hệ mạch hở,vận chuyển máu

Hệ tiêu hóa:

Tôm: miệng-hầu-thực quản-dạ dày-ruột sau-hậu môn

Châu chấu: miệng - hầu - thực quản -dạ dày - ruột tịt -ruột sau - trực tràng - hậu môn

+Hệ hô hấp

Tôm thở bằng mang

Châu chấu thở nhờ hệ thống ống khí

+hệ thần kinh:

Tôm dạng chuỗi hạch

Châu chấu có dạng chuỗi hạch có hạch não phát triển.

- Các hệ của châu chấu phát triển hơn so với tôm.

Doc la Ngu
Xem chi tiết
trần châu
21 tháng 12 2016 lúc 4:52

cấu tạo trong của tôm:

-chuỗi hạch thần kinh ở mặt bụng màu sẫm

- hệ tiêu hóa: thực quản ngắn, dạ dày màu tối, cuối da dày có tuyến gan màu hồng thẫm,mảnh

- hậu môn ở cuối đuôi

cấu tạo trong của châu chấu :

hệ tiêu hóa:

- có ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày

- có tuyến nước bọt ở khoang miệng

hệ bài tiết: gồm nhiều ống lọc đổ chất thải vào ruột sau, ra ngoài cùng với phân

hệ hô hấp: hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở, phân nhánh chằng chịt tới các tế bào

hệ tuần hoàn:

-tim hình dạng chiếc ống nằm ở mặt lưng

- có mạch thở

hệ thần kinh:

- có dạng chuỗi hạch

- hạch não phát triển nhất

Cẩm Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 12 2016 lúc 0:05

Câu 6:

Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các dộng vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trong nước. Ở những vùng nước ô nhiễm, người ăn trai (sò cũng vậy) - Vì bị ngộ độc vì khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể.

Câu 4:


* Chăng lưới

* Bắt mồi

Kết luận: - Chăng lưới săn bắt mồi sống

- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
Câu 9:

* Trong điều kiện lý tưởng trứng muỗi có thể nở thành ấu trùng sau một ngày. Ấu trùng cần bốn ngày để trở thành lăng quăng. Lăng lăng sau 2 ngày nữa để trở thành muỗi trưởng thành

* Ba ngày sau khi thành muỗi trưởng thành muỗi bắt đầu hút máu người, tạo trứng và bắt đầu một vòng đời mới. Muỗi cái hút máu người vì nó cần protein trong máu để tạo trứng

* 7 ngày sau khi nó đốt một người mang virus nó có thể truyền bệnh cho người khác, đây là giai đoạn mà virus nhân lên và tập trung ở tuyến nước bọt của muỗi
* Trung bình trong tự nhiên muỗi sống khoảng 2 tuần, có thể đẻ được 3 lần mỗi lần độ 100 trứng
* Trứng muỗi aedes có thể tồn tại trong điều kiện khô ráo đến 9 tháng. Sau đó nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ nở thành ấu trùng rồi sau đó thành muỗi.

Câu 2:

Nhân nằm ở phía sau cơ thể, khi sinh sản, nhân phàn đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.