Bài 27 : Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Ngân Nguyễn
Xem chi tiết

vì sông Bạch  Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3m.khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Quang Minh
24 tháng 4 2021 lúc 10:23

vì sông bạch đằng là sồng rug thik hợp để có nhiều chỗ mai phục 

theo em ngô quyền là 1 ng chính trực thông minh tài cao phúc hậu

ú nghĩa của trận đị trên sông bạch đằng mang lại ý nghĩa to lớn ch nhân dân và tổ quóc ta là giải phóng tổ quốc ta sau hơn 1000 năm bih các phong kiến phương  bắc đô hộ

Bình luận (0)
khgdg
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Linh
22 tháng 4 2021 lúc 12:37

- Năm 397, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.
- Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội cho người cầu cứu nhà Nam Hán.

- Nhà Nam Hán vốn đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta và trả thù cho thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân cớ cầu cứu của Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần hai (938).

Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

 

Bình luận (0)
AnN._kInOkO ☀️
Xem chi tiết
Smile
20 tháng 4 2021 lúc 21:39

Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: ... - Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

Bình luận (4)
Quang Nhân
20 tháng 4 2021 lúc 21:40

Tham Khảo !

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

- Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

Bình luận (1)
tên tôi rất ngắn nhưng k...
21 tháng 4 2021 lúc 7:55

vậy thì hỏi lm j

Bình luận (0)
Rin Nek
Xem chi tiết
Smile
20 tháng 4 2021 lúc 20:57

Quân Hán xâm lược nước ta lần thứ hai vì: Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. ... Nhân cớ đó, nhà Nam Hán đã cho quân xâm lược nước ta lần hai nhằm xâm lược nước ta và trả thủ cho thất bại trong cuộc kháng chiến xâm lược nước ta lần thứ nhất.

Bình luận (0)
Smile
20 tháng 4 2021 lúc 20:58

 

Diễn biến: 

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cử biển nước ta.

- Ngô Quyền cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc thủy triều dâng lên.

- Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.

Kết Quả: quân nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

Ý nghĩa: đây là chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta.

Bình luận (1)

*Năm 938, quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 là vì:

- Năm 397, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

- Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc tiêu diệt Kiều Công Tiễn để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa mới xây dựng.

- Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội cho người cầu cứu nhà Nam Hán.

 

- Nhà Nam Hán vốn đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta và trả thù cho thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân cớ cầu cứu của Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần hai (938)..

*

- Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
+ Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
+ Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
+ Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

-    Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

 

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

 

Bình luận (0)
Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Liên
20 tháng 4 2021 lúc 11:38

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

 



 

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
1 tháng 5 2016 lúc 16:22

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

Bình luận (0)
Kẹo dẻo
3 tháng 5 2016 lúc 9:45

vì chiến thắng bạch đằng đã mở ra 1 thời kì độc lập hơn 1000 năm Bắc thuộc

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
1 tháng 5 2016 lúc 16:21

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

 

Bình luận (0)
Hà Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Nghĩa (Xin...
5 tháng 4 2021 lúc 21:32

Quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ 2

Bình luận (0)
Lê Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hương
15 tháng 8 2018 lúc 19:23

Câu 1:

- Năm 397, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

- Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc tiêu diệt Kiều Công Tiễn để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa mới xây dựng.

- Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội cho người cầu cứu nhà Nam Hán.

- Nhà Nam Hán vốn đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta và trả thù cho thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân cớ cầu cứu của Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần hai.

Câu 2:

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Câu 3:

Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào?

“Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được.”

Bình luận (0)
Ngô Hoàng Anh
15 tháng 8 2018 lúc 20:02

Câu 1 :

Nam Hán xâm lược lần nước ta lần thứ nhất vào năm 930-931, lúc này nước ta đang là đất nước độc lập tự chủ dưới thời Dương Đình Nghệ. Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần này đã bị thất bại dưới sự lanh đạo của họ Dương. Sau lần thất bại đầu tiên này Nha Nam Hán vẫn chưa muốn bỏ mục đích xâm lược nước ta. Sau khi đánh bại Nam Hán xâm lược Dương Đình Nghệ ra sức củng cố và xây dựng đất nước nhưng ông lại bị một nha tướng của mình là KIều Công Tiễn giết hại đẻ đoạt quyên bính. Trước hành động giết chủ của Kiều Công Tiễn nhân dân ta vô cùng căm phẫn trong đó có Ngô Quyền. Ngô Quyền đã thay mặt dân tộc trưng trị Kiều Công Tiễn ông đã dẫn quân từ Châu Hoan, Châu Ái ( vùng Ngệ An-Thanh Hoá) ra Giao châu trị tội Kiều Công Tiễn. Trước tình hình này vì sợ không phải là đối thủ của Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn đã đem vàng bạc châu báu cầu viện nhà Nam Hán. Nhân cơ hội này Nam Hán đã mượn cớ xâm lươc nước ta lần thứ hai. Như vậy nhà Nam Hán thực hiện xâm lược nước ta lần hai với nguyên cớ là giúp Kiều công Tiễn đối phó với Ngô Quyền nhưng mục đích của nhà Nam Hán xâm lựoc nước ta lần này là muốn biên nước ta thành một bộ phận đất đai của chúng và trả thù cho thất bại trong lần xâm lược lần thứ nhất.

Câu 2 :

Diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng:

Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường biển. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy triều lên. Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc. Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại. Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành. Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá cà quyết liệt.

Kết quả:

Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Lưu Hoằng Tháo bị thiệt mạng trong đám loạn quân Vua Nam Hán vội vã hạ lệnh thu quân về nước.

=>Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Câu 3 :

Công lao của Ngô Quyền được nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá là:

" Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lương Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương , chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được".

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
16 tháng 8 2018 lúc 8:44

Câu hỏi:

Câu 1: Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ hai ?

Câu 2: Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ?

Câu 3: Nhà sử học Lê Văn Lưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào ? Trả lời: Câu 1: Sau lần thất bại đầu tiên này Nha Nam Hán vẫn chưa muốn bỏ mục đích xâm lược nước ta. Sau khi đánh bại Nam Hán xâm lược Dương Đình Nghệ ra sức củng cố và xây dựng đất nước nhưng ông lại bị một nha tướng của mình là KIều Công Tiễn giết hại đẻ đoạt quyên bính. Trước hành động giết chủ của Kiều Công Tiễn nhân dân ta vô cùng căm phẫn trong đó có Ngô Quyền. Ngô Quyền đã thay mặt dân tộc trưng trị KIều Công Tiễn ông đã dẫn quân từ Châu Hoan, Châu Ái ( vùng Ngệ An-Thanh Hoá) ra Giao châu trị tội Kiều Công Tiễn. Trước tình hình này vì sợ không phải là đối thủ của Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn đã đem vàng bạc châu báu cầu viện nhà Nam Hán. Nhân cơ hội này Nam Hán đã mượn cớ xâm lươc nước ta lần thứ hai. Như vậy nhà Nam Hán thực hiện xâm lược nước ta lần hai với nguyên cớ là giúp Kiều công Tiễn đối phó với Ngô Quyền nhưng mục đích của nhà Nam Hán xâm lựoc nước ta lần này là muốn biên nước ta thành một bộ phận đất đai của chúng và trả thù cho thất bại trong lần xâm lược lần thứ nhất. Câu 2: -Cuối năm 938,đoàn thuyền do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta theo cửa sông Bạch Đằng -Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử địch lúc thủy triều lên -Quân Nam Hán không hề hay biết nên dốc sức đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm -Lúc thủy triều xuống,bãi cọc ngầm dần nhô lên,thuyền địch vướng vào bãi cọc -Quân ta dốc toàn lực đánh quật trở lại,quân mai phục 2 bên bờ cũng xông ra đánh trả địch -Quân Nam Hán sợ hãi định rút chạy nhưng vướng bãi cọc,nhiều cái bị vỡ và đắm\(\rightarrow\)thiệt hại đến quá nửa,Hoằng Tháo tử trận -Quân ta hoàn toàn thắng lợi -Vua Nam Hán nghe tin con bại trận vội vàng rút quân về nước Câu 3:

Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền như sau:

- Quân của Ngô Quyền nhỏ mà đánh lại được trăm vạn quân lớn của Lưu Hoằng Tháo.

- Một cơn giận làm yên được dân.

- Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi.

- Nối lại được chính thống của nước Việt ngõ hầu.

- Tận dụng được vị trí của sông Bạch Đằng.

- Huy động được dân

“Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được.”

Bình luận (0)
Phạm Bùi Thu Thảo
Xem chi tiết
vothedien
16 tháng 5 2018 lúc 7:38

Sông Bạch Đằng là cửa ngõ giao thông quan trọng phía đông bắc từ biển Đông vào đất Việt. Theo cửa Nam Triệu vào Bạch Đằng, địch có thể ngược lên và tiến đến thành Cổ Loa hoặc thành Đại La hoàn toàn bằng đường sông.

Trong khi đó, thủy triều lên từ nửa đêm về sáng, cửa biển rộng mênh mông, nước trải rộng ra hai bên bờ đến hơn 2 km. Đến gần trưa, triều rút mạnh, chảy ra rất nhanh. Như vậy, kế hoạch và việc lựa chọn chiến trường cho trận huyết chiến đã được quyết định là sông Bạch Đằng. Trận đánh chính sẽ diễn ra ở phía trong bãi cọc.

Bấy giờ vào cuối năm 938, trời rét, mưa dầm dề nhiều ngày. Quân và dân ta lặn lội mưa rét ngày đêm vận chuyển gỗ, dựng cọc. Hàng nghìn cây gỗ lim, sến, đầu được vạt nhọn và bịt sắt được đem về đây cắm xuống thành những hàng dài chắc chắn, đầu cọc hướng chếch về phía nguồn. Trong khoảng hơn một tháng thì mọi việc hoàn thành.

Theo dự kiến, Dương Tam Kha (con của Dương Đình Nghệ) chỉ huy đội quân bên tả ngạn, Ngô Xương Ngập (con trai cả của Ngô Quyền) và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy đội quân bộ bên hữu ngạn, mai phục sẵn, phối hợp thủy quân đánh tạt sườn đội hình quân địch, sẵn sàng diệt nếu địch chạy lên bờ.

Từ cửa biển ngược lên phía trên không xa, một đạo thủy quân mạnh phục sẵn do chính Ngô Quyền chỉ huy chặn ngay đường tiến lên của địch, chờ khi nước xuống sẽ đánh lại.

Bình luận (0)
Võ Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
my yến
4 tháng 5 2018 lúc 7:41

Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nam Hán năm 938.

Trả lời:

- Biết huy động sức mạnh toàn dân, mưu cao, mẹo giỏi...
- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.
-Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

Bình luận (0)