Bài 24. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873

Suirlve
Xem chi tiết
Dark_Hole
25 tháng 2 2022 lúc 17:33

Tham khảo:

Giai đoạn từ tháng 9-1858 đến tháng 2-1861: * Thái độ của triều đình: - Xây thành luỹ, phòng tuyến tại Đà Nẵng và Gia Định, tăng lực lượng, thực hiện chiến thuật phòng thủ. - Kêu gọi nhân dân ứng nghĩa, chủ trương “vườn không nhà trống”, bất hợp tác với giặc. - Quan quân triều đình đã phối hợp với nhân dân đánh Pháp. * Thái độ của nhân dân: Ngay từ đầu, nhân dân đã hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình phá nhà cửa, vườn tược, đào hào, cùng quân triều đình xây thành đắp luỹ, lập các đội dân binh hăng hái đánh Pháp.

Giai đoạn từ tháng 2-1861 đến ngày 5-6-1862 * Thái độ của triều đình: Phòng tuyến Chí Hoà bị vỡ, quân triều đình tan rã. Triều đình hoang mang dao động, số ít quan quân triều đình tiếp tục đánh Pháp, nhưng đa số lo sợ muốn "thủ để hoà", cuối cùng đã kí Hiệp ước Nhâm Tuất để bảo vệ quyền thống trị . * Thái độ của nhân dân: Phong trào chống Pháp của nhân dân diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước, thể hiện quyết tâm đánh Pháp đến cùng, nhiều căn cứ chống Pháp được xây dựng ở Gia Định, Gò Công, Đồng Tháp Mười,... chiêu mộ hàng nghìn nghĩa quân, hoạt động rất mạnh, đẩy quân Pháp vào thế bất lợi. c) Giai đoạn từ tháng 6-1862 đến tháng 6-1867 * Thái độ của triều đình: - Sau khi kí Hiệp ước, triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh, giải tán phong trào kháng chiến, hạ khí giới nộp cho Pháp. - Triều đình bước đầu trả chiến phí cho Pháp, cử phái đoàn sang Pháp thương thuyết chuộc ba tỉnh miền Đông nhưng thất bại. - Tăng tô thuế, đàn áp khởi nghĩa nông dân mà lẽ ra phải chỉnh đốn nội trị, bồi dưỡng sức dân, đoàn kết nhân dân kháng chiến. -Thái độ của nhà Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây. * Thái độ của nhân dân: - Từ phong trào ứng nghĩa chuyển thành phong trào tự động kháng chiến sôi nổi khắp sáu tỉnh Nam Kì. Nghĩa quân kiên trì bám đất, bám dân, phản kháng quyết liệt trước bản Hiệp ước 1862, nổi bật nhất là hoạt động của nghĩa quân Trương Định. - Một số sĩ phu văn thân yêu nước ở miền Đông thể hiện thái độ bất hợp tác với địch, không chấp nhận Hiệp ước 1862 bằng phong trào "tị địa".

Bình luận (0)
Long Sơn
25 tháng 2 2022 lúc 17:37

Cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm thống Đốc Hà Nội để giữ Bắc kỳ.

Bình luận (0)
Trần Đăng Khoa
Xem chi tiết
nguyễn hoàng tâm minh
25 tháng 2 2022 lúc 20:49

Vì triều đình Huế vừa kí với Pháp Hiệp ứoc Nhâm Tuất chứng tỏ triều đình mục nát đang cố gắng nhựong bộ Pháp, nên nếu Trưong Định đựoc triều đình phong chức thì ông sẽ phải tuân theo triều đình cũng như thực dân Pháp-khác với lý tửong của ông cứu nứoc cứu dân của ông.

=> Trương Định nhận chức phong soái từ nhân dân mà không phải là từ triều đình.

Bình luận (0)
sky12
21 tháng 2 2022 lúc 16:33
Giai đoạnTriều đìnhNhân dân
1858-1862

- Triều đình thiếu cương quyết bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt giặc 

- Vào ngày 5/6/1862,triều đình kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất-hiệp ước bán nước đầu tiên

- Trên chiến sự Đà Nẵng,quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương,anh dũng chống trả

-Chiến sự ở Gia Định, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn

1863-trước 1873

- Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất,triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân,ngăn trở phong trào kháng chiến 

- Để lấy lại các tỉnh đã mất,triều đình cử phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại

\(\Rightarrow\)Triều đình Huế nhu nhược,hèn nhát

- Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình ở Đà Nẵng để chống giặc

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông

- Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo khiến cho địch thất điên bát đảo

- Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp,nổi lên khởi nghĩa khắp nơi

\(\Rightarrow\) Kiên quyết chống Pháp ngay từ những ngày đầu,dũng cảm,kiên cường,bất khuất

 

1873-1884

- Tiếp tục tiến hành những chính sách đối nội,đối ngoại lỗi thời

- Gia sức vơ vét,bóc lột nhân dân

- Tiếp tục thương lượng với Pháp

- 15/3/1874,triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước Giáp Tuất 

-  Ngay khi quân Pháp kéo đến nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Thái Bình,Nam Định,.. dâng cao

- 21/12/1873,khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy,quân ta phục kích và Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận

 

Bình luận (0)
Khánh Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Long Sơn
17 tháng 2 2022 lúc 20:09

Tham khảo

a) 

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

b) 

- Ban đầu:

+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...

+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).

 

Bình luận (0)
Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 2 2022 lúc 21:23

chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống của thế hệ cha ông

Bình luận (1)
Tuyền Lê
14 tháng 3 2022 lúc 20:58

Chúng ta Phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống của thế hệ ông cha

Bình luận (0)
Trần Tuấn Hải
25 tháng 3 lúc 18:22

Phải biết ơi những người hi sinh 

Bình luận (0)
Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
13 tháng 2 2022 lúc 21:10

TK

Ta phải có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn.Không những vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải luôn chung sức, đồng lòng, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển đất nước.

Bình luận (1)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 2 2022 lúc 21:10

em sẽ lập tức đứng dậy kêu gọi kháng chiến, và tuyên truyền cho đồng bào tinh thần yêu nước

Bình luận (1)
Minh Hồng
13 tháng 2 2022 lúc 21:10

Refer

Ta phải có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn.Không những vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải luôn chung sức, đồng lòng, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển đất nước.

Bình luận (1)
kim long tran
Xem chi tiết
Long Sơn
13 tháng 2 2022 lúc 19:57

Tham khảo

 

Nguyễn Ðình Chiểu – “Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc” ...Phan Văn Trị – “Cảm Tác” ...Nguyễn Khuyến – “Hoài Cổ” ...Tú Xương – “Đêm Dài” ...Phan Bội Châu – “Bài Ca Chúc Tết Thanh Niên” ...Phan Châu Trinh – “Giai Nhân Kỳ Ngộ Chi Ca” ...Tản Ðà – “Thề Non Nước” ...Á Nam Trần Tuấn Khải – “Hai Chữ Nước Nhà”
Bình luận (0)
Phan Minh Phú
Xem chi tiết
Long Sơn
13 tháng 2 2022 lúc 19:29

Tham khảo

 

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

 

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
13 tháng 2 2022 lúc 19:29

Vì nhu cầu về thị trường tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và thuộc địa 

Bình luận (0)
Dark_Hole
13 tháng 2 2022 lúc 19:29

Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. 

Chúc em học tốt

Bình luận (0)
ღ๖ۣۜTεяεʂα ๖ۣۜVαηღ
Xem chi tiết
Long Sơn
12 tháng 2 2022 lúc 21:15

Tham khảo

Từ khi tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp bắn vào Đà Nẵng (1858) và tiếp theo những năm sau đó , rất nhiều sĩ phu yêu nước đã nổi dậy lãnh đạo nhân dân chống Pháp .Có thể kể ra như sau :
Ở miền Nam : Nguyễn Trung Trực , Trương Công Định , Thiên Hộ Dương ...
Ở miền Trung : Phan Đình Phùng - Cao Thắng , Mai Xuân Thưởng , Đinh Công Tráng , Cầm Bá Thước , Hà Văn Mao ...
Ở miền Bắc : Nguyễn Thiện Thuật , Hoàng Hoa Thám ...
ngoài ra còn rất nhiều , rất nhiều anh hùng vô danh khác nữa ...

Bình luận (0)
qlamm
12 tháng 2 2022 lúc 21:16

Tham khảo

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. 

Anh hùng Tô Vĩnh Diện

Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, suốt 12 năm đi ở đợ anh luôn phải chịu bao cảnh áp bức, bất công. 

Anh hùng Bế Văn Đàn

Bế Văn Đàn sinh năm 1931, ở xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, tham gia hoạt động du kích từ ngày còn nhỏ tuổi.

Anh hùng Trần Can

- Trần Can sinh năm 1931 ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn nhỏ Can đã rất thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Khi lớn lên anh đã ba lần viết đơn xin tình nguyện đi bộ đội, nhưng vì sức khỏe yếu nên đến lần thứ tư, năm 1951, mới được chấp thuận.
Bình luận (0)
Kimun -Kun
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
7 tháng 2 2022 lúc 19:59

TK:

- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân, đổi mới đất nước.

- Đồng thời thể hiện sự hèn nhát, nhu nhược qua việc:

+ Trước ưu thế của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dânn chống ngoại xâm, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán quyền lợi dân tộc.

+ Kí hiệp ước Nhâm Tuất – 1 hiệp ước hoàn toàn bất lợi với người dân và bồi thường 1 khoản tiền vô lý khá lớn cho thực dân Pháp. Đây chẳng khác nào là 1 hành động bán nước.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
7 tháng 2 2022 lúc 19:59

Bảo thủ

Hèn yếu

Ảo tưởng

Bình luận (3)
zero
7 tháng 2 2022 lúc 19:59

tham khảo 

- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân, đổi mới đất nước.

Bình luận (0)