BÀI 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX

Huyên Nguyễn
Xem chi tiết

-Chiếu Cần Vương là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước.

-Phong trào Cần Vương; thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương.

Bình luận (0)
nguyen thi be
Xem chi tiết
Nguyễn thị tâm nhi
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 14:28

tham khảo

Giai đoạn I (1885-1888): Phong trào bùng nổ khắp cả nước
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhiều văn thân sĩ phu và nhân dân yêu nước đã hưởng ứng qua việc tập hợp các n ghĩa binh, xây dựng lên căn cứ. Họ cùng nhau đấu tranh mạnh mẽ đầy quyết liệt trước thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai trên đại bàn rộng lớn thuộc Bắc và Trung Bộ.
Nhiều tướng lĩnh và văn thân tham gia như Phan Đình Phùng, Trần Xuân Soạn, Phàm Bành, Mai Xuân Thưởng…
Triều đình Hàm Nghi với sự phò tá trợ giúp của Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Nghiệp (vốn là hai người con của Tôn Thát Thuyết). Dưới sự đàn áp của thực dân Pháp, vua Hàm Nghi đã rút lui và chiến đấu ở vùng núi Quảng Bình, sau về Ấu Sơn (Hà Tĩnh).
Tháng 6 năm 1886, Triều đình Đồng Khánh của thực dân Pháp theo lệnh toàn quyền P.Bert xuống dụ kêu hàng, nhưng không ai trong triều đình Hàm Nghi chịu đầu hàng buông súng.
Đặc điểm của phong trào Cần Vương trong giai đoạn này là các hoạt động chỉ dừng lại ở phạm vi nhất định, còn lẻ tẻ riêng rẽ.
Ở Bắc Kì có nhiều cuộc khởi nghĩa được biết đến như Khởi nghĩa Cai Kinh ở Bắc Giang, khởi nghĩa Đốc Tít ở Đông Triều, khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích, khởi nghĩa Tạ Hiện ở Thái Bình và Nam Định, khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuận ở Hưng Yên và Hải Dương, khởi nghĩa Đinh Công Tráng và Phạm Bành ở Thanh Hóa, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng và Lê Ninh ở Hương Khê-Hà Tĩnh…
Tại khu vực Trung Kì, nổi bật là khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình, khởi nghĩa của Trần Quang Dự, Nguyễn Duy Hiệu và Nguyễn Hàm ở Quảng Nam, khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi, khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định….
Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc nên vua Hàm Nghi bị bắt và đày đi Angieri, giai đoạn thứ nhất của khởi nghĩa Cần Vương kết thúc.
phong trào cần vương là gì và hình ảnh quân dân của phong trào cần vương Phong trào Cần Vương là gì? Nguyên nhân, Đặc điểm, Diễn biến và Ý nghĩa
Giai đoạn II (1888-1896): Phong trào quy tụ các cuộc khởi nghĩa lớn
Giai đoạn này từ cuối năm 1888, mặc dù không có sự lãnh đạo từ triều đình nhưng phong trào Cần Vương vẫn quy tụ nhiều văn thân sĩ phu yêu nước và phát triển thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, tiếp tục duy trì với tổ chức cao hơn.
Một số cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuận chỉ huy….
Trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều khởi nghĩa lớn nhưng thực dân Pháp cũng tăng cường càn quét mạnh. Do đó, để duy trì và phát triển hoạt động, các nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động đến nhiều vùng khác, từ đồng bằng lên trung du và miền núi.
Đặc điểm chung trong cả hai giai đoạn của phong trào Cần Vương vẫn là hoạt đông riêng rẽ, lẻ tẻ chưa có sự thống nhất giữa các cuộc khởi nghĩa lớn. Tính địa phương của các khởi nghĩa này dẫn đến sự thiếu lãnh đạo và tính liên kết. Do đó, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến về sau chúng lần lượt thất bại dưới sự đàn áp và càn quét của Pháp.
Năm 1896, phong trào Cần Vương kết thúc.

Bình luận (0)
Trần Văn Hiện
Xem chi tiết
Trịnh Long
20 tháng 3 2021 lúc 19:41

Nguyên nhân:

 

Sau khi kí hiệp ước Hac-mang và Patonot - Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên Bắc Kì và Trung Kì.   

 

- Nhân dân, các quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước: tiếp tục đấu tranh.

 

- Triều đình: chuẩn bị mọi công tác để chống Pháp. Gồm có 2 bộ phận: Phái chủ hòa và phái chủ chiến. Phải chủ chiến mạnh tay hành động, loại bỏ những ông vua thân Pháp, đưa vua Hàm Nghi lên ngôi. Chuẩn bị lực lượng để kháng chiến chống Pháp.

 

- Pháp quyết định tiêu diệt phái chủ chiến.

 

- Biết được ý đồ của Pháp nên Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.

 

Diễn biến:

 

- Đêm 4, rạng 5-7-1885, phải chủ chiến tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế nhưng thất bại.

 

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị).

 

- Ngày 13-7-1885: Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi ban chiếu Cân Vương.

 

- Từ đó thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân thành phong trào Cần Vương sôi nổi.

 

Kết quả:

 

- Vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày sang An-giê-ri

 

- Có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn 

Bình luận (0)
ひまわり(In my personal...
20 tháng 3 2021 lúc 19:38

Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.

Diễn biến:

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

 

Bình luận (0)
Trịnh Long
20 tháng 3 2021 lúc 19:39

Diễn biến:

 

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

 

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

 

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Bình luận (0)
Trần THanh Nhàn
Xem chi tiết
Trịnh Long
16 tháng 3 2021 lúc 20:26

- Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

- Chưa có kế hoạch lâu dài , ấu trĩ .

- Còn diễn ra lẻ tẻ.

Bình luận (0)
Quỳnh Lê Thị Diễm
Xem chi tiết
Nguyễn Đắc Trung
Xem chi tiết
Trần Huy tâm
4 tháng 3 2021 lúc 11:19

Nguyên nhân:

- Các phong trào diễn ra riêng rẽ, không có sự thống nhất, không có sự liên kết giữa các phong trào.

- Thiếu vũ khí, thua thiệt về quân số và trang thiết bị, không có đường lối thống nhất và người lãnh đạo tài ba. Trong khi đó quân Pháp được trang bị vũ khí tiên tiến, có tướng giỏi, quân đông và tinh nhuệ.

- Triều đình nhu nhược, tư tưởng chủ hòa diễn ra trong nội bộ, không quyết tâm chống giặc ngoại xâm cùng với nhân dân

Bình luận (0)
vũ hoàng vi anh
Xem chi tiết
Đạt Trần
17 tháng 5 2018 lúc 22:26

Các phong trào yêu nươc cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 ở nước ta khi chưa có Đảng ra đời điều bị thất bại là vì :

+ Các phong trào yêu nước và các tổ chức của Đảng có những hạn ché về giai cấp, về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được rộng rãi các lực lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp đuợc 2 lực lượng cơ bản 9 công nhân và nông dân) cho nên thất bại.

+ Cuộc đấu tranh của ta nằm trong tình thế bị động, nên Pháp đã dạp tắt nhanh chóng.

+ Ta gặp phải sai lầm trong quá trình đấu tranh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, phản đối chiến tranh và cầu viện nc ngoài.

+ Những cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, đa số các pt mang tính tự phác, trong nội bộ chia rẽ.

+ Lực lượng ta và địch không cân xứng, ta đấu tranh khi địch vẫn còn mạnh, địch có trang bị vũ khí hiện đại hơn ta.

+ Ta chưa tập hợp đc sức mạnh quần chúng nhân dân, chưa thấy đc khả năng lãnh đạo của giai cấp công nhân và chưa đoàn kết đc họ.

+ Chưa có chính Đảng lãnh đạo.

(Các phong trào thất bại như: phong trào cần vương,, cuộc khởi nghĩa yên thế, pt Đông Du, Duy Tân…)

Bình luận (0)
Đặng Châu Anh
20 tháng 4 2017 lúc 21:50

+ Các phong trào yêu nước và các tổ chức của Đảng có những hạn ché về giai cấp, về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được rộng rãi các lực lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp đuợc 2 lực lượng cơ bản 9 công nhân và nông dân) cho nên thất bại.

+ Cuộc đấu tranh của ta nằm trong tình thế bị động, nên Pháp đã dạp tắt nhanh chóng.

+ Ta gặp phải sai lầm trong quá trình đấu tranh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, phản đối chiến tranh và cầu viện nc ngoài.

+ Những cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, đa số các pt mang tính tự phác, trong nội bộ chia rẽ.

+ Lực lượng ta và địch không cân xứng, ta đấu tranh khi địch vẫn còn mạnh, địch có trang bị vũ khí hiện đại hơn ta.

+ Ta chưa tập hợp đc sức mạnh quần chúng nhân dân, chưa thấy đc khả năng lãnh đạo của giai cấp công nhân và chưa đoàn kết đc họ.

+ Chưa có chính Đảng lãnh đạo.

(Các phong trào thất bại như: phong trào cần vương,, cuộc khởi nghĩa yên thế, pt Đông Du, Duy Tân…)

Tuy nhiên các phong trào yêu nước thất bại nhưng nó mang ý nghĩa rất quan trọng:

+ Tiếp nối được truyền thống yêu nước dân tộc.

+ Tạo cơ sở tiếp nối CNMLN và TTHCM.

+ Phong trào yêu nước thất bại trong lúc này chứng tỏa con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản.

Bình luận (0)
Huyền Kòy
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
5 tháng 1 2018 lúc 10:01

Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

Bình luận (0)
Phúc
24 tháng 2 2020 lúc 8:44

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
dovinh
3 tháng 5 2020 lúc 10:27

Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

Bình luận (0)