Bài 21. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lưu Ngọc Bảo Chi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
25 tháng 1 2017 lúc 8:49

Câu 1 :

* Sử dụng ròng rọc có lợi :

- Nếu dùng ròng rọc cố định để kéo vật lên thì ròng rọc cố định có tác dụng thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

- Nếu dùng ròng rọc động thì ròng rọc động có tác dụng thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật và lực kéo vật có độ lớn nhỏ hơn hai lần trọng lượng của vật.

* Lấy ví dụ :

- Dùng ròng rọc cố định để kéo gầu nước từ dưới giếng lên; kéo lá cờ lên trên cột cờ bằng ròng rọc.

- Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thường dùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.

Câu 2 :

* Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn :

- Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Chất rắn khác nhau thì nở khác nhau.

- Chất rắn là chất nở ít nhất trong 3 chất: rắn, lỏng, khí.

* Thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất rắn : Nung nóng khâu dao, khâu dâu nở ra để có thể cho chuôi dao vào lưỡi dao, khi nguội, chuôi dao co lại xiết chặt lấy lưỡi dao.

Câu 3 :

* Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Chất lỏng khác nhau thì nở khác nhau.

- Chất lỏng nở nhiều hơn chất rắn và nở ít hơn chất khí.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
25 tháng 1 2017 lúc 8:57

\(.1.\)

Sử dụng ròng rọc có lợi gì ? Lấy ví dụ sử dụng ròng rọc trong thực tế ?

- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp .

- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật .

Trần Nguyễn Bảo Quyên
25 tháng 1 2017 lúc 8:58

\(.2.\)

Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn và mô tả 1 thí nghiệm vì sự nở vì nhiệt của chất rắn ?

- Chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi .Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .

Lê Khánh Dung
Xem chi tiết
Trương Phan Hữu Thắng
21 tháng 2 2017 lúc 14:31

Vì nhờ sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng khiến đinh rivê siết chặt hai đầu .

Nguyễn Thùy Linh
23 tháng 2 2017 lúc 21:43

Vì khi nguội đi thanh rivê co lại, giữ chặt hat tấm kim loại

anh khuong
5 tháng 2 2021 lúc 15:05

vì khi nung nóng ,dinh rive nở dài và mềm ra . khi nguội đinh rive co lại giúp giữ chặt 2 tấm kim loại

Gà Quay
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
5 tháng 9 2016 lúc 9:58

Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng, thủy tinh nóng lên và nở ra trước do đó thoạt đầu mức thủy ngân tụt xuống chút ít. Sau đó thủy ngân cũng nóng lên và nở ra, vì thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh nên mức thủy ngân dâng lên cao hơn mức ban đầu.

Tran Duy Hung
12 tháng 5 2019 lúc 10:45

Vi luc dau nhiet ke cham vao nuoc nong dau tien no ra nen moi tut xuong mot it roi, sau mot luc, thuy ngan moi nong len no ra va dang cao len

Hoàng Ngân Hà
Xem chi tiết
Phương Trâm
21 tháng 2 2017 lúc 22:30

Khi nguội đi, thanh rivê co lại, giữ chặt hai tấm kim loại.

Nguyễn Lan Hương
1 tháng 3 2017 lúc 21:10

Đinh ri ve lạnh đi,co lại,giảm chiều dài=>Đầu bẹt làm chặt hai tấm kim loại.

Nguyễn Thị Lan Anh
2 tháng 3 2017 lúc 10:35

Vì khi nung nóng đinh ri vê thì đinh sẽ nở ra giúp dễ dàng xuyên qua hai tấm kim loại. Khi ta tán đầu đinh ri vê cho bẹt ra, khi đó đinh nguội sẽ co lại làm siết chặt hai tấm kim loại với nhau.

Chúc bạn học tốt !haha

Lê Thái Khả Hân
Xem chi tiết
nongvietanh
3 tháng 2 2017 lúc 20:57

chất lỏng vì chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn hihi chac vay

Zing Mp3
Xem chi tiết
Trương Anh Tài
18 tháng 6 2016 lúc 11:44

Vì khi rót nước nóng ra thì một lượng không khí ở ngoài đã tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.

Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.

Thuyết Dương
19 tháng 6 2016 lúc 21:25

Cái này có thể là do nức quá nóng làm nước bốc hơi với một lượng lớn.
và có thể giải thích hiện tượng của bạn theo nhiều hướng.
+) Hơi nước quá nhiều làm cho miệng bình to lên ( vì thường thì nó làm bằng nhựa) làm cho nắp khó vặn vào được. 
+) Do nước bốc hơi với một lượng lớn khi vừa đổ nước vào bình thủy mà bạn đậy nắp vào liền thì sẽ bị bung ra ngay là do mực nước trong bình ở gần miện bình nên khi bốc hơi với 1 lượng lớn như vậy mà bạn đậy nắp lại là kìm chế thể tích ( thể tích nhỏ lại ) thì áp suất do nó gây ra sẽ rất lớn và nếu bạn vặn quá chặt mà áp suất không làm bung ra được thì bình thủy sẽ bị vỡ ngay lập tức. 
+) Biện pháp 
- Nấu nước sối với nhiệt độ vừa phải.
- Nếu nước quá nóng khi tắt bếp phải mở nắp siêu nước ra cho nhiệt độ nước hạ một chút ( cũng là để cho hiện tượng bốc hơi giảm một chút) thì sẽ không làm bung nắp.
- Nếu khi chế nc vào bình thủy thì cũng nên để nước trên 10 giây thì hay đậy nắp lại nhé.

Thân Thị Phương Trang
22 tháng 6 2016 lúc 14:04

khi ta rót nước nóng khỏi phích rồi đậy nút lại thì nút bị bật ra do khi gặp chất nóng quá như nước phích,  sẽ có hiện tượng giãn nở nhiệt khhi đó nước sẽ từ từ được đẩy lên cao sát nắp phích và khi bị ném lại tạo 1 lực mạnh làm bật nắp phích

 để tránh hiện tượng đó ta không nên rót nước đầy phích

Linh Bui
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
2 tháng 7 2016 lúc 10:53

Lý do đơn giản thôi : Khi nóng lên các dầm cầu sẽ nở ra, việc ghép các dầm cầu vào với nhau sẽ tạo ra khoảng cách giữa các dầm cầu, do đó việc dãn nở sẽ ko ảnh hưởng tới cầu. Nếu xây luôn dẫn tới hiện tượng cầu dễ vỡ

Kudo shinichi
18 tháng 3 2017 lúc 20:00

giãn nở vi nhiet cua chat ran

Gà Quay
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
5 tháng 9 2016 lúc 10:03

Vì khi trời nắng, nhiệt độ tăng cao làm không khí trong lốp xe giãn nở gây nổ lốp, vì vậy ta không nên bơm bánh xe thật căng, gây nổ, nguy hiểm

Võ Đông Anh Tuấn
5 tháng 9 2016 lúc 10:05

Về mùa hè, nhiệt độ lên rất cao. Nhiệt độ trong bóng râm và ngoài nắng chênh lệch nhau khá nhiều. nếu bơm căng xe trong bóng râm và đi xe ra ngoái nắng một lúc không khí trong ruột xe bị nóng lên mạnh, nhưng không nở ra được, ruột xe cản trở sự nở vì nhiệt của chất khí gây ra một lực lớn làm nổ lốp xe.

Adorable Angel
5 tháng 9 2016 lúc 12:28

hiuvì bơm căng sẽ làm nổ bánh xe leuleu

 

Hưng Bùi Minh
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
1 tháng 2 2017 lúc 22:34

1) Tại sao khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thủy tinh thường thì cốc bị vỡ?

Đổ nước nóng vào cốc thủy tinh thường, nước nóng dẫn đến hiện tượng nở ra vì nhiệt

=> Cốc nở ra dẫn đến hiện tượng bị nứt

2) Có một thanh ngang đặt vừa khít cái giá đo khi cả hai đều ở nhiệt độ trong phòng.

a) Tại sao khi hơ nóng thanh ngang ta lại không thể đưa được thanh này vào giá đo?

b) Hãy tìm cách đưa thanh ngang đã bị hơ nóng vào giá đo mà không cần phải làm nguội thanh này?

a) Thanh ngang bị hơ nóng -> Nở ra vì nhiệt. vì thế ko thể đưa vào giá đo

b) Ta hơ nóng giá đo để giá đo nở ra vì nhiệt => Có thể đưa thanh ngang vào giá đo

Bình Trần Thị
2 tháng 2 2017 lúc 11:15

1.vì cốc thuỷ tinh chịu lửa độ giãn nở của nó ít hơn so với cốc thuỷ tinh thường ,vì vậy vỏ trong và vỏ ngoài nở đồng đều còn cốc thuỷ tinh thường thì mặt trong của nó tiếp xúc với nước nóng trước nên nở ra trước, vỏ ngoài thì tiếp xúc sau nở ra sau vì vậy nó nở không đồng đều sinh ra lực lớn dễ làm vỡ cốc

Hưng Bùi Minh
5 tháng 2 2017 lúc 9:36

Vì cốc thủy tinh chịu lửa xịn hơn

Nguyễn Thanh Bình
Xem chi tiết
Ái Nữ
30 tháng 11 2017 lúc 17:41

- Tờ giấy bạc sẽ nóng lên và nở ra nếu quá nóng nó sẽ bị cháy

- Giải thích: Ta đã biết giấy bạc là chất rắn, khi ở nhiệt độ cao thì nó sẽ nóng lên và nở ra, đây là hiện tượng chất nở vì nhiệt

Lê Thái Khả Hân
2 tháng 3 2017 lúc 12:47

Bạc và giấy nở ra. Vì bạc nở nhiều hơn giấy nên bạc công về phía giấy.