Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
Theo nguyên tắt giản nở của tất cả mọi vật thì khi gặp nhiệt độ cao nó sẽ nở ra và khi lạnh nó sẽ co cụm lại, vì vậy trong cùng một thể tích thì không khí lạnh nó sẽ nặng hơn so với không khí nóng.
Ví dụ: 2 quả bóng có kích cỡ bằng nhau, một quả bơm không khí lạnh, một quả bơm không khí nóng, thì quả có không khí lạnh nó sẽ nặng hơn do nó chứa nhiều không khí hơn, có nghĩa là mật độ của các phân tử khí nó dày đặt hơn. Còn quả bóng có không khí nóng thì nhẹ hơn do mật độ của các phân tử khí nó loảng hơn.
Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:
d = 10.\(\dfrac{m}{V}\)
Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh
một người muốn làm nóng đồ hộp người đó bỏ đồ hộp chưa mở vào nồi đổ nước và đun sôi. Làm vậy có được không ? Vì sao ?
Làm như thế ko được vì khi làm như vậy, sắt sẽ chảy ra mà sắt thì có những chất làm hại cơ thể và sức khỏe con người vì vậy ko nên làm như thế mà nên mở hộp ra rồi đổ vào nồi.
Nếu bỏ đồ hộp chưa mở vào nồi nước và đun sôi thì đồ hộp đó rất dễ bị bật nắp thậm chí có thể nổ vì khi nồi nước sôi thì không khí trong đồ hộp sẽ nở ra và sẽ bị nén khí bên trong dẫn đến bị bật nắp hoặc nổ, ngoài ra vỏ hộp còn tạo ra một số chất có hại cho sức khỏe.
Chúc bạn học tốt!!!
Câu 1: Tính chất đặc biệt của nước: Khi nhiệt độ tăng từ 0 độ C đến 4 độ C nước co lại. Khi nhiệt độ tăng 4 độ C, nước nở ra. Vậy ở nhiệt độ nào nước có trọng lượng riêng lớn nhất? Vì sao?
Câu 2: Không khí nóng hay nhẹ hơn không khí lạnh? Vì sao?
Đây là đề KT 1 tiết của Trường THCS Ngô Tất Tố Phú Nhuận, trả lời giúp mình nhé, giáo viên không giảng lại bài T_T Cảm ơn rất nhiều :))))))
Câu 1:Ở nhiệt độ là 4 độ C thì nc có trọng lượng riêng lớn nhất. Vì nc có tính chất đặc biệt, khi nhiệt độ tăng từ 0 độ đến 4 độ C nc co lại --> thể tích giảm --> Khối Lượng Riêng Tăng. Khi nhiệt độ tăng 4 độ C nc nở ra --> thể tích tăng -->Khối Lượng Riêng giảm . Nên nc ở nhiệt độ 4 độ C là có TLR lớn nhất
Câu 2: Ko khí nóng thì nhẹ hơn Ko Khí lạnh . Vì Ko khí nóng -->thể tích tăng -->Khối Lượng Riêng giảm . Còn ko khí lạnh --> thể tích giảm -->Khối Lượng Riêng tăng.
Chúc bn may mứn
Cho mình hỏi , đây là cái câu hỏi mình tự nghĩ ra
Không khí và Lượng không khí co giống nhau hay ko ??
Nếu giống nhau thì ko lẽ khi trời nóng thì càng nhiều khí ôxy để thở và nhiều khí cacbônic hơn ?? hãy giúp mình ;-; <3
(bn cs thể xem 2 cụm từ đó rõ ràng)
“Không khí” là hỗn hợp của 1 không khí nào đó hay là toàn bộ không khí (nói chung)
“Lượng không khí” và một lượng (số lượng) nhất định của một không khí hoặc toàn bộ
(Vì vậy bn nên ns rõ question hơn nha)
Khi quả bóng bàn bị móp,làm thế nào để quả bóng phồng lên?Giải thích vì sao?
Qủa bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì không khí trong quả bóng bàn nở ra khi nóng lên, thể tích của khong khí tăng lên nên chúng phồng lên
Quả bóng bàn bị móp phải nhúng vào nước nóng nó sẽ phồng trở lại. Vì khi nhiệt độ cao, ko khí trong quá bóng sẽ nở ra,thể tích tăng lên nên mới có hiện tg trên. Nhưng đây chỉ là cách nếu quả bóng 100% ko bị thủng chỗ nào. Nếu bị tủng thì ko còn cách nào khác!!!!
Xoa hai tay vào nhau rồi áp vàp bình cầu thì thấy giọt nước trong nhánh nằm ngang của ống thuỷ tinh gắn vào hình cầu sang trái một chút rồi mới sang phải
Vì khi xoa nóng hia bàn tay vào nhau rồi áp vào bình cầu thì bình cầu sẽ tiếp xúc với nhiệt trước và nở ra vì nhiệt trước, thể tích bình cầu tăng khiến giọt nước sang trái một chút, sau đó không khí trong bình cầu tiếp xúc với nhiệt và nở ra vì nhiệt, thể tích không khí tăng. Do chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên giọt nước sẽ sang phải
Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi:
A. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi
B. Chỉ có thể tích thay đổi
C. Cả thể tích, KLR và TLR đều thay đổi
D. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi
Help mị với các cậu ê :)
Người ta ứng dụng sự nở vì nhiệt của khí trong khinh khí cầu. Hãy giải thích tại sao khinh khí cầu có thể bay lên và hạ xuống được?
Giúp mik vs m.ng ơi !
Khi đốt lửa dưới bầu khí của khinh khí cầu làm cho không khí bên trong nóng lên và nở ra khiến khối lượng riêng của không khí giảm nên không khí bay lên rồi đẩy khinh khí cầu bay lên.
Đúng thì tích cho mình nha!
Các khinh khí cầu đốt lửa là những quả cầu chứa khí nóng. Chúng bay lên vì không khí chứa trong đó nhẹ hơn là không khí ngoài khí quyển. Vì không khí nóng có xu hướng bốc lên, nên khí cầu bay được. Nếu muốn hạ xuống, chỉ cần không khí này nguội đi.
lấy ví dụ về chất khí
VD: khi một quả bóng bàn bị kẹp , ta ngâm quả bóng bàn trong nước ấm , ko khí trong quả bóng nở ra tác dụng một lức đẩy lên vỏ quả làm vỏ quả phồng lên.
Vd về chất khí: không khí, khí nitơ, khí ô-xi, khí cacbonic,...
nêu kết luận cua cac chat ran long khi
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
- Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất rắn và lỏng nếu khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
-Các chất rắn, long, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất rắn và lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau
-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chúc bạn học tốt!
Hay thì tick cho mình nha!
Cac chat ran , khi, long, no ra khi nong len van co lai khi lanh di.
Cac chat ran, long khac nhau no vi nhiet la khac nhau.
Cac chat khi khac nhau no vi nhiet la giong nhau.