a) Giaỉ thích vì sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
b) Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường ?
a) Giaỉ thích vì sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
b) Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường ?
a) Khi ta hít thở sâu, chậm thì lượng không khí đi vào sẽ được phổi hấp thụ sẽ nhiều hơn, và giải phóng những khí cặn trong phổi. Từ đó dẫn tói hô hấp hiệu quả hơn.
b) Sau khi dừng lại, tim cần bơm lại lượng máu đã chuyển hoá thành năng lượng để ta vận động. Một thời gian sau, lượng máu đã được bơm tới lượng định mức trong cơ thể hô hấp sẽ trở lại bình thường.
a) Khi ta hít thở sâu, chậm thì lượng không khí đi vào sẽ được phổi hấp thụ sẽ nhiều hơn, và giải phóng những khí cặn trong phổi. Từ đó dẫn tói hô hấp hiệu quả hơn.
b) Sau khi dừng lại, tim cần bơm lại lượng máu đã chuyển hoá thành năng lượng để ta vận động. Một thời gian sau, lượng máu đã được bơm tới lượng định mức trong cơ thể hô hấp sẽ trở lại bình thường.
a, Khi ta hít thở sâu, chậm thì lượng không khí đi vào sẽ được phổi hấp thụ sẽ nhiều hơn, và giải phóng những khí cặn trong phổi. Từ đó dẫn tới hô hấp hiệu quả hơn.
b, Sau khi dừng lại, tim cần bơm lại lượng máu đã chuyển hoá thành năng lượng để ta vận động. Một thời gian sau, lượng máu đã được bơm tới lượng định mức trong cơ thể hô hấp sẽ trở lại bình thường.
- Hãy giải thích tại sao khi trời lạnh cơ thể người có hiện tượng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình ? Lấy các VD tương ứng ?
* Khi trời lạnh có hiện tượng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình vì:
- Nhiệt độ cơ thể luôn độ ổn định khoảng 370C. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho các hoạt động sống của tế bào và của cơ thể. Vì vậy khi nhiệt độ môi trường quá lạnh, cơ thể xảy ra một số hiện tượng sinh lý để chống lạnh;
+ Run run đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt mất đi do thời tiết quá lạnh
+ Hiện tượng đi tiểu tiện rùng mình vì lượng nhiệt bị mất đi do nước hấp thụ thải ra ngoài nên cơ thể có phản xạ tự vệ rùng mình (co cơ) để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt đã mất.
+ Ví dụ tương tự: Nổi da gà…
* Khi trời lạnh có hiện tượng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình vì:
- Nhiệt độ cơ thể luôn ổn định khoảng 37 độ C. Đây là nhiệt độ thích hợp cho các hoạt động sống của tế bào và của cơ thể. Vì vậy khi nhiệt độ môi trường quá lạnh, cơ thể xảy ra 1 số hiện tượng sinh lí để chống lạnh:
+) Run run đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt mất đi do thời tiết quá lạnh.
+) Hiện tượng đi tiểu tiện rùng mình vì lượng nhiệt bị mất đi do nước hấp thụ thải ra ngoài nên cơ thể có phản xạ tự vệ rùng mình ( co cơ ) để sinh nhiệt bù lại lương nhiệt đã mất.
* Ví dụ tương tự: nổi da gà,...
Nhiệt độ bình thường của cơ thể sống là 37 độ C. Khi trời quá lạnh, nhiệt độ giảm xuống, cơ thể phải xảy ra một số hiện tượng sinh lý để chống lạnh và run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình là 1 trong số các hiện tượng sinh lí đó. Và hiện tượng sinh lí này là phản xạ co cơ của cơ thể để bù lại lượng nhiệt đã mất khi trời lạnh....
VD: khi trời lạnh ta thường nổi da gà (sởn gai ốc)
Một người bình thường, hô hấp thường 16 nhịp/phút, người này hô hấp là 12 nhịp/phút, biết rằng mỗi nhịp của hô hấp thường cần 500 ml không khí/phút ; người hô hấp sâu cần 800 ml/phút
a) Hãy tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích tới phế nang, cho biết khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp thường và hô hấp sâu là 150 ml.
b) Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.
Một người thở bình thường 16 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 500ml không khí:
+ Khí lưu thông /phút là: 16 . 500ml = 8000 (ml)
+ Khí vô ích ở khoảng chết là: 150ml . 16 = 2400 (ml).
+ Khí hữu ích vào đến phế nang là: 8000ml - 2400ml = 5600 (ml).
ð Khi người đó thở sâu 12 nhịp/phút mỗi nhịp hít vào 800ml
+ Khí lưu thông /phút là: 800ml.12 = 9600 (ml)
+ Khí vô ích ở khoảng chết là: 150ml . 12 = 1800 (ml)
+ Khí hữu ích vào đến phế nang là: 9600ml – 1800ml = 7800 (ml)
Sự khác nhau giữu hô hấp thường và hô hấp sâu:
Hô hấp thường | Hô hấp sâu |
- Diễn ra một cách tự nhiên, không ý thức. - Số cơ tham gia vào hoạt động hô hấp ít hơn (chỉ có sự tham gia của 3 cơ: Cơ nâng sườn, cơ giữa sườn ngoài và cơ hoành).
- Lưu lượng khí được trao đổi ít hơn | - Là một hoạt động có ý thức. - Số cơ tham gia vào hoạt dộng hô hấp nhiều hơn (ngoài 3 cơ tham gia trong hô hấp thường còn có sự tham gia của cơ ức đòn chũm, cơ giữa sườn trong, cơ hạ sườn. - Lưu lượng khí được trao đổi nhiều hơn. |
Nêu mối quan hệ giữa sự trao đổi khí ở tế bào và trao đổi khí ở phổi.
Giúp mk nha! ^^ Tks mấy pn nhju^^
Bổ sung cho nhau, liên quan mật thiết để cùng tồn tại và hoạt động.
Mấy bạn ơi giúp mk câu này với!!!!!!!!!
Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì khác nhau?" ( Vở bài tập Sinh hoc 8 bài hoạt đông hô hấp tr.57)
Cảm ơn nhìu nha!
*Giống nhau:
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
-Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp.
*Khác nhau:
- Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên ko dãn nở về phía 2 bên.
- Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên.
Giúp mình câu này nhaaaaaaaaaaaaaa
Tại sao cơ thể thở ra và hít vào đc? Tại sao xảy ra sự trao đổi khí ở phổi và tế bào? Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?
HELPPPP MEEEEEE !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
MÌNH ĐANG CẦN GẤP LẮM GIÚP MK CÀNG SỚM CÀNG TỐT NHA!~~
CẢM ƠN TRƯỚC
1- Cơ thể có thể hít vào thở ra do:
- Tính chất đàn hồi của phổi, thành ngực và hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp => thể tích phổi tăng hoặc giảm tạo nên các động tác thở ra và hít vào:
Khi thể tích phổi tăng dẫn đến áp suất giảm, vì vậy không khí từ ngoài sẽ tràn vào phổi gây nên động tác hít vàoKhi thể tích phổi giảm dẫn đến áp suất tăng vì vậy không khí từ trong phổi sẽ tràn ra ngoài gây nên động tác thở ra.2- Nguyên nhân xảy ra sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là do cơ chế khuếch tán các khí từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:
Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang.Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xảy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu. Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu.3- Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?
- Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic => Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi. Ngược lại nhờ sự trao đổi khí ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài. Vậy trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.
Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , khi lượng cacbonic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi.
CÂU HỎI: tại sao không thể vừa thở vừa ăn được ?
mong mọi người giúp em với ......!
Không khí đi vào phổi, và thức ăn đi vào dạ dày đều đi theo một con đường chung là thực quản, trước khi chia thành hai nhánh khác nhau. ( đường khí quản tới phổi, và đường thực quản xuống dạ dày).
Tại "ngã ba này" (chỗ giao nhau) có một chiếc van, giống như một cái nắp đậy. Khi nuốt thức ăn hay uống nước, thì "cái nắp" này sẽ tự động đậy khí quản lại, để cho thức ăn, nước tiếp tục đi theo thực quản, xuống dạ dày , không bị lọt vào khí quản, vào phổi -> nên không thể thở. Nếu khi chúng ta nuốt thức ăn, uống nước mà thở, chẳng hạn lúc ăn uống mà cười đùa, thì sẽ bị "sặc", đó là một phản xạ của cơ thể, ngăn cho thức ăn không vào đường khí quản, vì lúc cười, vui chúng ta cũng cần không khí, đường khí quản vẫn mở, ngoài ra sặc cũng dễ xảy ra ở người già, và trẻ con, vì khi ấy phản xạ đậy mở của chiếc van không được nhanh nhạy.
VÌ khi ăn khẩu cái mềm sẽ nâng lên đậy đường dẫn khí ở mũi, nắp thanh quản đóng lại tránh thức ăn rơi vào đường khí quản mà chỉ theo đường thực quản đi xuống.
Do cả hai đường dẫn khí đều bị đậy nên không khí không vào được, khi ăn ta sẽ ngưng thở tạm thời.
Khi nuốt, phần thanh quản hơi dân cao hơn, khiến cho nắp thanh quản đóng lại, để thức ăn đi vào thực quản, nên khi nuốt ta thường nhịn thở.
Điều này cũng giải thích vì sao cách chữa nấc dân gian la uống bảy ngụm nước. Vì khi uống 7 ngụm nước liên tiếp, nắp thanh quản đóng lại trong suốt khoảng thời gian đó (hay 1 biến thể là nhịn thở) sẽ là khoảng thời gian vừa đủ để tăng nồng độ CO2 trong cơ hoành, đầu độc cơ hoành và khiến nó mỏi và sẽ hết nấc (tuy nhiên thời gian nhịn thở hay uống nước cũng tùy thuộc vào từng người)
dung tich song la gi
Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
Dung tích sống tức là tổng lượng thể khí sau khi dùng lực hít vào lập tức cố gắng hết sức thở ra. Nó phản ánh khả năng thông khí tối đa của một lần hô hấp.
Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
so sánh hoạt động hê hô hấp của người và thỏ
So sánh sự hô hấp ở người và thỏ
* Giống nhau :
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp.
* Khác nhau :
- Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên.
- Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng
ngực dãn nở cả về phía 2 bên.
Giống nhau:
- Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
- Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản
- Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc
Khác nhau:
- Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên
- Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên. Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm
Viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 100 từ) nói về cách phòng chống đuối nước trong trường học