Bài 21. Hoạt động hô hấp

Nội dung lý thuyết

BÀI 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP 

I. Lý thuyết

1. Thông khí ở phổi

Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào.

- Ý nghĩa: Giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới

- Bản chất: Là cử động hô hấp

* Cử động hô hấp

- Cử động hô hấp gồm 1 lần hít vào và 1 lần thở ra

Cử động hô hấp

Hoạt động của các cơ hô hấp

Vai trò các cơ hô hấp

Thể tích lồng ngực

Hít vào

- Cơ liên sườn ngoài co

- Cơ hoành co

- Nâng sườn lên, lồng ngực rộng về 2 bên và phía trước

- Mở rộng lồng ngực phía dưới

Tăng

Thở ra

- Cơ liên sườn ngoài giãn

- Cơ hoành giãn

- Hạ sườn và thu lồng ngực về vị trí cũ

Giảm

- Vai trò của các cơ quan hô hấp trong cử động hô hấp

   + Khi cơ hô hấp co (giãn) à thể tích lồng ngực tăng (giảm) à gây ra cử động hít vào (thở ra)

* Dung tích khí

 - Khí lưu thông: 500ml

 - Dung tích sống (khí lưu thông khi thở ra gắng sức): 3400 – 4800ml

- Dung tích sống thay đổi tùy theo:

 + Giới tính

 + Tuổi

 + Tầm vóc

 + Tình trạng sức khỏe

 + Sự luyện tập

à Luyện tập thể dục thể thao và thở sâu để tăng dung tích sống

- Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong một phút

2. Sự trao đôi khí ở phổi và tế bào

* Cơ chế trao đổi khí

- Các chất khí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao (P cao) đến nơi có nồng độ thấp (P thấp)

- Sự trao đổi khí ở phổi

  + O2 khuếch tán từ phế nang à máu

  + CO2 khuếch tán từ máu à phế nang

- Trao đổi khí ở tế bào

  + O2 khuếch tán từ máu à nước mô à tế bào

  + CO2 khuếch tán từ tế bào à nước mô à máu

Thành phần không khí hít vào và thở ra

 

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

 Câu 1: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người ?

Hướng dẫn trả lời:

- Nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp mà ta hít vào và thở ra, làm cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới, đây là giai đoạn thông khí.

- Chức năng quan trọng của hệ hô hấp là sự trao đổi khí, gồm sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.

  + Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ không khí phế nang vào máu và của \(CO_2\) từ máu vào không khí phế nang

  + Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của oxi từ máy vào tế bào và của \(CO_2\) từ tế bào vào máu.

Câu 2: Hô hấp của người và thỏ giống và khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

* Giống nhau :

- Cũng gồm các giai đoạn : thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào

- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp

* Khác nhau 

ThỏNgười
Sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về 2 phía 2 bênSự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về 2 phía hai bên

Câu 3: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?

Hướng dẫn trả lời:

Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn) vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào xảy ra như thế nào?

Câu 2: Vì sao phải thở không khí thoáng và sạch?