Không khí đi vào phổi, và thức ăn đi vào dạ dày đều đi theo một con đường chung là thực quản, trước khi chia thành hai nhánh khác nhau. ( đường khí quản tới phổi, và đường thực quản xuống dạ dày).
Tại "ngã ba này" (chỗ giao nhau) có một chiếc van, giống như một cái nắp đậy. Khi nuốt thức ăn hay uống nước, thì "cái nắp" này sẽ tự động đậy khí quản lại, để cho thức ăn, nước tiếp tục đi theo thực quản, xuống dạ dày , không bị lọt vào khí quản, vào phổi -> nên không thể thở. Nếu khi chúng ta nuốt thức ăn, uống nước mà thở, chẳng hạn lúc ăn uống mà cười đùa, thì sẽ bị "sặc", đó là một phản xạ của cơ thể, ngăn cho thức ăn không vào đường khí quản, vì lúc cười, vui chúng ta cũng cần không khí, đường khí quản vẫn mở, ngoài ra sặc cũng dễ xảy ra ở người già, và trẻ con, vì khi ấy phản xạ đậy mở của chiếc van không được nhanh nhạy.
VÌ khi ăn khẩu cái mềm sẽ nâng lên đậy đường dẫn khí ở mũi, nắp thanh quản đóng lại tránh thức ăn rơi vào đường khí quản mà chỉ theo đường thực quản đi xuống.
Do cả hai đường dẫn khí đều bị đậy nên không khí không vào được, khi ăn ta sẽ ngưng thở tạm thời.
Khi nuốt, phần thanh quản hơi dân cao hơn, khiến cho nắp thanh quản đóng lại, để thức ăn đi vào thực quản, nên khi nuốt ta thường nhịn thở.
Điều này cũng giải thích vì sao cách chữa nấc dân gian la uống bảy ngụm nước. Vì khi uống 7 ngụm nước liên tiếp, nắp thanh quản đóng lại trong suốt khoảng thời gian đó (hay 1 biến thể là nhịn thở) sẽ là khoảng thời gian vừa đủ để tăng nồng độ CO2 trong cơ hoành, đầu độc cơ hoành và khiến nó mỏi và sẽ hết nấc (tuy nhiên thời gian nhịn thở hay uống nước cũng tùy thuộc vào từng người)