Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Minh Đức
Xem chi tiết
oOo_tẤt cẢ đà Là QuÁ KhỨ...
15 tháng 9 2016 lúc 11:52

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã gây ra một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.

Tuyết Ảnh Băng
15 tháng 9 2016 lúc 14:32

- Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giớii không còn tồn tại.

- Một số nước kiên định đi lên con đường xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Cu Ba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên...gặp nhiều khó khăn.

- Trên thế giới mất đi những nước làm đối trọng với Mĩ, vì vậy Mĩ âm mưu thiết lập một trật tự thế giới mới, đơn cực do Mĩ đứng đầu.

Lê Ngân
15 tháng 9 2016 lúc 20:42

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đôq Âu dẫn đến hệ thốq xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại nữa. Hội đồq tương trợ kinh tế cũng chấm dứt hoạt động (6-1991) . Đây là 1 tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới và các lực lượng tiến bộ troq cuộc đấu trah vì độc lập, vì chủ quyền dân tộc , hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội .

Bão Nguyên
Xem chi tiết
Bão Nguyên
Xem chi tiết
Jacky Lê
Xem chi tiết
Lê Yến Nhi
2 tháng 11 2016 lúc 14:43

- Những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô:

+ Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường.

=>Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về mặt xã hội thì thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN. Tình trạng đó kéo dài đã khơi sâu lòng bất mãn trong quần chúng.

+ Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - chính trị. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.+ Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. Những sai lầm và sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa.

+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ( cuộc tấn công hòa bình mà họ thường gọi là cuộc cách mạng nhung ) có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn..- Từ đó rút ra được bài học cho xã hội chủ nghĩa của nước ta : Từ kinh nghiệm , bài học xương máu của sự sụp đổ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, ĐCS Việt Nam đã thực hiện đường lối đổi mới thành công, đạt được những thành tựu quan trọng mang tính lịch sử. Đảng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI nhằm chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, vượt qua thách thức đe dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ, lãnh đạo nhân dân ta bảo vệ, xây dựng chính quyền nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.  
Phạm Thị Thạch Thảo
30 tháng 8 2017 lúc 21:24

nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở liên. Hậu quả

-Một là, mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót : đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu cao cấp làm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội. – Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế – xã hội. – Ba là, chậm thay đổi trước những biến động lớn cuả tình hình thế giới (Liên Xô bị khủng hoảng từ lâu nhưng mãi đến năm 1985 mới bắt đầu cải tổ và các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng chủ nghĩa xã hội là ưu việt không có gì sai sót mà sửa chữa). Sau khi sửa chữa lại tiến hành cải tổ mắt nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. – Bốn là, hoạt động chống phá cuả các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước liên tục phát triển…có tác động không nhỉ làm cho tình hình càng thêm rối loạn. -> Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đây là tổn thất lớn trong phong trào cộng sản quốc tế, dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới cuả chủ nghĩa xã hội thực tế không còn tồn tại nữa. Qua đó em rút ra được bài học gì cho xã hội chủ nghĩa nước ta Nhiều cơ quan thông tin đại chúng của chúng ta thường đưa tin chủ yếu là do nguyên nhân bị diễn biến hòa bình, một số cán bộ chủ chốt bị mua chuộc phản bội lại Đảng, dẫn tới cách mạng màu,... mà chưa đi sâu vào nội bộ Đảng, vào lỗi hệ thống của Đảng, vào sự thoái hóa biến chất trong Đảng, Nhà nước và Xã hội do lỗi hệ thống gây ra. Đảng đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, đã trở thành lực cản của sự phát triển tự do dân chủ của xã hội. Nói theo tinh thần của Marx thì cái gì cản trở sự phát triển là thối nát, là phản động. Chính những người cộng sản chân chính, chính liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động, chính độ ngũ trí thức cũng không muốn bảo vệ một Đảng đã thoái hóa biến chất như vậy. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải do kẻ thù của chủ nghĩa xã hội phá hoại là chính. Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đã biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.

Và như chúng ta đã biết, nhân dân ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã phúc quyết Hiến pháp mới để xác lập chính thể mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm sửa cái lỗi hệ thống của họ. Một bài học quá đắt giá trong lịch sử nhân loại. Chúng ta cần tỉnh giác để suy ngẫm, để chỉnh đốn Đảng ta như trong di chúc thiêng liêng của Bác Hồ đã ghi.
Ly Nguyễn
31 tháng 8 2017 lúc 13:07

Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô:

-Chế độ xã hội chủ nghĩa chưa phù hợp

-K đồng bộ giữa các ngành nghề

-Sự tha hóa về tính chất của nhà lãnh đạo

-Gặp phải sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước

Oanh Hồ
Xem chi tiết
Đỗ Hà Ngân Anh
26 tháng 12 2016 lúc 19:20

vi Liên Xô chủ quan, cứ nghĩ rằng mình sẽ k bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đồng thời sau khi bị ảnh hưởng rồi cũng k có những chính sách phù hợp để cải thiện tình hình.Các nước ở Đông Âu cũng k còn đủ tin tưởng vào liên xô nên đòi rút khỏi và từ đó dẫn đến sự sụp đổ của cả LX,ĐÂu(đọc xong nhớ tích cho mình nhéhihi)

Võ Thu Uyên
3 tháng 10 2017 lúc 21:40

Do:

- Đã xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chư phù hợp.

- Chậm sửa chưa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới và khi sửa chữa, thay đổi thì lại mắc nhiều sai lẩm

- không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, đưa tới những khủng hoảng về kinh tế, xã hội.

- Những người lãnh đạo đất nước ha hóa về phẩm chất đạo đức

- sự pháp hoại của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước.

Nguyễn Như Ý
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
20 tháng 8 2017 lúc 21:00
* Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử: - Trước 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, do bị khủng hoảng về đường lối cách mạng. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải có Đảng của giai cấp tiên tiến nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Từ 1919 -1929, thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị. Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên để thông qua tổ chức này truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam. - Những năm 1928 – 1929, chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có đảng của gia cấp vô sản lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu đó ở Vịêt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng Việt Nam, cần phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. - Trước tình hình đó, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng ( trung Quốc) chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/ 2/ 1930). * Ý ngiã lịch sử của việc thành lập Đảng: - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. - Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của TK XX. - Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và của cách mạng Việt Nam, chững tỏ giai cấp vô sản nước ta trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản. - Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng TG - Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam.
Ly Nguyễn
31 tháng 8 2017 lúc 13:42

*Sự thành lập của đảng cộng sản VN:

-Sự ra đời của 3 đảng cộng sản là một xu thế tất yếu của CM VN .

-Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân ,tạo thành làn sóng đấu tranh CM dân tộc khắp cả nước

-Ba tổ chức hoạt động riêng rẽ,tranh giành ảnh hưởng với nhau dẫn đến sự chia rẽ lớn

*Ý nghĩa sự thành lập của đảng cộng sản VN:

-Kết quả tất yếu của cuộ đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN trong thời đại mới

-Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN

-Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và CM VN

-Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào CM VN

-Khẳng định:CM VN trở thành một bộ phận khăng khít của CM TG

-Sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu,quyết định cho những bước pt nhảy vọt về sau của CM và lịch sử dt VN

Jackson Roy
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
26 tháng 8 2017 lúc 16:53

Nguyên nhân liên bang xô viết tan rã ?

• Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhất là từ đầu những năm 80, nền kinh tế – xã hội Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ, không ổn định và lâm vào khủng hoảng.
• Tháng 3 năm 1985, sau khi lên nắm chính quyền lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô, Gooc – ba – chốp đề ra đường lối cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng CNXH theo đúng ý nghĩa và bản chất của nó.
• Do thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn, công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, khó khăn và bế tắc, đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.

Võ Thu Uyên
3 tháng 10 2017 lúc 21:39

- Đã xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chư phù hợp.

- Chậm sửa chưa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới và khi sửa chữa, thay đổi thì lại mắc nhiều sai lẩm

- không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, đưa tới những khủng hoảng về kinh tế, xã hội.

- Những người lãnh đạo đất nước ha hóa về phẩm chất đạo đức

- sự pháp hoại của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước.

Bài học rút ra cho Việt Nam:

- Phải tiến hành cải cách nền kinh tế trước khi cải cách chính trị để phù hợp với biến động của thế giới.

- Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, phải có sự lãnh đạo do dân và vì dân

- Thực hiện tự do, dân chủ ở tất cả các lĩnh vực; song không được quá công khai và quá tự do...

thuongnguyen
Xem chi tiết
Sen Phùng
4 tháng 9 2017 lúc 20:53

Cô rất muốn giúp em nhưng câu hỏi của em chưa rõ ràng, em đọc lại và chỉnh sửa câu hỏi rồi gửi link cho cô nhé.

Cảm ơn em!

Nguyễn Minh Ngọc
28 tháng 9 2017 lúc 20:25

Nhận định đó là sai vì:

-Sau cuộc nội chiến kéo dài 3 năm ở Trung Quốc thì vào chiều ngày 1-10-1949,chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thế giới sự ra đời của nước CHND Trung Hoa.Khi thực hiện thành công cải cách thì Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xây dựng CNXH mang đậm màu sắc trung quốc.Hệ thống XHCN được nối liền sang châu á.

-Năm 1961,quân và dân Cu-ba đã tiêu diệt gọn 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ trong vòng 72 giờ tại bãi biển Hi-rôn.Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến Phi-đen đã tuyên bó với thế giới Cu-ba tiến lên CNXH.Hệ thống XHCN được nối liền sang khu vực Mĩ La-tinh

-Ngày 2/9/1945,nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời.

-Ngày 12/10/1945,Lào tuyên bố tiến lên CNXH.

hehe

Bùi Quỳnh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
11 tháng 9 2017 lúc 16:43

Trong một thời kì dài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại nhiều thành tựu to lớn nhưng càng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm thiếu xót dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Có nhiều lí do dẫn đến sự sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:

+ Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường.

Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về mặt xã hội thì thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN. Tình trạng đó kéo dài đã khơi sâu lòng bất mãn trong quần chúng.


+ Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - chính trị. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.

+ Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. Những sai lầm và sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa.

+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ( cuộc tấn công hòa bình mà họ thường gọi là cuộc cách mạng nhung ) có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.

nguyen minh ngoc
11 tháng 9 2017 lúc 16:44

Bài học kinh nghiêm:

Cho tới bây giờ, người ta ngày càng làm sáng tỏ được nhiều nguyên nhân, những bài học xương máu từ sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, đồng nghĩa với việc đánh mất thành quả của Cách mạng Tháng 10 vĩ đại. Việc nắm khư khư hay buông lỏng một số lĩnh vực then chốt là nguyên nhân chính của việc còn hay mất vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng. Một số lĩnh vực trọng điểm đã không được đánh giá đúng đó là: chính trị, tư tưởng, tổ chức-cán bộ; kinh tế, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân. Thứ nhất, với việc phải nắm chắc nguyên tắc xây dựng Đảng và công tác tổ chức, cán bộ nhưng một thời gian dài ĐCSLiên Xô đã buông lỏng lĩnh vực này. Những sai lầm về đường lối chính trị, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ và nhất là những sai lầm nghiêm trọng về công tác tổ chức cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt cấp chiến lược. Nếu như Cách mạng Tháng 10 thắng lợi với lãnh tụ thiên tài V.I Lênin và ĐCScùng quần chúng nhân dân thì 74 năm sau, một số phần tử cơ hội chính trị trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của ĐCSLiên Xô lại từng bước xóa bỏ những thành quả cách mạng. Nhiều chứng cứ cho thấy, ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, đội ngũ những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã không tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh đến cùng để loại bỏ những phần tử cơ hội chính trị, thực dụng tư bản trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Từ năm 1959, lần đầu tiên có 4 cán bộ của ĐCSLiên Xô sang Mỹ để học, và hai trong số 4 người đó đã trở thành “con ngựa thành Tơ-roa” để thực hiện sách lược tự diễn biến ngay từ bên trong. Trước khi trở thành Tổng Bí thư ĐCSLiên Xô, M. Gooc-ba-chốp trở thành “đối tượng” giành được “sự quan tâm đặc biệt” của các nước tư bản . Cho đến khi M. Goóc-ba-chốp làm Tổng Bí thư ĐCSLiên Xô từ năm 1985 đến năm 1991, ông ta cùng bè lũ phe cánh của mình dùng danh nghĩa cải tổ để thực hiện sự thay đổi lớn về nhân sự trong đội ngũ cán bộ, dùng mọi thủ đoạn loại bỏ những người cộng sản kiên trung ra khỏi bộ máy lãnh đạo. Cuối cùng điều gì đến cũng đã đến, M.Gooc – ba – chốp đã chỉ trích nguyên tắc tập trung dân chủ ngay tại Đại hội XXVIII của ĐCS Liên Xô (7-1990). Hơn một năm sau đó, M.Goóc-ba-chốp đã chính thức xóa bỏ Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 24-8-1991. Thứ hai, ĐCSphải lãnh đạo nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững từ đó cải thiện đời sống nhân dân, hội nhập kinh tế quốc tế nhưng phải giữ được độc lập tự chủ. Nhưng ĐCS Liên Xô lại đi ngược lại, ĐCS đã buông lỏng sự lãnh đạo lĩnh vực mang tính quyết định này để một số cá nhân thao túng nền kinh tế, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa các phần tử cơ hội, thực dụng trong cơ quan tham mưu chiến lược của Liên Xô với Trung tâm Havard của Mỹ đã ra đời với “Chiến lược cải cách kinh tế theo Chương trình kinh tế 500 ngày và chương trình kinh tế mang tên “Cuộc mặc cả vĩ đại”. Chính cái quái thai này đã dẫn tới sự phân hóa và xung đột lợi ích xã hội ngày càng sâu sắc, suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chủ nghĩa cá nhân dần ăn sâu vào xã hội, làm tổn hại đến nền kinh tế Nhà nước. Nhân không tin Đảng.Đảng mất là điều đương nhiên. Thứ ba, ĐCS Liên Xô và bộ máy chính quyền xa rời mối liên hệ mật thiết, gắn bó mật thiết với nhân dân, không dựa vào quần chúng. Đi ngược lại mục tiêu và phương thức của Cách mạng Tháng Mười. Nhiều cán bộ trong bộ máy của Đảng, Nhà nước Liên Xô ngày càng xa rời nhân dân, bị tha hóa biến chất. Tham nhũng và chủ nghĩa cá nhân phát triển thì nấm mồ dành cho mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân ngày càng hiện rõ. Sự thật đau lòng là Đảng lâm nguy thì không một ai đứng lên bảo vệ và người dân cũng thờ ơ. Thứ tư, Chủ trương “phi chính trị hóa”chính thứ quái thai khác khiến cho ĐCS sụp đổ. Đảng lẽ ra phải nắm chắc lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành và tin cậy về chính trị, có sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc. Nhưng công cụ vũ trang ấy đã không trở thành như thế! Với tư cách là Tổng thống Liên Xô, M.Goóc-bachốp ra lệnh từ 1-9-1991 chấm dứt các hoạt động của Đảng trong quân đội, đã vô hiệu hóa lực lượng vũ trang vô cùng hùng mạnh của Liên Xô, đánh dấu giờ phút cuối cùng của sự sụp đổ của Liên Xô. Thứ năm, đảng đã không quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chú trọng đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Những xuyên tạc với vỏ bọc như : xem xét lại một số vấn đề lịch sử ; mở một số cuộc trao đổi, tọa đàm trên một số phương tiện thông tin đại chúng; lôi kéo thế hệ trẻ ra khỏi những hoạt động chính trị nhằm phi chính trị hóa tuổi trẻ; dùng các trường đại học làm diễn đàn, để diễn thuyết về “cải tổ”, “công khai” khoét sâu vào một số sai lầm thiếu sót của Đảng, ... Đảng mất dần trận địa tư tưởng chính trị cũng như hệ thống thông tin đại chúng. Quần chúng, nhân dân mất phương hướng. Đây là bước khởi đầu của việc mất quyền lãnh đạo tư tưởng chính trị của Đảng. Bài học rút ra từ việc đánh mất chính quyền và thành quả Cách mạng 10 là vô cùng bổ ích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.Từ kinh nghiệm , bài học xương máu của sự sụp đổ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, ĐCS Việt Nam đã thực hiện đường lối đổi mới thành công, đạt được những thành tựu quan trọng mang tính lịch sử. Đảng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI nhằm chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, vượt qua thách thức đe dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ, lãnh đạo nhân dân ta bảo vệ, xây dựng chính quyền nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Võ Thu Uyên
3 tháng 10 2017 lúc 21:37

Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ do:

- Đã xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chư phù hợp.

- Chậm sửa chưa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới và khi sửa chữa, thay đổi thì lại mắc nhiều sai lẩm

- không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, đưa tới những khủng hoảng về kinh tế, xã hội.

- Những người lãnh đạo đất nước ha hóa về phẩm chất đạo đức

- sự pháp hoại của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước.

Bài học rút ra cho Việt Nam:

- Phải tiến hành cải cách nền kinh tế trước khi cải cách chính trị để phù hợp với biến động của thế giới.

- Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, phải có sự lãnh đạo do dân và vì dân

- Thực hiện tự do, dân chủ ở tất cả các lĩnh vực; song không được quá công khai và quá tự do...

Phạm Diệu Linh
Xem chi tiết