Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Xem chi tiết
Không Một Ai
5 tháng 9 2019 lúc 19:01

Lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trào cách mạng cũng không tránh khỏi sai lầm và thất bại hay những thời kỳ thoái trào. Khi chủ nghĩa xã hội còn là học thuyết, vào những năm 70 cùa thế kỹ XIX, sau thất bại của công xã Pari, cuộc khủng hoảng đầu tiên đã diễn ra, Quốc tế I tan rã (năm 1876). Nhưng từ trong khủng hoảng, sự phát triển của lý luận của thời kỳ này đã phá vỡ sự bế tắc trong phong trào công nhân, đưa đến sự thành lập Quốc tế II (năm 1889).

Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt là từ sau khi Ph.Ăngghen qua đời, phong trào xã hội chủ nghĩa lại lâm vào khủng hoảng lần thứ hai, Quốc tế phân rã thành phái hữu, phái tả và phái hữu giữa. Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản được thành lập, chấm dứt sự khủng hoảng lần thứ hai.

Bất đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4-1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các nước Đông Âu. Chỉ trong vòng 2 năm, đến tháng 9-1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và sáu nước Đông Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Sự đổ vỡ cũng diễn ra ở Mông cổ và Anbani.

Diệu Huyền
5 tháng 9 2019 lúc 19:04

Tham khảo:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết

Sau khi V.I.Lênin qua đời, ở Liên Xô, Chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã tuyệt đối hóa cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động.

Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý, nói chung là chậm đổi mới mô hình của chủ nghĩa xã hội, nên hậu quả là Liên Xô đang rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước tư bản phát triển "thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động. Mà đây lại là yếu tố, như Lênin nói, xét đến cùng, quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới.

Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài đã nói ở trên cản trở sự đổi mới đúng đắn là nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó không phải là những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng ta chỉ rõ: "do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ"nên gây ra tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế - xã hội rồi đi tới khủng hoảng.

Thanh Huyền
Xem chi tiết
Trần Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Lê Diễm Quỳnh
19 tháng 9 2018 lúc 21:18

A.Nguyên nhân chủ quan

Một là, đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì tuệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó, sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

+ Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm nền kinh tế đất nước thiếu năng động, sản xuất trì tuệ, đời sống nhân dân không được cải thiện,
+ Về xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm quốc tế xã hội chủ nghĩ. Tình trạng đó kéo dài đã làm lòng bất mãn trong quần chúng dâng cao.

Hai là, không bắt kịp các bước phát triển của CMKH - KT tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì tuệ, khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

+ Những năm 70 của thế kỉ XX, KH - KT thế giới phát triển mạnh mẽ các nước tư bản biết tận dụng KH - KT để đưa nền kinh tế phát triển.
+ Liên Xô và các nước Đông Âu chậm áp dụng KH - KT nên nền kinh tế lâm vào trì tuệ rồi đi đến khủng hoảng.

Ba là, khi tiến hành cải tổ phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng kinh tế thêm trầm trọng.

+ Khi đã bị trì tuệ, khủng hoảng, tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng ngày càng thêm nặng nề.
+ Đề ra chủ trương chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhưng trên thực tế chưa làm gì được, hay việc thực hiện đa nguyên đa đảng về chính trị làm cho đất nước càng thêm hỗn loạn.
B.Nguyên nhân khách quan
Bốn là, sự của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Bên ngoài các nước đế quốc, nhất là Mỹ tăng cường các hoạt động chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Bên trong các thế lực phản động liên tiếp nổi dậy làm cho tình hình càng thêm rối loạn.

Trình Dương
Xem chi tiết
Trương Điền
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 5 2018 lúc 15:28

1.Chiến lược“ Chiến tranh Cục bộ” của Mỹ-Ngụy ở miền Nam Việt Nam.
1.1/Hoàn cảnh lịch sử:Đầu năm 1965 đứng tước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược Chiến tranh đặc biệt.Đế quốc Mỹ dưới thời tổng thống Johnson đã chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” ở miền Nam đồng thời gây chiến tranh phá hoại miền Bắc.
*Chiến tranh Cục bộ là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu và quân ngụy trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng, cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ.
1.2/Âm mưu và thủ đoạn.
*Âm mưu: Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, đàn áp và bình định cho được miền Nam, phá hoại miền Bắc đồng thời cứu nguy cho quân ngụy.
*Thủ đoạn:
-Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đai vào miền Nam.
-Chúng cho xây dựng nhiều căn cứ quân sự lớn như Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Vũng Tàu, Tân Sơn Nhất.
-Vừa vào miền Nam chúng mở ngay những cuộc hành quân tìm diệt, đầu tiên đánh vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi). Sau đó thực hiện nhiều cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 65-66 và 66-67.
-Để hổ trợ cho chiến lược Chiến tranh Cục bộ ở miền Nam Mỹ còn dùng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng , phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
2.Cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống “Chiến tranh Cục bộ”.
2.1/Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
-Mờ sáng ngày 8//8/1965 Mỹ huy động một lực lượng lớn gồm 900 tên cùng ví vũ khí hiện đại, mở cuộc hành quân vào căn cứ Van Tường.
-Sau một ngày chiến đấu ta đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, tiêu diệt gọn 900 tên địch, bắn cháy 22 xe, 13 máy bay.
*Ý nghĩa: Chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có đũ khả năng đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ.

Thảo Phương
3 tháng 5 2018 lúc 15:29

1. Âm mưu:

- Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

- Uy hiếp tinh thần, làm lay ý chí chống Mĩ của nhân ta ở hai miền.

2. Thủ đoạn:

- Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

- Mĩ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” (ngày 5 - 8 - 1964), cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc.

- Ngày 7-2-1965, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh), … chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.


Trương Điền
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hải
Xem chi tiết
Thời Sênh
9 tháng 7 2018 lúc 6:49

* Hoàn cảnh:

- Năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ thế giới dẫn đến cuộc khủng hoảng chung của thế giới. Thế giới yêu cầu đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và xu hướng quốc tế hóa cao.

- Trong khi đó những nhà lãnh đạo Xô Viết chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa không chịu tác động chung. Mô hình cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không còn phù hợp, vì đã không tiến hành cải cách nên đã cản trở sự phát tiển về mọi mặt dẫn dến tình trạng trì trệ

* Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Liên xô giữa những năm 1970 đến đầu những năm 1990:

+ Kinh tế khủng hoảng, công nông nghiệp trì trệ, lương thực và thực phẩm ngày càng khan hiếm, đời sống nhân dân khó khăn .

+ Chính trị xã hội mất ổn định.

* Tháng 3-1985 Goóc ba chóp đề ra đường lối cải tổ:

+ Mục đích : khắc phục những sai lầm, thiếu sót, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn .

+ Nội dung: lập chế độ Tổng thống, thực hiện đa đảng, chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường.

+ Kết quả công cuộc cải tổ : kinh tế suy sụp,chính trị rối loạn , tệ nạn xã hội phát triển , xung đột giữa các dân tộc và sắc tộc.

=> Thực chất của cải tổ là từ bỏ và phá vỡ CNXH, xa rời chủ nghĩa Mác- Lê nin, nên kinh tế lún sâu vào khủng hoảng.

* Những sự kiện về sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết:

+ 19-8-1991: đảo chánh lật đổ Goóc ba chóp bị thất bại ; Đảng Cộng Sản Liên Xô ngừng hoạt động;chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước Cộng hòa tuyên bố độc lập thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập SNG (21-12-1991).

+ 25-12-1992 chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại 74 năm

Ca Kiệt
Xem chi tiết
anonymous
15 tháng 12 2020 lúc 7:42

Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa. Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974

PT_Kary❀༉
15 tháng 12 2020 lúc 19:27

-Là nước chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản, không có đối thủ cạnh tranh.

-Biểu hiện:

+Công nghiệp: Chiếm hơn 1 nửa sản lượng toàn thế giới 56,47% (1940).

+Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp 2 lần 5 nước: Anh, Pháp, Nhật Bản, Tây Đức, Italia cộng lại.

+Tài chính: Dự trữ vàng chiếm 3/4 thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

Chúc bạn học tốt!

Quỳnhh Ahn
Xem chi tiết
Absolute
16 tháng 2 2021 lúc 16:43

B. Thứ hai thế giới (sau Mĩ)

Phong Y
16 tháng 2 2021 lúc 16:44

B

- Đến thập niên 60 của thế kỉ XX Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng ở hàng thứ mấy trên thế giới?

A.thứ 1 thế giới

B.thứ 2 thế giới

C.thứ 3 thế giới

D.thứ 4 thế giới

Nguyên Thảo
Xem chi tiết
Trâm Anhh
26 tháng 7 2021 lúc 16:23

Tạm thời điểm khác trong công cuộc đổi mới của ĐCS VN có gì khác với Liên Xô thì mình chưa tìm ra, mới được phần thành tựu thôi nha bạn :v

Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới 1968-1991

- Thành tựu kinh tế:

+ Lương thực thực phẩm đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 đã có dự trữ và xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống.

+ Hàng hóa tiêu dùng dồi dào, đa dạng; lưu thông thuận lợi, hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

+ Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô và hình thức. Từ năm 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn năm 1989), dầu thô… tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.

+ Kiềm chế lạm phát từ 20% (1986) còn 4,4% (1990).

+ Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân. Khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ; tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.

 - Chính trị:

+ Bộ máy Nhà nước ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử.

+ Chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.