Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau . Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra . Hỏi bạn đó phải làm thế nào ?
Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau . Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra . Hỏi bạn đó phải làm thế nào ?
Đổ nước nóng vào một cái bát sau đó đặt đuôi chiếc cốc ở dưới vào do khi đó sẽ nở ra , đổ nước đá vào bên trong cốc ở trên vì chiếc cốc sẽ co lại. Từ đó ta có thể dễ ràng tách hai chiếc cốc ra
Vì thể tích của bình phụ thuộc vào nhiệt độ. Trên bình ghi 20 độ C, có nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ trên. Khi đổ chất lỏng ở nhiệt độ khác 20 độ C vào bình thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên sai số này rất nhỏ, không đáng kể với các thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao.
Đổ nước đá vào cốc trên & ngâm cốc dưới vào nước lạnh. Khi đó, cốc trên sẽ nở ra còn cốc dưới sẽ co lại & ta có thể tách 2 cốc ra
Khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm . Nếu độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ 200C , sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 400C ?
Khi nhiệt độ tăng 1 đô C thì đoạn dây đồng 50m dài ra thêm : 0,017.50
Khi tăng nhiệt độ từ 20 độ C lên 40 độ C thì nhiệt độ đã tăng thêm:40-20=20 đô C
Vậy khi tăng nhiệt độ từ 20 độ C lên 40 độ C thì đoạn dây đồng 50m dài ra thêm:0,017.50.20=0,017.1000=17mm=0,017 m
Độ dài dây đồng 50m ở 40 độ C là 50+0,017=50,017m
Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng ? Giải thích .
Khi ta đặt bình vào chậu nước nóng, cả nước trong bình & bình đều nóng lên, nở ra. Nhưng sự nở về nhiệt của chất lỏng (nước trong bình) lớn hơn sự nở về nhiệt của chất rắn (bình) nên ta thấy mực nước trong bình khi đặt vào chậu nước nóng cao hơn mực nước trong bình khi ko đặt vào chậu nước nóng.
Nước sẽ nở ra, vì thế mực nước trong ống thủy tinh sẽ dâng lên.
hiện tượng nước dâng lên
giải thích:vì nước nóng lên nên nở ra
Tại sao khi đun nước , ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
Nếu ta đổ đầy ấm nước thì khi ấm được đun sôi, nước sẽ nở ra và có thể sẽ tràn ra khỏi ấm.
khi đun nước, ta ko nên đổ thật đầy ấm vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài
Khi đun nước, nước sẽ nóng lên và nở ra. Nếu ta đổ thật đầy ấm thì khi nước nở ra sẽ ko còn chỗ đựng hết số nước đó và nước sẽ tràn ra ngoài.
Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 200C ?
Thể tích khi đo được chính xác là ở 20 độ C khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng cũng thay đổi .Người ta quy chuẩn ở 20 độ C. ở 20 độ C khi đo bằng bình chia độ thì chính xác nhất .
đấy là thể tích khi đo được là chính xác ở 20 độ C
khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng cũng thay đổi
người ta quy chuẩn ở 20 độ C. ở 20 độ C khi đo bằng bình chia độ thì chính xác nhất
vd: đo bằng bình chia độ ở 20 độ được 100 ml
nếu nhiệt độ khi đo là 30 độ mà đo được kết quả như trên thì lượng chất lỏng không phải là 100 ml mà nhỏ hơn 100ml. tuy nhiên sai số này không đáng kể
Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 200C ?
Vì thể tích của bình phụ thuộc vào nhiệt độ, trên bình ghi 200C có nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ trên. Khi đổ chất lỏng ở nhiệt độ khác 200C vào bình thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên sai số này rất nhỏ, không đáng kể với các thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao.
An định đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn nước đá của tủ lạnh . Bình ngăn không cho An làm , vì nguy hiểm . Hãy giải thích tại sao .
An định đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn nước đá của tủ lạnh . Bình ngăn không cho An làm , vì nguy hiểm . Hãy giải thích tại sao .
Vì nước và thuỷ tinh nở vì nhiệt khác nhau,do đó sẽ cùng tác dụng lực lên nhau,gây nên bị vỡ.Mà bình thuỷ tinh lại bị đậy kín nên có thể dẫn đến làm nổ bình,có thể gây thương tích.
Nước là trường hợp đặc biệt. Khi ở 0oC hoặc thấp hơn, nước sẽ ko co lại mà nở ra. Do đó, khi đổ đầy nước vào chai & bỏ vào ngăn đá (ngăn đá có nhiệt độ 0oC) thì khi nước nở ra, bị chai & nắp ngăn cản, sinh ra lực có thể làm bật nắp chai hay thậm chí làm nổ chai
Nếu An định đổ đầy nước vào chai thủy tinh thì khi đóng đá chai thủy tinh có thể bị nứt hoặc vỡ vì nước nở vó thể nở ra.
Dùng những dụng cụ chính xác , người ta đo được thể tích của cùng một lượng benzen ( chất lỏng dễ cháy ) ở những nhiệt độ khác nhau .
http://123doc.org/document/1592457-bai-ktghkii-mon-ly-6.htm
bài 4 tự luận nheng
Khố lượng riêng của rượu ở 00C là 800 kg/m3. Tính khối lượng riêng của rượu ở 500C, biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì thể tích của rượi tăng thêm \(\frac{1}{1000}\) thể tích của nó ở 00C .
Giả sử ở \(0^0\) có m kg rượu. Suy ra thể tích rượu là \(V=\frac{m}{D}=\frac{m}{800}\Leftrightarrow\frac{m}{v}=800\)
Ở \(50^0C\) thì thể tích của rượu là \(V_1=V\)\(+50.\frac{V}{1000}=V+\frac{V}{20}=\frac{21V}{20}\)
\(\Rightarrow D_1=\frac{m}{V_1}=m.\left(\frac{21V}{20}\right)=\left(\frac{m}{v}\right).\left(\frac{20}{21}\right)=800.\frac{20}{21}=761,9kg\)/\(m^3\)
Vậy D ở 50 độ là 761,9 kg/m^3
Khi tăng 1oC thì thể tích rượu tăng thêm:
800.11000=0.8kg/m3
Tăng 50oC tương đương tăng thêm: 0.8kg/m3.50=40kg/m3
Vậy, ở 50oC thì khối lượng riêng của rượu là:
a) Nhiệt độ của nước ảnh hưởng như thế nào nếu ta hòa tan một giọt mực vào nước?
-Giọt mực sẽ hòa tan........................hơn trong nước.......................hơn.
b)Thể tích của một lượng khí xác định phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
-Khi nhiệt độ.................thì thể tích của một lượng khí xác định sẽ..................
Câu hỏi trên ở sách khoa học xã hội,trang 7 bài 2 sách mới.Ai có thể trả lời câu hỏi này sớm nhất có thể thì tôi xin cảm ơn!^^
a, ...nhanh...nóng.../ ...chậm...lạnh...
b, ...tăng...tăng/ ...giảm...giảm
.
.
hổng có sách
Giọt mực sẽ hoà tan nhanh hơn trong nước nóng hơn
a )
1 . nhanh
2 . nóng
b )
1 . cao
2 . tăng
chúc bạn học tốt
Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp , khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ , vì quả bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên . Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giả thích trên là sai .
Bạn thử làm thí nghiệm này nhé:
B1: Chọc thủng một quả bóng bàn
B2: Làm bẹp quả bóng bàn đó
B3: Nhúng quả bóng bị bẹp đó vào một chậu nước nóng
Kết quả là bóng không nở ra, từ đó suy ra "quả bóng bàn phồng lên như trước không phải là do vỏ quả bóng bàn nở lên! (Sở dĩ quả bóng bàn không phồng lên còn là vì khi gặp nóng, lượng khí bên trong quả bóng nở ra nhưng theo lỗ hổng bay ra ngoài, còn nếu quả bóng không bị thủng thì lượng khí nở ra vì nhiệt đó bị cản bởi vỏ quả bóng, gây ra một lực lớn, làm bóng phồng lên)
Quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì : Không khí bên trong quả bóng nóng lên, nở ra làm bóng phồng lên
Cách giải thích trên là sai vì khi ta dùi một lỗ nhỏ ở vỏ, quả bóng vẫn nóng lên nhưng quả bóng vẫn không phồng lên như cũ được(vì không khí trong bóng thường nhúng vào nước sẽ nở ra nhưng vì quả bóng đã bị dùi một lỗ nên không khí bay ra ngoài làm quả bóng không phồng lên được).