Cho phản ứng :
Khí hiđrô + khí oxi ----> nước
Viết sơ đồ của phản ứng hóa học
Nhìn vế trái và vế phải của sơ đồ phản ứng trên và cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố có bằng nhau hay không? Giải thích.
Cho phản ứng :
Khí hiđrô + khí oxi ----> nước
Viết sơ đồ của phản ứng hóa học
Nhìn vế trái và vế phải của sơ đồ phản ứng trên và cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố có bằng nhau hay không? Giải thích.
PTHH: H2 + O2 ===> H2O
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố không bằng nhau vì:
Ở vế trái có 2 nguyên tử O nhưng vế phải chỉ có 1 nguyên tử OSố nguyên tử H ở 2 vế bằng nhau=> đpcm
PTHH :
H2 + O2 → H2O
- Ở vế trái và vế phải của sơ đồ phản ứng trên số nguyên tử và nguyên tố không bằng nhau.
- Vì ở vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
Nhưng ở về phải lại có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
Như vậy nguyên tử H ở hai vế bằng nhau còn nguyên tử O ở vế trái và vế phải chưa bằng nhau.
Sơ đồ phản ứng:
H2 + O2 = H2O
- Vế trái và vế phải của phản ứng không bằng nhau vì số nguyên tử O ở vế trái là 2 còn ở vế phải là 1 , còn nguyên tử H ở 2 vế bằng nhau
Vì vậy số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế không bằng nhau.
Trong cuộc sống hằng ngày em thường thấy có rất nhiều hiện tượng hóa học xảy ra, ví dụ như đốt cháy, than, củi... Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải quyết tình huống sau:
Khi đốt cháy một khúc gỗ ta thu đc một ít tro mà chắc chắn là khối lượng nhẹ hơn khú gỗ ban đầu. Sự thay đổi khối lượng này có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng hay không? Hãy giải thíchtất cả các chất khi đốt cháy đều tạo thành co2 + h2o
khoi luong cui = kl co2+ h2o
đúng voi định luat btkl
ptpư: C6H6O6 = CO2 + H2O
k. vì khi đốt củi chỉ có lượng nước bay đi
Trong phân tử M2X3 có tổng số hạt là 236, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 68. Số khối của nguyên tử M nhiều hơn của X là 40. Tổng số hạt trong ion M3+ nhiều hơn tổng số hạt trong ion X2- là 53.
a. Xác định công thức phân tử M2X3
b. Khử hoàn toàn 6,4 g M2X3 bằng H2 thu được kim loại M. Cho toàn bộ M vào 250 ml HCl 1M.
- Viết các phương trình hóa học xảy ra
- Tính thể tích khí H2 sinh ra ( ở đktc)
-Ta tinh dc trong M2X3:
Ztong=76, Ntong=84
=>2Z(M)+3Z(X)=76 (1)
2N(M)+3N(X)=84 (2)
cong 1,2=>2A(M)+3A(X)=160 (3)
lai co: A(M)-A(X)=40 (4)
giai 3,4=> A(M)=56, A(X)=16 (5)
(tuy o day ta co the biet M,X nhung ta phai tinh Z de suy ra nguyen to)
-tong hat M>tong hat X la 53+3+2=58
=>Z(M)+A(M)-Z(X)-A(X)=58 (6)
5,6 =>Z(M)-Z(X)=18 (7)
1,7=>Z(M)=26, Z(X)=8=> Fe2O3
Hòa tan hoàn toàn 6,5gam kẽm vào dung dịch axit clohidric(HCl) chứa 10,95gam HCl, thu được 0,2gam khí Hidro và muối kẽm Cl(ZnCl2)
a, Viết phương trình chữ của phản ứng trên
b, Viết biểu thức về khối lượq biết sau phản ứng axit HCl còn dư
c, Tính khối lượng muối kẽm Clorua thu được, biết lượng axit clohidric dư 3,65gam
a, Kẽm + axit clohidric → Khí hidro + muối kẽm
Nzn=0,1mol
a) có pt : Zn + 2Hcl -> ZnCl2 + H2
1 -> 2 -> 1 -> 1 mol
0,1-> 0,2 -> 0,1 -> o,1 mol
b) số Hcl đã dùng khi pứ là :
0,2 . 36,5= 7,3
-> số gam hcl dư là 10,95- 7,3=3,65(g)
c)mZnCl2=0,1 . 136=13,6g
cho dung dịch bari clorua BaCL2 tác dụng với dung dịch natri sunafat Na2SO4. trả lời câu hỏi sau:
1. những chất tham gia vào tạo thành sau phản ứng là những chất nào? Hãy dự đoán xem tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng và các chất sau phản ứng có thay đổi hay không?
2. Đề xuất cách làm thí nghiệm kiểm chứng các dự đoán đó.
Ta có phương trình hóa học :
1. BaCl2 + Na2SO4 \(\rightarrow\) 2NaCl + BaSO4
Những chất tham gia : BaCl2 và Na2SO4
Các chất sản phẩm : NaCl và BaSO4
Tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng và các chất sau phản ứng không thay đổi.
2. Tự làm
Trong cuộc sống hằng ngày của em thường thấy có rất nhiều các hiện tượng hóa học xảy ra, ví dụ như đốt cháy than, củi... Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải quyết tình huống sau:
a) Khi đốt cháy một khúc gỗ ta thu được một ít tro mà chắc chắn là khối lượng nhẹ hơn khúc gỗ ban đầu. Sự thay đổi khối lượng này có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng? Hãy giải thích
b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng sự thay đổi khối lượng đó.
a) Không hề mâu thuẫn vì khi đốt, khí cacbonic và hơi nước đã bay hết, nếu cộng chúng lại thì sẽ đúng với định luật bảo toàn khối lượng.
b) Tự làm bạn nhé.
Em hãy tìm hiểu và viết một bài giới thiệu khoảng 200 từ về thân thế và sự nghiệp khoa học của nhà bác học Mi-kha-in Lô-mô-nô-xốp và Ăng-toan La-voa-di-e
Nền hóa học Nga cho đến giữa thế kỷ XVIII hầu như vẫn bị mờ nhạt bên cạnh những hoạt động sôi nổi của các nhà hóa học ở các nước châu Âu. Lúc này thuyết Phlôgistôn đang ở giai đoạn phồn thịnh và được thừa nhận khắp châu Âu. Quan niệm về Phlôgistôn trong quá trình cháy đã hồi sinh cho những quan niệm cổ về vai trò của các chất lỏng không có trọng lượng trong các quá trình hóa học, đặc biệt là quan niệm coi nhiệt như một chất lỏng không có trọng lượng, có khả năng chảy từ vật này sang vật thể khác. Tuy rằng đầu thế kỷ XVIII một số nhà vật lý học như Đêcac, Huc nêu nhiều lý lẽ bác bỏ quan niệm này và chứng minh cho quan niệm cơ học về bản chất nhiệt, nhưng đến giữa thế kỷ XVIII thì ý kiến của họ hầu như bị lãng quên.
Trong tình hình chung như vậy, ở Nga xuất hiện nhà bác học vĩ đại M.V. Lômônôxôp (1711-1765), một trong những đại diện xuất sắc nhất của nền khoa học Nga thế kỷ XVIII. Mikhain Vaxilievic Lômônôxôp sinh năm 1711 thuộc tỉnh Ackhăngen, con trai một người nông dân ven biển vừa làm ruộng, vừa đánh cá. Vùng biển phía Bắc nước Nga lúc đó không có ách chiếm hữu ruộng đất của địa chủ nên trở thành một vùng trù phú có trình độ văn hóa phát triển cao, đó là quê hương của những người dũng cảm và những nhà sáng chế. Tháng 12 năm 1730 được sự đồng ý của cha, Lômônôxôp được lên Matxcơva để học tập. Ông được nhận vào Viện hàn lâm Slavơ - Hy Lạp. Năm 1736, Ông được gửi đến trường đại học của Viện Hàn lâm khoa học Petecbua và sau vài tháng được cử sang Đức học tập. Sau 5 năm trở về nước, năm 1745 Ông được cử làm giáo sư (viện sĩ) Hóa học. Năm 1748 phòng thí nghiệm hóa học ở Viện hàn lâm khoa học được xây dựng xong và suốt 10 năm (1748-1757) hoạt động chủ yếu của Lômônôxôp là nghiên cứu khoa học lý thuyết và thực nghiệm.
Lômônôxôp là nhà bác học bách khoa, Ông vừa là nhà hóa học xuất sắc lại vừa nổi tiếng như một nhà vật lý học, khoáng vật học và tinh thể học, địa lý, thiên văn học, luyện kim, quang học, lịch sử, thi sĩ, nghệ sĩ,…Nhà thơ Nga thiên tài Puskin đã viết về Ông: “Lômônôxôp xây dựng trường đại học đầu tiên của nước Nga và nói cho đúng hơn Ông chính là trường Đại học đầu tiên của nước Nga.”
Thuyết nguyên tử - phân tử (lúc đó gọi là thuyết hạt) được Lômônôxôp quan tâm đến từ khi còn học ở Đức. Mặc dù rất kính trọng thầy giáo của mình là Vônphơ nhưng Ông vẫn không đồng ý với Vônphơ là người theo thuyết đơn tử của Gatxenđi. Từ đó Lômônôxôp bắt đầu phát triển thuyết hạt của mình một cách độc lập, không phụ thuộc vào những quan niệm sẵn có.
Theo Lômônôxôp tất cả mọi chất đều cấu tạo từ những hạt hay phân tử, hạt là tập hợp các nguyên tố hay nguyên tử. Lômônôxôp đã dùng thuyết hạt của mình để giải thích các hiện tượng vật lý và hóa học, đặc biệt là sự chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, sự tan lẫn vào nhau của các chất lỏng và nhiều tính chất của vật thể. Các “nguyên tố” và “hạt” của Lômônôxôp là những vi thể có kích thước, có hình dáng xác định (hình cầu), có trọng lượng và chuyển động liên tục.
Trong bản luận văn “Kiểm nghiệm lý thuyết về áp suất không khí” viết năm 1748 Ông đã xem xét mối liên hệ giữa áp suất không khí với mật độ của không khí theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Một cống hiến quan trọng của Lômônôxôp cho khoa học là lý thuyết cơ học về nhiệt hay thuyết nguyên tử - phân tử về nhiệt. Cùng trong một hệ thống tư duy chung và liên hệ chặt chẽ với thuyết hạt và quan niệm động học phân tử, Lômônôxôp còn đề ra quan niệm về sự bảo toàn vật chất và chuyển động. Ngoài những hoạt động lý thuyết, Lômônôxôp còn tiến hành nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm. Ông đã nghiên cứu cơ chế hòa tan kim loại trong các dung dịch axit và muối, và trình bày kết quả trong luận văn “Về tác dụng của các dung môi hóa học nói chung” (năm 1744). Lômônôxôp kiên trì đề nghị xây dựng một phòng thí nghệm hóa học cho viện hàn lâm khoa học Petecbua để có thể tiến hành những công trình nghiên cứu thực nghiệm một cách hệ thống nhằm kiểm tra các quan điểm lý thuyết. Tuy nhiên Lômônôxôp không thể tiến hành thí nghiệm như kế hoạch đã định vì các quan điểm lý thuyết của ông không được chính quyền và các bạn đồng sự tán thành. Ông chuyển sang nghiên cứu giải quyết các vấn đề kĩ thuật hóa học. Ông đã đề ra công thức chế tạo thủy tinh màu để khảm những bức tranh có trình độ nghệ thuật cao.
Tuy rằng lúc này hóa học chỉ mới là tập hợp các kiến thức thực nghiệm mà chưa có một cơ sở khoa học thực sự nào để chứng minh, giải thích các hiện tượng, do đó chưa thể coi hóa học là một khoa học thật sự, nhưng Lômônôxôp đã xem hóa học không phải như một nghệ thuật chế tạo ra các chất mà ông gọi hóa học là “ Khoa học về những biến đổi xẩy ra trong vật thể hỗn hợp”. Lômônôxôp cũng là người đầu tiên sáng lập ra môn Hóa lý. Năm 1752 Ông đã giảng giáo trình Hóa lý cho sinh viên tại trường Đại học của viện hàn lâm khoa học Pêtecbua.
Qua việc mô tả những công trình của Lômônôxôp, chúng ta thấy các quan điểm lý thuyết cũng như hoạt động thực hành và giảng dạy của ông lập thành một hệ thống nhất quán dựa trên quan điểm duy vật về cấu tạo hạt và sự bảo toàn vật chất cũng như chuyển động. Có thể nói Lômônôxôp đã vượt trước thời đại của mình hàng chục năm, đã hình dung rõ con đường phát triển của hóa học trong tương lai.
Hoạt động khoa học phong phú của Lômônôxôp đã có ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học ở nước Nga sau này và cho đến nay tên tuổi của Lômônôxôp vẫn được coi là ngọn cờ tiêu biểu đầu tiên cho truyền thống yêu nước của các nhà hóa học Nga. Cũng cần nhắc thêm là, chính theo sáng kiến và đề án của Ông, năm 1755 Trường Đại học Matxcơva được thành lập và giữ vai trò to lớn đối với sự nghiệp phát triển khoa học ở Nga.
Hai nhà Bác học Lomonoxop và Lavoadie: Hai nhà Bác học lomonoxop (1774) người Nga và Lavoadie người Pháp (1785), độc lập với nhau, đã tiến hành những thí nghiệm nung kim loại trong bình kín.Thời đó còn chưa biết có những chất gì trong không khí, chưa có bằng chứng xác thực về sự tồn tại của nguyên tử, phân tử.Hai ông đã cẩn thận và đưa ra những kết luận làm cơ sở cho định luật bảo toàn khối lượng
Trong cuộc sống hằng ngày của em thường thấy có rất nhiều các hiện tượng hóa học xảy ra, ví dụ như đốt cháy than, củi... Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải quyết tình huống sau:
a) Khi đốt cháy một khúc gỗ ta thu được một ít tro mà chắc chắn là khối lượng nhẹ hơn khúc gỗ ban đầu. Sự thay đổi khối lượng này có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng? Hãy giải thích
b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng sự thay đổi khối lượng đó.
mình làm rồi nhé
/hoi-dap/question/98079.html
https://hoc24h.vn/hoi-dap/question/98079.html , đấy Nguyễn Thị Yến Linh
1. quan sát hình ảnh dưới đây:
Đặt hai cây nến trên đĩa cân ở vị trí thăng bằng. Đốt một cây nến, sau một thời gian, bên đĩa cân chứa cây nến đang cháy nhẹ dần (đĩa cân cao hơn phía bên kia). Giải thích
Vì khi đốt, khí cacbonic và hơi nước đã bay hết nên nó sẽ nhẹ hơn lúc ban đầu, nên đĩa cân chứa cây nến đang cháy chắc chắn sẽ nhẹ hơn.
khi đót 1 cây nên đã có phản ưng hóa học xảy ra cây nến bị đốt sẽ giải tỏa 1 số chất khác như khí cacbonic hay hơi nc và sẽ làm giải khối lg cây nến vì vậy nên khối lg của cây nến bị đốt sẽ nhẹ dần và đĩa cân có nến cháy sẽ nâng cao hơn đĩa có nến ko cháy
Do khi đốt cây nến cháy thì khối lượng của cây nến sẽ bị giảm , sinh ra khí cacbonic bay lên không trung , một số khác thì nhỏ từng hạt nến một , rơi xuống đất rồi đông lại
Số nến đông lại đó chính là khối lượng của cây nến bị giảm đi sau khi đốt .
Vì vậy đĩa cân có nến không bị đốt sẽ nặng hơn rồi nghiêng xuống .
chọn từ trong ngoặc để diền vào chỗ trống
(nhỏ hơn ; bằng ; lớn hơn)
Trong một phản ứng hoá học ; tổng khối lượng của các chất sản phẩm ...............................tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng hoá học.
Trong một phản ứng hoá học ; tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng hoá học
Trong một phản ứng hoá học ; tổng khối lượng của các chất sản phẩm .........bằng......................tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng hoá học.