Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tôn Nữ Uyên Nhi
Xem chi tiết
qwerty
20 tháng 2 2017 lúc 21:17

Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v.. Ví dụ, bạn có thể nói: Thời tiết hôm nay nóng quá..nhưng không thể nói: Khí hậu hôm nay nóng quá.. ... khí hậu là thời tiết trong một khoảng thời gian dài, ở một khu vực rộng lớn, bao gồm đọ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa...

Phạm Thùy Linh
20 tháng 2 2017 lúc 22:38

Trong những lỗi vi phạm theo nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, lỗi vượt xe cũng là một trong những lỗi bị xử phạt khá nặng. Đôi khi chúng ta không hiểu tại sao mình lại bị xử phạt hoặc bị xử phạt sai nhưng không nhận ra. Vì thế hãy cùng cũng ôn lại một số quy định của pháp luật về trường hợp vượt xe, để chúng ta điều khiển xe đúng luật hơn và tránh được tình trạng bắt lỗi sai của CSGT.

Theo điều 14, chương II của Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về vượt xe trên quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Khi xe điện đang chạy giữa đường; Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; Trên cầu hẹp có một làn xe; Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Vậy quy định xử phạt thì như thế nào?

Trong điều 5, mục 1, chương II của nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Tại điểm c, khoản 5: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái; Điểm c, khoản 7: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông Và điểm c, khoản 11: Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng GPLX 02 tháng.
tre trau mot thoi
22 tháng 2 2017 lúc 21:15

Xe xin vuot phai co bao hieu bg den hoac coi trong khu gong dan cu tu 22h den 5h chi duoc bao hieu cin bang den

Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Nguyễn Đinh Huyền Mai
20 tháng 2 2017 lúc 21:36

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Vì thế, vấn đề an toàn giao thông đã trở nên cấp bách. Mọi thành phần trong xã hội hầu như tham gia giao thông trong đó có tuổi trẻ học đường. Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này?

Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với con người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp” giữa những người tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn nếu không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không còn do mất điện. Va quệt nhau một tý, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ chực văng tục, gườm nhau.. Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, tham gia giao thông không đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn ra, đặc biệt ở các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.

Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung khách. Báo Pháp luật đưa tin Ngày 14-3, Công an huyện Cái Bè cho biết đang điều tra làm rõ vụ một nhân viên xe buýt Nhật Long Cư đã hành hung một hành khách trọng thương chỉ vì 1.000 đồng. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục. Nào là xe tải nặng “đánh võng’’ như xiếc trên xa lộ. Nào là người khỏe mạnh giành đường với người khuyết tật. Chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng án ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau họ, còi báo động xin đường inh ỏi... và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông, từ những cuộc đi “bão” mà người ta dùng chỉ những loại người bất hão ưa trò tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông.

Hiện nay, một tình trạng xảy ra khá phổ biến là người vi phạm khi bị xử phạt dễ dàng chấp nhận việc nộp phạt, thậm chí chuẩn bị tư tường và tiền nộp phạt để đi cho thật nhanh. Điều này cho thây biện pháp xử lí hành chính hiện nay và hình thức xử phạt chưa đủ mạnh tay để răn de vi phạm. Phương tiện đi lại, thời gian và công ăn việc làm rất quan trọng đối với mọi người, vì vậy chúng ta cần nhấm vào điểm này để buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông luôn “thường trực ý thức" mỗi khi tham gia giao thông.

Đáng buồn hơn, những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ này luôn tồn tại tâm lí các phương tiện giao thông lớn phải “sợ” và “nhường” xe nhỏ hơn và nếu xảy ra tai nạn, lỗi luôn thuộc về các phương tiện lớn hơn. Nhìn toàn cảnh bức tranh giao thông đường bộ những tháng gần đây chúng ta cũng phải ngán ngẩm lắc đầu và sợ hãi chứ chưa kể đến người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề là phải thượng tôn pháp luật và ý thức của con người. Tuổi trẻ học đường - đối tượng có học vấn, được trang bị kiến thức và văn hóa trong đó có văn hóa giao thông. Ý thức đầu tiên là đi đúng luật quy định, đội nón bảo hiểm, không lạng lách, gương mẫu và tuyên truyền mọi người cùng ý thức về một hình ảnh có văn hóa trong giao thông Việt Nam. Đề cao lòng tự tôn dân tộc từ những việc nhỏ trong đó có văn hóa giao thông.

Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đế tiên quyết nhất trong “kế sách” giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.

Vậy, chúng ta phải làm như thế nào để thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt. nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải - trái, đúng - sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng, mà tuổi trẻ học đường cần phải góp phần thay đổi ý thức của người dân trong văn hóa giao thông.

Phạm Thùy Linh
20 tháng 2 2017 lúc 22:35

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Vì thế, vấn đề an toàn giao thông đã trở nên cấp bách. Mọi thành phần trong xã hội hầu như tham gia giao thông trong đó có tuổi trẻ học đường. Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này?

Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với con người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp” giữa những người tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn nếu không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không còn do mất điện. Va quệt nhau một tý, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ chực văng tục, gườm nhau.. Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, tham gia giao thông không đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn ra, đặc biệt ở các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.

Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung khách. Báo Pháp luật đưa tin Ngày 14-3, Công an huyện Cái Bè cho biết đang điều tra làm rõ vụ một nhân viên xe buýt Nhật Long Cư đã hành hung một hành khách trọng thương chỉ vì 1.000 đồng. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục. Nào là xe tải nặng “đánh võng’’ như xiếc trên xa lộ. Nào là người khỏe mạnh giành đường với người khuyết tật. Chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng án ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau họ, còi báo động xin đường inh ỏi... và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông, từ những cuộc đi “bão” mà người ta dùng chỉ những loại người bất hão ưa trò tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông.

Hiện nay, một tình trạng xảy ra khá phổ biến là người vi phạm khi bị xử phạt dễ dàng chấp nhận việc nộp phạt, thậm chí chuẩn bị tư tường và tiền nộp phạt để đi cho thật nhanh. Điều này cho thây biện pháp xử lí hành chính hiện nay và hình thức xử phạt chưa đủ mạnh tay để răn de vi phạm. Phương tiện đi lại, thời gian và công ăn việc làm rất quan trọng đối với mọi người, vì vậy chúng ta cần nhấm vào điểm này để buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông luôn “thường trực ý thức" mỗi khi tham gia giao thông.

Đáng buồn hơn, những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ này luôn tồn tại tâm lí các phương tiện giao thông lớn phải “sợ” và “nhường” xe nhỏ hơn và nếu xảy ra tai nạn, lỗi luôn thuộc về các phương tiện lớn hơn. Nhìn toàn cảnh bức tranh giao thông đường bộ những tháng gần đây chúng ta cũng phải ngán ngẩm lắc đầu và sợ hãi chứ chưa kể đến người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề là phải thượng tôn pháp luật và ý thức của con người. Tuổi trẻ học đường - đối tượng có học vấn, được trang bị kiến thức và văn hóa trong đó có văn hóa giao thông. Ý thức đầu tiên là đi đúng luật quy định, đội nón bảo hiểm, không lạng lách, gương mẫu và tuyên truyền mọi người cùng ý thức về một hình ảnh có văn hóa trong giao thông Việt Nam. Đề cao lòng tự tôn dân tộc từ những việc nhỏ trong đó có văn hóa giao thông.

Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đế tiên quyết nhất trong “kế sách” giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.

Vậy, chúng ta phải làm như thế nào để thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt. nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải - trái, đúng - sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng, mà tuổi trẻ học đường cần phải góp phần thay đổi ý thức của người dân trong văn hóa giao thông.


nguyễn thị thúy
23 tháng 2 2017 lúc 17:33

Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Nhiều giải pháp đã được các cơ quan chức năng triển khai thực hiện nhằm bảo đảm trật tự an toàn và giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông, nhưng kết quả đạt được chưa như mong muốn. An toàn giao thông phải là trách nhiệm của cả cộng đồng.

Bao giờ cũng vậy, tai nạn giao thông để lại những hậu quả khó lường.

Như trường hợp của bị can Nguyễn Thanh Tâm, cư ngụ xã Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long vừa bị Cơ quan Cảnh Sát Điều tra Công an Thành phố Vĩnh Long khởi tố về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Qua tìm hiểu được biết, Tâm là lao động chính trong gia đình, hằng ngày phải đi làm thuê làm mướn ở tận Trà Vinh để có tiền gởi về nuôi cha mẹ già tuổi đã ngoài 70. Hôm xảy ra vụ án là ngày Tâm nghỉ làm về quê thăm gia đình. Cả tháng mới về nhà một lần nên mấy anh em cùng nhau lai rai . Do có rượu nên trên đường về Tâm đã đụng phải xe mô tô chạy ngược chiều, gây chết người ngay tại chỗ.

Còn đây là gia đình của anh Lại Văn Tươi, người bị nạn. Anh Tươi cũng là lao động chính trong gia đình. Hôm xảy ra tai nạn , anh đang trên đường chạy xe honda khách. Cũng do có nồng độ cồn trong lúc điều khiển xe, nên xe anh Tươi đã bị anh Tâm chạm phải , gây ra sự việc đáng tiếc.

Tổn thất do tai nạn giao thông gây ra đã trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình và xã hội. Chính vì vậy, Chính phủ đã quyết định lấy năm 2012 là “Năm an toàn giao thông”, đề ra nhiều biện pháp để tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, nhằm thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước.

Giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta”, đó là thông điệp của “Năm an toàn giao thông” 2012.

Cả nước đã đồng loạt tổ chức ra quân thực hiện kế hoạch “Năm An toàn giao thông 2012” với mục tiêu chung: Thiết lập kỷ cương, trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước và chống ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn”. Mục tiêu cụ thể là kéo giảm tai nạn giao thông 10% cho cả ba tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương, so với năm 2011.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông có uống rượu, bia.

Việc kiểm tra nồng độ cồn của người lái xe không chỉ thực hiện trong tháng an toàn giao thông, năm an toàn giao thông mà cần được thực hiện lâu dài, quyết liệt, để tạo ý thức đồng thuận: “Đã uống rượu bia thì không lái xe”.

Nhân năm An Toàn giao thông, Công an thành phố Vĩnh Long tổ chức đợt cao điểm ra quân kiểm tra xử lý vi phạm đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện giao thông. Đồng thời, kiểm tra người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt mức quy định.

Việc kiểm tra tập trung cũng là để nhắc nhau ý thức an toàn giao thông. Phía sau các buổi tiệc nhậu quá đà, việc điều khiển xe một cách bất cần đời không phải hiếm thấy và đầy hiểm họa.

Phía sau cuộc vui, không ít hậu quả đáng tiếc đã xảy ra… Nếu may mắn thoát khỏi tử thần, có bao vụ chấn thương sau tai nạn dẫn đến những di chứng đeo đẳng suốt cuộc đời.

Theo chân lực lượng cảnh sát tuần tra trên các tuyến đường nội ô thành phố Vĩnh Long, chỉ hơn tiếng đồng hồ, lực lượng này đã phát hiện hàng chục vụ vi phạm quy định về điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trong đó đa phần không giấy phép lái xe, chạy quá tốc độ, chở quá số người quy định…,trong đó những trường hợp người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép. Tuy nhiên, khi bị lực lượng tuần tra phát hiện đo nồng độ cồn thì mỗi người thường có lý lẽ riêng để biện minh.

Tuy ý thức của người tham gia giao thông có nhiều chuyển biến tích cực, vẫn còn không ít trường hợp người tham gia giao thông thiếu ý thức

Nếu nhận thức rõ quy định của pháp luật, cũng như để bảo đảm tính mạng ,sức khỏe của chính mình và của cả cộng đồng, những hình ảnh nầy đã không diễn ra. Đáng tiếc, người vi phạm lại có nhiều học sinh sinh viên, có đủ điều kiện về kiến thức cộng đồng.

Hiện nay, vẫn còn không ít trường hợp học sinh các Trường trung học phổ thông điều khiển phương tiện xe gắn máy đến trường khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và phần lớn đều vi phạm luật giao thông.

Theo số liệu thống kê của Công an Thành phố Vĩnh Long, chỉ tính riêng hai điểm Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trung học phổ thông Vĩnh Long, đã có đến hơn trăm em học sinh điều khiển xe gắn máy trên 50 phân khối đến trường và chưa có giấy phép lái xe.

Thực tế cũng cho thấy, tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ của giới trẻ là đáng báo động. Các lỗi vi phạm khá phổ biến như điều khiển xe phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, chở quá số người quy định, đi dàn hàng ngang, người lái xe không có đăng ký sở hữu xe, không giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ, tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm…

Một số thanh niên mới lớn phóng xe bạt mạng, đèo ba, bốn, lạng lách đánh võng… Đặc biệt vào những lúc tan trường, thường bắt gặp hình ảnh các em học sinh điều khiển xe máy.

Hàng năm, vào đầu năm học, Công an Thành phố Vĩnh Long đã kết hợp với ban giám hiệu các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật giao thông đường bộ và các văn bản có liên quan đến trật tự an toàn giao thông cho học sinh.

Học sinh được giới thiệu các kiến thức cơ bản về Luật Giao thông đường bộ, các quy tắc khi tham gia giao thông, ý nghĩa tác dụng của đèn tín hiệu và các biển báo hiệu đường bộ, các hành vi vi phạm thường dẫn đến tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, các trường học trên địa bàn tỉnh cũng đã tiến hành cho học sinh ký cam kết không vi phạm luật giao thông.

Dù vậy, không ít học sinh vẫn vi phạm.

Ngoài lỗi của các em, cũng có phần lỗi của các bậc phụ huynh, hầu hết đã không dành nhiều thời gian quan tâm tới việc giáo dục các em có ý thức chấp hành Luật giao thông. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng, chiều chuộng con cái khi mua xe và cho con điều khiển xe máy đến trường khi các em chưa đủ tuổi được phép lái xe.

Điều đáng nói là tình trạng học sinh tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm diễn ra khá phổ biến, dù quy định đội mũ bảo hiểm là bắt buộc đối với những người tham gia giao thông bằng xe gắn máy. Bên cạnh gia đình, việc giáo dục ý thức cho học sinh, sinh viên trong nhà trường cũng cần được quan tâm đúng mức. Các chế tài tại các trường học áp dụng đối với các hành vi vi phạm của các em chưa đủ mạnh để răn đe, việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Một khi bị lực lượng tuần tra phát hiện vi phạm, đa phần các em điện thoại cho phụ huynh đến giải quyết. Khi đến, không ít phụ huynh tỏ thái độ không đồng tình hoặc có ứng xử không đúng mực. Thậm chí có người còn không đồng tình với quy định của pháp luật về lỗi vi phạm, họ quên rằng pháp luật quy định nghiêm khắc cũng nhằm mục đích bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con em mình. Khi sự việc đáng tiếc xảy ra , hối hận sẽ muộn màng.

Về phần các em, khi bị lực lượng tuần tra phát hiện lập biên bản vi phạm, cũng thường có những lý do để biện minh, không ý thức đầy đủ về hành vi vi phạm.

Bên cạnh các trường hợp trên, cũng có không ít phụ huynh rất quan tâm đến sự an toàn của con em, luôn tự đưa rước con em mình đến trường hay phân công người thân trong gia đình làm công việc nầy.

Để ngăn chặn những hành vi vi phạm trong khi tham gia giao thông của giới trẻ, cần có sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt cần có ý thức tự giác trong đại bộ phận giới trẻ, góp phần làm giảm tai nạn giao thông.

Đặng Ngọc Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Tú
22 tháng 2 2017 lúc 19:43

Ý nghĩa của việc giữ trật tự an toàn giao thông:

+Giảm bớt tai nạn giao thông

+Giảm bớt thiệt hại về của cải và vật chất

Đây là ý kiến riêng của mk thui

Vy Yến Phan
22 tháng 2 2017 lúc 20:13

Chẳng kịp đâu , lên mạng mà chép

nguyễn thị thúy
22 tháng 2 2017 lúc 21:03

Từ xưa đến nay, vấn đề an toàn giao thông luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với các nước phát triển và đang phát triển. An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân. Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông. Vậy an toàn giao thông là gì chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu.

An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội.

Theo số liệu thống kê trong 9 tháng đầu năm 2012; toàn thành phố đã xảy ra 555 vụ về tai nạn giao thông, làm chết 488 người, bị thương 220 người. Về đường bộ xảy ra 546 vụ , làm chết 485 người, bị thương 219 người, có 5 vụ nghiêm trọng làm 3 người chết trở lên. Về đường sắt xảy ra 4 vụ, làm chết 3 người, bị thương 1 người. Về đường thủy xảy ra 05 vụ va chạm, không có người chết và bị thương. So với 9 tháng đầu năm 2011 thì tai nạn giao thônggiảm 182 vụ (25%), giảm 146 người chết (23%), giảm 123 người bị thương (36 %). Về ùn tắc giao thông; từ đầu năm 2012 đến nay toàn thành phố chỉ xảy ra 02 vụ ùn tắc giao thông với thời gian ùn tắc trên 30 phút. So với 9 tháng đầu năm 2011 thì số vụ ùn tắc giao thông giảm22 vụ đạt 92 %. Về công tác phòng chống tụ tập, chạy xe gây mất trật tự công cộng; trong 9 tháng qua đã giải tán 13 tốp thanh thiếu niên tụ tập, chạy xe gây mất trật tự công cộng, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 5 tốp (= 14%). Trong 9 tháng đầu năm 2012, Công an thành phố đã lập biên bản xử lý 1.174 trường hợp vi phạm, tạm giữ 340 phương tiện. Các lực lượng chức năng khác đã kiểm tra phát hiện và lập biên bản xử lý 1.084.910 trường hợp vi phạm. Thực hiện Quyết định xử phạt 887.542 trường hợp với số tiền phạt trên 265 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2011 thì số tiền xử phạt tăng gần 40 tỷ đồng.

Với số lượng vụ tai nạn giao thông so với 9 tháng đầu năm 2011 thì tai nạn giao thônggiảm 182 vụ (25%), giảm 146 người chết (23%), giảm 123 người bị thương (36 %), song tai nạn giao thông gây thiệt hại về mọi mặt như tính mạng, tài sản và chất lượng cuộc sống của mọi người, từ đó bản thân mỗi người trong xã hội cần thấy và nhận thức về an toàn giao thông là vô cùng quan trọng trong đời sống. Mỗi người trong xã hội cần thực hiện tốt an toàn giao thông không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Thực hiện tốt an toàn giao thông là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống xây dựng cộng đồng văn minh, an toàn cho mỗi chúng ta.

Hiên nay, tai nạn giao thông do không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ ở nước ta ở mức cảnh báo, nó để tác hại vô cùng to lớn trước mắt và lâu dài; chỉ vì không thực hiện an toàn giao thông khi lưu thông mà số thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ngày càng nghiêm trọng. Tại sao hàng ngày các phương tiện thông tin vẫn nêu ra các vụ tai nạn giao thông trầm trọng, những con số người chết và bị thương vong rất cao nhưng ít có tác dụng trong việc giáo dục luật lệ giao thông cũng như hạn chế, làm giảm thiểu con số đó? Phải chăng con người chúng ta dần vô cảm trước vấn đề này , vì nó xảy ra quá nhiều mà chỉ có người trong cuộc mới thấm thía được nỗi đau về hậu quả? Việc thực hiện an toàn giao thông phải là quá khó để đảm bào an toàn cho bản thân, mọi người và cả tài sản. Hậu quả của việc không thực hiện an toàn giao thông là rất lớn, ví thế mỗi chúng ta cần thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ, chấp hành hiệu lệnh an toàn khi lưu thông. Trái lại với các hành vi an toàn giao thông là vi phạm luật giao thông, gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến người khác gây hậu quả cho cộng đồng cần phải được lên án manh mẽ. An toàn giao thông được áp dụng cho tất cả mọi lứa tuỗi, khi còn là học sinh đến khi trưởng thành đều phài thực hiện tốt trách nhiệm an toàn khi tham gia giao thông.

An toàn giao thông không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi tham gia giao thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình …Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy…Thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội.

Đối với người tham gia giao thông thì phải: Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường quy định…luôn luôn có thói quen chấp hành, thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ; phải hình thành thói quen văn minh đô thi khi tham gia giao thông, học cách chờ đợi (chờ đèn xanh), biết cách nhường đường, rẽ phải …đúng quy định.

An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển.

Vy Yến Phan
Xem chi tiết
Hợp Trần
23 tháng 2 2017 lúc 11:02

Bài 1:

Học kì 2

a) Hành vi là: chăn trâu, bò qua đường ray

b) Hành vi là đi hàng ba

Bài 2:

Học kì 2 Đây là biển báo được đi xe đạp

jiang Le
23 tháng 2 2017 lúc 11:32

BÀI 1

hành vi:có 1 chú bé đang dắt 1 con trâu qua đường sắt

hành vi thứ 2 là:đi hàng 3

BÀI 2

biển báo đó là: được đi xe đạp

huynh tran van thi
23 tháng 2 2017 lúc 17:00

Bài 1:-Hành vi là chăn nuôi gia súc trên tuyến đường sắc.

- Hành vi đi xe đạp hàng 3.

Bài 2:-Đó là biển báo nguy hiểm,đang tổ chức 1 cuộc thi đua xe.

Chúc bn hok tốt nha ok

Hoàng Xuân Mai
Xem chi tiết
Chippy Linh
25 tháng 2 2017 lúc 19:14

phần ghi nhớ ấy

Poket Monter
1 tháng 3 2017 lúc 23:08

Nhận xét của mình sau khi học xong bài:" CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" là:

_ Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mỗi quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

_ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch ; mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam ddeuf có quyền có quốc tịch Việt Nam.

_ Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

_ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam.

Nhận xét của mình sau khi học xong bài: " THỰC HIỆN TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG " là:

_ Để đam bảo an toàn khi đi đường, ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn gaio thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.

_ Các loại biển báo thông dụng:

+ Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.

+ Biển iệu lệnh: hình tron, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.

+ Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

_ Một số quy định về đi đường:

* Người đi bộ:

+ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

+ Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.

* Người đi xe đạp:

+ Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng, không đi vào phần đường danh cho người đi bộ hoặc phương tiện khác, không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, không mang vác và chở vật cồng kềnh, không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

+ Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.

* Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50cm3.

* Quy định về an toàn đường sắt:

+ Không chăn thả bò, trâu, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.

+ Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.

+ Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.

Nguyễn Hải Nam
Xem chi tiết
Wendy Marvell
28 tháng 2 2017 lúc 19:18

Em đã luôn thực hiện theo những lời hướng dẫn từ sách cũng như những quy định về quá trình tham gia giao thông một cách nghiêm ngặt như:
+ Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới.
+ Đi đúng đường, phần đường của mình.
+ Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) đều giơ tay xin đường.
+ Khi đi từ đường nhỏ ra đường chính đều đi chậm và quan sát thật kĩ, nhường đường cho xe ưu tiên.
+ Không lạng lách đánh võng cũng như chở nhiều người trên cùng một chiếc xe.
+ Thường xuyên nói chuyện và thảo luận với bạn bè và người thân về các tình huống tham gia giao thông để hiểu rõ hơn và chấp hành tốt hơn.
+ Chia sẻ với các em nhỏ tuổi hơn để các em ấy cũng hiểu biết được những quy định tham gia giao thông để các em ấy có thể tránh và không gián tiếp gây ra tai nạn đáng tiếc.
+ Đăng ký tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông ở trường, lớp để thực hành và tích lũy thêm kiến thức về an toàn giao thông.
+ Thực hiện đội mũ bảo hiểm mỗi khi đi xe máy cùng người lớn.
+ Tại các nơi có đèn giao thông, em luôn chấp hành đúng tín hiệu giao thông.
+ Chỉ qua đường khi thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ với phần sang đường của mình.
+ Không tụ tập tại cổng trường mỗi khi tan học để tránh gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác đang tham gia lưu thông trên đường.

Bên cạnh đó em cũng luôn nhắc nhở bản thân phải nắm rõ các quy định và thực hiện thật tốt để trở thành một tấm gương tốt, để tác động được đến những người xung quanh cùng thực hiện như mình.

Vũ Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
_silverlining
2 tháng 3 2017 lúc 18:10

Em sẽ :

- Ân cần nhắc nhở.

- Nếu người đó còn tái phạm, em sẽ báo với các chú công an để làm việc.

- Giải thích để họ hiểu về tầm quan trọng của vấn đề an toàn giao thông.

Lại Thị Ngọc Liên
1 tháng 3 2017 lúc 20:26

1. báo công an

2. nhắc nhở

Lại Thị Ngọc Liên
1 tháng 3 2017 lúc 20:27

thêm : nhớ phải nói từ tốn , nhẹ nhàng , nghiêm túc

Nguyên Xuân Nguyên
Xem chi tiết
Poket Monter
1 tháng 3 2017 lúc 22:23

Em phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, thắt dây an toàn khi đi ô tô, không đi xe dàn hàng ngang trên đường, không lạng lách, đánh võng thả hai tay khi tham gia giao thông.

Đoàn Thị Lệ
2 tháng 3 2017 lúc 10:18

Đi xe mô tô, xe gắn máy phải đổi mũ bảo hiểm.

Nhìn trước,nhìn sau xem có xe nào đi qua không

Không vượt đèn đỏ

Không lạng lách đánh võng

không thả hai tay.

HE ! TICK CHO MÌNH NHE!!!

HIIIIII

Lê Thị Thanh Quỳnh
Xem chi tiết
Guinevere
3 tháng 3 2017 lúc 17:33

-Ý thức người tham gia giao thông còn kém

-Phương tiện giao thông chưa đảm bảo an toàn

-Hệ thống giao thông chưa đảm bảo an toàn

-Dân số tăng nhanh

-Phương tiện giao thông ngày càng nhiều

-Quản lý của nhà nước về giao thông còn hạn chế

Poket Monter
4 tháng 3 2017 lúc 15:25

Do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.

Do ý thức của người tham gia giao thông còn kém, họ chưa biết được điiều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.

Do phương tiện giao thông chưa đảm bảo an toàn.

Hệ thống giao thông chưa đủ độ an toàn.

Dân số tăng nhanh.

Quản lý của nhà nước với việc tham gia giao thông vẫn còn hạn chế.

Jenny Phạm
6 tháng 5 2017 lúc 8:28

* Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông :

+ Ý thức kém của người tham gia giao thông

+ Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.

+ Quản lý của nhà nước kém hiệu quả .

+ Cơ sở hạ tầng còn thấp .

+ Dân số tăng nhanh.

+ Phương tiện giao thông chưa đảm bảo an toàn.

Lê Thị Thanh Quỳnh
Xem chi tiết
Vũ Thị Ngọc Mai
3 tháng 3 2017 lúc 17:34

Tuân thủ theo luật giao thông

Poket Monter
4 tháng 3 2017 lúc 15:20

Tuân thủ theo luật an toàn giao thông mà nhà nước đề ra.

Là người tham gia giao thông chúng ta phải có ý thức trách nhiệm đối với nhau.

Hợp Trần
5 tháng 3 2017 lúc 14:19

- Để đảm bảo an toàn giao thông chúng ta phải tuyệt đối chấp hành các hệ thống báo hiệu giao thông ( đèn giao thông, vạch kẻ đường,.... )

- Chúng ta phải có ý thức khi tham gia giao thông