Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Huyền Thụn
Xem chi tiết
Henry Kim
11 tháng 11 2017 lúc 8:33

Lý Công Uẩn là người Châu Cổ Pháp(Từ Sơn-Bắc Ninh).Thuở nhỏ làm con nuôi cho nhà sư Lý Khánh Văn,theo học ở chùa Lục Tổ của sư Vạn Hạnh.Sau đó làm quan cho nhà Lê,giữ đến chức Điện tiền chỉ huy sứ,chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư.Ông là người có học,có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.

Bình luận (0)
Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Carol
8 tháng 11 2017 lúc 21:16

Bạn viết ra thành một đoạn văn nhé mink viết vắn tắt

1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn đánh thế giặc.

2. Sử dụng hình tượng thơ thần để tăng thêm dũng khí cho binh sĩ và làm gục ngã ý chí của giặc.

3. Tấn công quyết liệt và ngăn cản đương lui của địch

4. Phản công nhanh chóng và quyết liệt khi bị kẻ thù tấn công.

5. Xây dựng phòng tuyến vững chắc.

6. Chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.

Ticks cho mik vớinhé bn

Bình luận (0)
Chu Vân Anh
8 tháng 11 2017 lúc 21:59

- Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt.

- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.

- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.

- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.


Bình luận (0)
Nguyễn Hạnh
9 tháng 11 2017 lúc 21:35

Những nét độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống:
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.

Bình luận (0)
Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Isolde Moria
7 tháng 10 2016 lúc 19:11

Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì :
Chính quyền mà nhà Lý xây dựng là chính quyền quân chủ, vua đứng đầu nhà nước, theo chế độ cha truyền con nối. Việc giao chức vụ quan trọng cho người thân cận nắm giữ để đảm bảo quyền lợi của dòng tộc.

Bình luận (2)
Lương Quang Trung
7 tháng 11 2018 lúc 7:45

Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì :
Chính quyền mà nhà Lý xây dựng là chính quyền quân chủ, vua đứng đầu nhà nước, theo chế độ cha truyền con nối. Việc giao chức vụ quan trọng cho người thân cận nắm giữ để đảm bảo quyền lợi của dòng tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
11 tháng 10 2016 lúc 21:41

Kể tên kinh đô của nước ta theo thứ tự thời gian từ thời Văn Lang đến thời nhà Lý:

1. Phong Châu - Phú Thọ

2. Cổ Loa

3. Hoa Lư

4. Thăng Long

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
13 tháng 10 2016 lúc 20:24

1.Phong Châu (Phú Thọ )

2 . Cổ Loa .

3. Hoa Lư 

4.Thăng Long

Bình luận (0)
Phạm Phú Hoàng Long
9 tháng 10 2017 lúc 20:07

1 phong châu

2 cổ loa

3 hoa lư

4 thăng long

tick cho mình nha

Bình luận (1)
ngô thanh thanh tú
Xem chi tiết
Nhất trên đời
5 tháng 11 2017 lúc 16:40

Diễn biến
Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Vi Thủ An từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn. Tin tức đến tận trung tuần tháng 11 mới tới được triều đình Biện Kinh của Tống tức gần tháng rưỡi. Nhưng người Tống mới chỉ nghĩ là những việc cướp nhỏ mà thôi, Tống Thần Tông còn bảo Lưu Di kể tên những người có chiến công và giúp đỡ những người có nhà bị cướp và bị đốt.

Tháng 10 năm 1075 Thường Kiệt tập trung thủy quân Đại Việt ở Đồ Sơn (vịnh Hạ Long) theo lối sau các núi đá mà tiến vào Khâm Châu; còn đi đánh Ung Châu (Nam Ninh) lục quân của quân Lý cũng chia nhiều đường:

Từ Quảng Nguyên theo bờ sông Tả tiến đánh trại Thái Bình.
Từ hai châu Tô, Mậu vượt núi qua Lộc Châu, Cổ Vạn, Tư Lăng, Thượng Tứ.
Từ châu Quảng Lăng tiến qua Thái Bình, Bằng Tường, Tư Minh và trại Vĩnh Bình.

Về mặt địa lý thì các vùng về phía Tây Bắc biên giới hai nước lúc này chưa định rõ, các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu ngày nay cũng không phải đất của nhà Lý, cũng không thuộc triều Tống. Biên giới mà Tống-Lý trực tiếp giao nhau là Ung Châu gồm các trại Thiên Long, Cổ Vạn tiếp giáp Vĩnh An, Tô Mậu (Quảng Ninh); trại Vĩnh Bình tiếp một phần Quang Lang (Lạng Sơn, Lạng Châu) và một phần Quảng Nguyên (Cao Bằng); các trại Thái Bình và Hoành Sơn tiếp Quảng Nguyên. Khâm Châu sát trại Thiên Long và tiếp Vĩnh An của nhà Lý ở cửa Để Trạo.

Theo kế hoạch, nếu thủy quân chiếm được Khâm Châu thì tiến thẳng lên Ung Châu. Đề phòng người Tống xâm nhập vào đất Việt, quân Đại Việt cũng chia ra đóng ở nhiều căn cứ theo dọc đường biên giới. Đại khái quân hạ du của Lý đóng ở Vĩnh An và thượng du thì theo dọc biên thùy từ các châu Quảng Nguyên, Quảng lăng, Tô Mậu. Tổng số quân Đại Việt có từ 8 đến 10 vạn.
Cùng theo quân Lý tiến công vào Tống lần này, quân số khê động không rõ, chỉ biết rằng quân man đi trận, mang cả vợ con đi theo. Có người nói với Vương An Thạch: "...Khi Giao Chỉ vào cướp, quân có sáu vạn, trong đó có nhiều đàn bà, trẻ con. Man dân kéo hết cả nhà di theo, chỉ để một vài người ốm yếu ở nhà..." để chỉ quân khê động.

Về phía nhà Tống thì quân số cả nước lúc này chỉ khoảng 380.000 người và chủ lực tinh nhuệ lại tập trung ở phía Bắc nơi phải chịu sự đe dọa từ các lực lượng xâm lăng của Hạ và Liêu. Quân Tống ở phương Nam chiến đấu kém hơn nhiều.

Phòng ngự Ung Châu gồm hai đoàn. Mỗi đoàn có 5000 quân. Giữ biên thuỳ Đại Việt, có một tướng lại chia làm hai phần: 2000 quân đóng ở thành Ung, 3000 chia đóng ở 5 trại tiếp giáp Đại Việt: Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long.
Khâm Châu và Liêm Châu sát biển tiếp giáp Quảng Ninh và Lạng Sơn ngày nay, đặt viên Phòng biên tuần sứ cai quản đoàn quân Đằng Hải để hợp với quân của hai viên tuần kiểm, không quá 500 người, đóng ở hai trại: Như Tích giáp biên thuỳ châu Vĩnh Anh và Để Trạo ở cửa sông Khâm Châu.

Thường Kiệt đem thủy quân đánh vào căn cứ quân sự của Tống ở ven bờ biển thuộc Quảng Đông. Cùng một lúc Tôn Đản phụ trách lục quân chia ba đường kể trên đánh vào Quảng Tây, quấy rối các trại Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn trên tiền tuyến của Ung Châu. Hàng rào này bị đổ mặc dầu quân Tống xuất toàn lực cứu cấp nhau và chống đỡ các miền Tây và Tây Nam. Nhiều chúa trại bị tử trận (chúa trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình, Thái Bình v.v.) Mặt Đông Nam thiếu sự phòng bị. Quân Tống bị đánh bất ngờ ở địa điểm này và tất nhiên quân Đại Việt phải đánh mạnh vào đây hơn hết.
Về phía Khâm Châu và Liêm Châu quân Tống hoàn toàn bị bất ngờ, ngày 30 thág 12 năm 1075 Khâm châu bị chiếm. Ba ngày sau Liêm châu cũng mất, chúa các trại Như Tích và Để Trạo đều tử trận. Viên coi Khâm Châu là Trần Vĩnh Thái trước đó đã có người báo cho là Giao Chỉ sắp vào đánh, nhưng Thái không tin, đến khi chiến thuyền của Lý đã tới đến nơi, Thái vẫn còn bày rượu uống. Quân Lý đột nhập vào thành không mất người nào, bắt Vĩnh Thái và bộ hạ, lừa lấy của cải rồi đem giết hết.

Nhìn chung quân Lý với lực lượng áp đảo tiến ào ạt rồi thẳng lên Ung Châu không gặp một sức kháng cự nào đáng kể. Ở Liêm châu, vì đã biết tin Khâm châu mất nên có phòng bị đôi chút nhưng quân Lý ào ạt kéo vào, quân số lại đông hơn nhiều nên chiếm Khâm Châu rồi bắt tới 8.000 tù binh dùng để đưa đồ vật cướp được xuống thuyền sau cũng đem giết sạch. Viên coi Khâm châu là Lỗ Khánh Tôn và bộ hạ cũng đều tử trận. Chỉ có 7 ngày quân Đại Việt đã có mặt ở chân thành Ung Châu.
Ngày 10 tháng chạp, Tôn Đản kéo đến Ung Châu. Cánh quân chiếm được Khâm Châu tiến lên Ung Châu. Cánh chiếm được Liêm Châu tiến sang miền Đông Bắc chiếm châu Bạch.

Nửa tháng sau Ty kinh lược Quảng Tây mới hay tin về cuộc tấn công này để thông báo về triều. Vua tôi nhà Tống hết sức bối rối. Rồi nhiều nơi khác bị mất lại được cáo cấp về, Tống triều lại càng hoang mang thêm, sau đó có lệnh của Tống Thần Tông cho Quảng Châu, Quảng Tây phải cố thủ ở các nơi hiểm yếu nhất, vận- chuyển tiền, vải, lương thực để khỏi lọt vào tay quân Lý, cách chức Lưu Di, cử Thạch Giám thay coi Quế Châu và đưa viện binh tới các thị trấn đang bị uy hiếp.

Bình luận (2)
Ngan Nguyen
9 tháng 11 2017 lúc 10:40

Diễn biến:

-1076: Quân Tống tiến vào nước ta

-1077:Quân Tống tiến vào bờ Bắc của Sông Như Nguyệt

-Thuỷ quân Tống bil quân ta chặn đánh quyết liệt

Tick cho mik với nhahahahahahaha!!!

Bình luận (0)
Diệu Phạm
22 tháng 10 2018 lúc 21:12

Cuối năm 1076 , 1 đạo quân lớn do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy chuẩn bị tiến vào nước ta . Một đạo quân khác do Hòa Mâu dẫn đầu , theo đường biển vào tiếp ứng.

Tháng 1-1077, quân Tống vượt cửa ải Nam Quan tiến vào nước ta. Quân đội nhà Lý đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của chúng. Khi tiến đến bờ Bắc sông Như Nguyệt , quân Tống lúng túng khi trước mặt là sông và bờ bên kia là cả 1 chiến lũy rất kiên cố.

Bị phòng tuyến chặn lại, Quách Quỳ phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt.

Chờ mãi không thấy thủy quân đến , quân Tống nhiều lần tìm cách tấn công quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ồ ạt tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta. Quân nhà Lý kịp thời phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng về phía Bắc.

Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Đang đêm quân ta lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.Quân Tống thua to.

Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa. Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút về nước.

Bình luận (0)
mimicute
Xem chi tiết
Thiên Phong
23 tháng 10 2017 lúc 18:46

chính quyền trung ương : vua-> quan văn, quan võ

chính quyền địa phương : 24 lộ -> chi phủ, châu -> hương, xã

chúc bạn học tốt

Bình luận (2)
 Như Ý
Xem chi tiết
Henry Kim
11 tháng 11 2017 lúc 8:41

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Bình luận (0)
Black heart
Xem chi tiết
Đào Ngọc Quý
Xem chi tiết
Kieu Diem
16 tháng 12 2019 lúc 21:41

* Luật pháp:

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.

* Quân đội:

- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...

* Đối nội: xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.

* Đối ngoại:

- Với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán.

- Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.

Nhận xét:

- Quân đội nhà Lý được tổ chức quy củ, chặt chẽ và khá hùng mạnh.

- Chính sách “ngụ binh ư nông” là một chính sách sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.







Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa