Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Học sinh
Xem chi tiết
Kiriya Aoi
30 tháng 8 2017 lúc 10:32

Nhận xét về kích thước lãnh thổ Châu Á :

+ Chiều dài từ điểm cực Bắc với điểm cực Nam là: khoảng 8500 km.

+ Chiều dài từ bờ Tây sang bờ Đông là : khoảng 9200 km.

+ Kích thước lãnh thổ Châu Á rộng lớn hơn các châu lục khác.

Lê Thị Hải
5 tháng 9 2018 lúc 20:27

Bài 1 : Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á

Quynh Nhu 666
27 tháng 10 2018 lúc 19:55

-Chiều dài từ điểm cực Bắc đến cực Nam: 8500km.
-Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông: 9200km.
-Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới với diện tích 44,5 triệu km2.

Trần Ngọc An Nhiên
Xem chi tiết
Kiriya Aoi
30 tháng 8 2017 lúc 10:26

Các khoáng sản chính của Châu Á: Than, sắt, đồng, cr ôm, khí đốt, dầu mỏ, thiếc, man-gan, và 1 số kim loại màu.

Kiriya Aoi
30 tháng 8 2017 lúc 10:24

Các

Vũ Thị Ngọc Mai
1 tháng 9 2017 lúc 20:29

Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là dầu mỏ , khí đốt, than, sắt, crôm và nhiều kim loại màu

Phạm Khánh Vân Maria
Xem chi tiết
Kiriya Aoi
30 tháng 8 2017 lúc 10:42

Vì Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện tạo ra sự phân hóa khí hậu đa dạng và mang tính lục địa cao.

=> Ảnh hưởng đến sự phát triển của tự nhiên nơi đây.

thành lê
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
31 tháng 8 2017 lúc 19:58

Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trong nhất la dầu mỏ . khi đốt, than, sát, crôm và một số kim loại màu như đóng, thiếc,.

Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
BW_P&A
31 tháng 8 2017 lúc 21:34

Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là : dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và nhiều kim loại màu.

Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Người iu JK
31 tháng 8 2017 lúc 22:32

Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực Vịnh Pec-xích, Biển Đông

Vũ Thị Ngọc Mai
1 tháng 9 2017 lúc 20:22

Dâu mỏ tập trung ở phía nam Biển Đông , Indonesia , Myanma, đồng bằng Ấn Hằng, Lưỡng Hà,ven vịnh Ba Tưhihi

Cầm Đức Anh
3 tháng 9 2017 lúc 20:33

Châu Á, khối lục địa khổng lồ nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng. Điểm cực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga ở vĩ tuyến 77°44' Bắc. Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩ tuyến 1°16' Bắc. Từ Bắc xuống Nam của châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến, tức là khoảng 8500km. Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở tọa độ 26°4' Đông, và điểm cực Đông là mũi Dezhnev trên bán đảo Chukostki thuộc Nga ở kinh tuyến 169°40' Đông[6]. Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Bắc của châu Á lên tới tận 81°13' trên đảo Komsomolets thuộc Liên bang Nga, còn điểm cực Nam xuống tới tận đảo Dana thuộc Indonesia.Chiều rộng từ bờ Tây đến bờ Đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km

ko biết có đúng ko nữa

chanbaek
Xem chi tiết
ân
6 tháng 9 2017 lúc 20:18

TỪ 40 ĐỘ B ĐẾN 160 ĐỘ B

/happdanh Danhkisayhello
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
8 tháng 9 2017 lúc 15:26

Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...

* Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...

*Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Adagaki Aki
Xem chi tiết
Trang Hà
12 tháng 9 2017 lúc 19:37

a) Cấu trúc địa chất phức tạp, Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằngrộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới

b) Vùng trung tâm

c) Tập trung nhiều nhất: Vịnh Pec-xích, Biển Đông.