Cho hai điểm M(2; 1; 0) và N(0; 3; 0). Lập phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng MN.
Cho hai điểm M(2; 1; 0) và N(0; 3; 0). Lập phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng MN.
Cho mặt phẳng (P) đi qua điểm I(1; 3; – 2) có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(1;1;3\right),\overrightarrow{v}=\left(2;-1;2\right)\) (Hình 10).
a) Hãy chỉ ra một vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}\) của mặt phẳng (P).
b) Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm I(1; 3; – 2), biết vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}\).
Cho mặt phẳng (P) đi qua điểm I(x0; y0; z0). Lập phương trình mặt phẳng (P), biết mặt phẳng đó có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{i},\overrightarrow{j}\).
Cho ba điểm H(– 1; 1; 2), I(1; 3; 2), K(– 1; 4; 5) cùng thuộc mặt phẳng (P) (Hình 11).
a) Tìm tọa độ của các vectơ \(\overrightarrow{HI},\overrightarrow{HK}\). Từ đó hãy chứng tỏ rằng ba điểm H, I, K không thẳng hàng.
b) Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm H(– 1; 1; 2), biết cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{HI},\overrightarrow{HK}\).
Lập phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm M(1; 2; 1), N(0; 3; 2) và P(– 1; 0; 0).
Lập phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm A(2; 0; 0), B(0; 3; 0), C(0; 0; 4).
Cho mặt phẳng (P1):
2x + 2y + 2z + 1 = 0 (1)
và mặt phẳng (P2):
x + y + z – 1 = 0 (2)
a) Gọi \(\overrightarrow{n_1}=\left(2;2;2\right),\overrightarrow{n_2}=\left(1;1;1\right)\) lần lượt là vectơ pháp tuyến của hai mặt phẳng (P1), (P2) (Hình 14). Tìm liên hệ giữa \(\overrightarrow{n_1}\) và \(2\overrightarrow{n_2}\).
b) Tìm các hệ số tự do D1, D2 lần lượt trong hai phương trình (1), (2). So sánh D1 và 2D2.
c) Nêu vị trí tương đối của hai mặt phẳng (P1), (P2).
Cho m ≠ 0. Chứng minh rằng các mặt phẳng (P): x – m = 0, (Q): y – m = 0, (R): z – m = 0 lần lượt song song với các mặt phẳng (Oyz), (Ozx), (Oxy).
Cho mặt phẳng (P1) có phương trình tổng quát là:
x + 2y + z + 1 = 0
và mặt phẳng (P2) có phương trình tổng quát là:
3x – 2y + z + 5 = 0.
Gọi \(\overrightarrow{n_1}=\left(1;2;1\right),\overrightarrow{n_2}=\left(3;-2;1\right)\) lần lượt là vectơ pháp tuyến của hai mặt phẳng (P1), (P2). Hai vectơ \(\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2}\) có vuông góc với nhau hay không?
Chứng minh rằng hai mặt phẳng (Ozx) và (P): x + 2z – 3 = 0 vuông góc với nhau.