Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cherry

Viết đoạn văn cảm nhận về 2 đoạn thơ sau:

a,Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

b, Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí.Bóng xuân sang

B.Thị Anh Thơ
15 tháng 7 2019 lúc 20:02

a,

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu "cuốc cuốc". Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Thảo Phương
15 tháng 7 2019 lúc 21:36

a)

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.

b)

"Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Cái âm thanh của gió "trêu" tà áo và cái gam màu "biếc" của, lá ây là cái tình xuân. Một chữ "trêu" đáng yêu quá, thân thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng ta... Gió cũng chọn áo mà "trêu", phải chọn áo biếc mới thật thơ, thật đẹp. Mùa xuân là như thế, "chín" là như thế!Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: "Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang". Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.

Julian Edward
15 tháng 7 2019 lúc 21:36

b) Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí bóng xuân sang"

Nắng như đang rắc lên "đôi mái nhà tranh" chút sắc xuân và hương xuân: "Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Cái âm thanh của gió "trêu" tà áo và cái gam màu "biếc" của, lá ấy là cái tình xuân. Một chữ "trêu" đáng yêu quá, thân thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng ta... Gió cũng chọn áo mà "trêu", phải chọn áo biếc mới thật thơ, thật đẹp. Mùa xuân là như thế, "chín" là như thế!
Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: "Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang". Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.

Minh Nhân
16 tháng 7 2019 lúc 8:32

a.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu "cuốc cuốc". Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

b.

Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát:

"Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang".

Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
17 tháng 7 2019 lúc 8:07

a)

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.

b,

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí Bóng xuân sang

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được Hàn Mặc Tử miêu tả rất tinh tế, đặc sắc. Trước hết, mùa xuân hiện lên với làn nắng ửng. Nắng ửng không phải là nắng gay gắt chói chang của mùa hè, cũng không phải là cái nắng hanh hao nứt nẻ khô gầy của mùa đông mà đó là cái nắng mới, nắng mang theo sức sống. "Nắng ửng" vừa gợi ra cái trẻ trung phơi phới, gợi ra đôi má ửng hồng của người thiếu nữ, lại vừa gợi ra sự dịu nhẹ, trong trẻo của màu nắng. Bên cạnh sắc nắng vàng dịu nhẹ đầy sức sống đó là sắc vàng của những nếp nhà. Đó là màu vàng của những nếp nhà mà mái được lớp bằng rơm rạ. Ta hiểu đó là bức tranh thiên nhiên của xuân của một miền quê nào đó. Trong câu thứ ba, nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với phép nhân hóa đã cho thấy được những thanh âm và sự sinh động của mùa xuân. "Gió" mà lại biết "trêu". "Tà áo biếc" ở đây là gì? Đó có thể là tà áo dài của người thiếu nữ du xuân hay đó cũng có thể là "chiếc áo" của thiên nhiên mùa xuân. Thiên nhiên đất trời khi vào xuân không còn màu u ám ảm đạm nữa mà như khoác trên mình màu áo mới, đầy sức sống. "Sột soạt" là từ láy gợi ra những âm thanh tươi vui. Thiên nhiên và con người hiện ra gợi tả và gợi tình. Nghệ thuật nhân hóa ở câu cuối đã cho thấy sự quan sát và hồn thơ tinh tế của Hàn Mặc Tử khi có thể nhìn ra được bước đi của mùa xuân. Nếu như Hữu Thỉnh trong Sang thu có thể nhìn thấy được "Đám mây vắt nửa mình sang thu" thì ở đây, Hàn Mặc Tử có thể nhìn thấy "bóng xuân sang". Giàn thiên lí là hình ảnh đẹp gợi ra sự tươi mát và khiến bức tranh thiên nhiên mùa xuân giàu sức sống. Như vậy chỉ qua một khổ thơ, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân vừa tràn đầy sức sống vừa gợi cảm, thơ mộng.


Các câu hỏi tương tự
Phương Thu
Xem chi tiết
Bích Thủy
Xem chi tiết
Thương Thương
Xem chi tiết
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
Thu Huyền Official
Xem chi tiết