,Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của người mẹ ở câu cuối văn bản " cổng trường mở ra " ( lập dàn ý chi tiết giúp mk nha thank you >>>......!!!!!!!!!!!!!!) giúp với!!!!!!làm ơn Thảo Phương,Nguyễn Nhật Minh
Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.
À mình chỉ làm qua loa thôi nên bạn thông cảm nhé :
"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường này là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời của người mẹ trong văn bản " cổng trường mở ra" của Lý Lan là một lời động viên, khích lệ cậu con trai. Đó là một lời nhắn nhủ, nhưng cũng hết sức chứa đầy ý nghĩa của người mẹ , bởi lẽ thế giới này là của con, vậy đứa bé cần biết đó là gì, và hãy can đảm lên để bước vào thế giới kỳ diệu đó .
" Thế giới kì diệu " trong câu nói ấy là một thế giới của tình thầy trò, tình bạn, của hy vọng và ước mơ , để cho ta biết được những gì ta chưa biết, cho hôm nay và mai sau. Trong Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi có viết: "En-ri-cô yêu dấu của bố! [...] Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ trên đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị củ con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại. Ôi, không bao giờ con lại là một người lính nhát gan, phải không En-ri-cô của bố." Đó chính là vai trò quan trọng của nhà trường trong việc hình thành nhân cách trong mỗi con người, để chúng ta có thể sống và tự rèn luyện, cho những gì tốt đẹp nhất.
hic hic, đâu có chuyên văn, tag tui làm gì
để tui tag giùm cho nè Liana, Trần Thọ Đạt xong nhiệm vụ nhé
Nhà trường chính là nơi mỗi con người ta học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Vai trò to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ ngày nay cũng được đề cập đến. Cũng về vấn đề này, người mẹ trong văn bản 'Cổng trường mở ra' của Lí Lan đã từng nói"........bước qua cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra. Lời nói như một lời thúc giục, động viên con hãy tự tin bước vào trường để sau này có một tương lai tươi sáng. Là một học sinh đã gần 7 năm ngồi trên ghế nhà trường, tôi thấu hiểu được những lớn lao mà nhà trường đã dành cho học sinh chúng tôi. "Thế giới kì diệu" ấy đã cho tôi biết rất nhiều điều, nó dạy cho tôi học tập tốt, dạy cho tôi cách rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, và đặc biệt còn dạy cho tôi biết đứng lên trước thất bại, không được nản lòng trước giông tố. Bản thân tôi đã từng bị nhụt chí trong thời gian gần đây nhất, đó là vì điểm thi học kì khá là thấp, nhưng trong"thế giới kì diệu" đã có bạn bè tôi- những người tôi coi là anh em ruột thịt trong nhà, họ an ủi, động viên tôi làm tôi thêm một phần nào đó gọi là động lực. Bên cạnh đó, thầy cô-những người lái đò hi sinh thầm lặng chèo lái tôi suốt những chặng đường đến lớp. Ở đó tôi cảm thấy thật hạnh phúc và tự tin. Trường học chính là nơi tôi chiến đấu với lòng mình, là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng phía trước của tôi. Bằng cách nói giản dị, súc tính mà nhiều ý nghĩa, câu văn đã trở nên một lời động viên chân thành làm cho tuổi trẻ chúng tôi có động lực và hiểu về vai trò to lớn của nhà trường. Qua đó thể hiện tài năng viết văn của Lí Lan tự nhiên, giàu cảm xúc đồng thời bộ lộ tình mẹ thương con, lo lắng cho con, mong cho con có một tương lai tươi sáng sau khi bước chân ra khỏi cánh cổng trường.
Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận: Tính tự lập.
Trong cuộc sống, ông bà, cha mẹ là điểm tựa tinh thần và vật chất cho con cháu. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được điểm tựa vữa vàng đó. Tác giả Lí Lan đã có 1 ý kiến rất hay về việc dạy con tính tự lập. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,rồi buông tay mà nói:"đi đi con,hãy can đảm lên,thế giới này là của con". Đó chính là mẹ đang khuyến khích, động viên con vững tin bước vào tương lai. Động viên con bước đi 1 mình là mẹ đang tạo cho con tính tự lập. Điều đó là vô cùng quan trọng.
* Thân bài:
* Giải thích:
- Giải thích được các từ ngữ: cầm tay, buông tay để hiểu vấn đề cần bàn:
+ Cầm tay: gợi sự sự dẫn dắt, chở che cho con
+ Buông tay: để con tự đi, tự khám phá.
+ Việc bà mẹ buông tay để con tự đi: Người mẹ muốn con mình phải tự lập.
- Giải thích tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
* Phân tích:
- Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
+ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. Nếu không có tính tự lập, khi gặp khó khăn ta sẽ dễ chán nản.
+ Thiếu đi tính tự lập ta sẽ trở nên bi quan. Từ đó ta dễ mất niềm tin vào mọi người, vào cuộc sống.
+ Người có tính tự lập sẽ chủ động trong mọi hoàn cảnh, dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.
- Làm thế nào để tự lập ? Cần có các yếu tố nhất định như tự tin, các kĩ năng sống…Phải biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm (Lấy dẫn chứng minh họa – dẫn chứng từ thực tế, dẫn chứng trong văn học)
- Tác dụng của tính tự lập:
+ Giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
+ Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách. Mỗi lứa tuổi, mỗi hoàn cảnh việc thể hiện tính tự lập khác nhau.
+ Người tự lập sẽ năng động không ỷ lại vào người khác.
+ Tự lập nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể.
- Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
- Mở rộng: Ta cần hiểu đúng đắn về tính tự lập. Tự lập không có nghĩa là sống cô lập, tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc tự cá nhân ta giải quyết được. Nhưng có những việc phải có sức mạnh tổng hợp của đoàn kết ta mới có thể hoàn thành. Vì vậy, phải biết đem sức mạnh của bản thân nhờ có được bởi tính tự lập hòa chung vào sức mạnh của cộng đồng. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa.
- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
· Kết bài:
- Chúng ta cần phê phán những người luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
- Chúng ta mạnh dạn bước vào đời với niềm tin tưởng ở tương lai tươi sáng. Dẫu mẹ "buông tay" ta thì ta cũng sẽ đứng vững trước những khó khăn, thứ thách của cuộc sống.
- Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn.
Nguồn : CTV phương linh