Tham khảo:
1 loài cây ở sân trường:
Là học sinh, chắc hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ gì với cây phượng. Loài cây gần gũi ở một góc sân trường không chỉ cho bóng mát mà còn gắn liền với biết bao kỉ niệm tuổi học trò, trở thành người bạn gần gũi của biết bao thế hệ học sinh.
Phượng có nguồn gốc từ những cánh rừng ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Phượng là loài cây thân gỗ. Thân phượng cao từ 6-12 m, chiều ngang phải hai người ôm mới xuể. Vỏ cây màu xâu, xù xì, những cây phượng già ở thân còn có những mấu nổi lên như những cục u. Lá cây là loại lá kép, màu xanh cốm, mỏng và nhỏ như lá me, mọc đối xứng nhau. Tán cây cao và rộng, trông xa như chiếc ô khổng lồ, từ cành chính mọc ra vô vàn những cành nhỏ hơn. Mùa hè, bóng cây râm mát che rợp một góc sân trường, mùa đông cây trút hết lá, cành cây trơ trụi, khẳng khiu. Rễ phượng thuộc loại rễ cọc, cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một vài rễ to trồi cả lên mặt đất, trông như những con giun bò ngoằn nghoèo. Hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ 5 mọc thẳng, lớn hơn những cánh kia một chút và lốm đốm trắng. Hoa phượng mọc thành từng chùm, một bông phượng có đến vô vàn những bông hoa. Hoa phượng mọc xen kẽ nhau tạo nên một ngọn lửa đỏ rực như muốn thiêu đốt cả cây, làm bừng sáng cả một khoảng trời rực rỡ. Mùa hoa hết, ta lại thấy những quả phượng dài và cong như lưỡi liềm. Quả phượng khi non có màu xanh, già chuyển sang màu đen và có nhiều hạt.
Phượng chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của con người. Phượng thường được trồng ở những nơi công cộng như công viên, trường học để cho bóng mát. Tán phượng xanh mát vừa là chỗ cho chim muông làm tổ, vừa là nơi lí thú để học sinh nghỉ ngơi, hòa mình vào những trò chơi tinh nghịch. Cây phượng cao lớn với những chùm hoa đỏ rực như lửa cháy cũng góp phần tô điểm cho phố phường, trường học. Loài hoa ấy đã trở thành biểu tượng cho thành phố Hải Phòng, được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ. Thân cây dùng để lấy gỗ, tạo nên đồ nội thất trong gia đình. Rễ cây còn có công dụng ít ai ngờ tới là dùng làm thuốc. Hoa phượng còn được ưu ái gọi với cái tên là hoa học trò. Có lẽ vì phượng thường nở vào mùa hè, là lúc những kì thi sắp tới và người học sinh phải tạm chia xa mái trường thân yêu. Nhìn những bông phượng kiêu hãnh khoe sắc đỏ trên nền là đám lá xanh mướt, lòng người học sinh không khỏi có những xúc động, xốn xang. Một chút lo lắng vì kì thi sắp đến. Một chút khẽ vui vì mùa hè về, kì nghỉ hè cũng đến. Một chút lưu luyến, bâng khuâng vì sắp phải tạm biệt thầy cô, bạn bè, cả cây phượng thân quen là nơi tụ tập bạn bè mỗi giờ ra chơi. Đối với người học sinh cuối cấp, những cánh phượng ép khô trên trang vở chứa đựng biết bao tình cảm, là những hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng nhất của những ngày cắp sách đến trường. Chừng nào phượng còn hiện diện ở sân trường, thì phượng vẫn sẽ mãi là người bạn thân thiết của người học trò, chứng kiến những vui buồn, hờn giận, yêu ghét của tuổi mới lớn. Và như một người bảo vệ già thầm lặng, phượng đứng đó, dang cánh tay rộng lớn như muốn bảo vệ cho cả ngôi trường, để lũ học sinh yên tâm vui đùa dưới tán cây râm mát:
Áo trắng trong ngày tháng phất phơ soi
Ta cùng mình như cành cây riết quấn
Vương lòng nhau ràng rịt biết bao đời.”
(Phượng mười năm-Xuân Diệu) Sắc đỏ của phượng cũng từng nhiều lần đi vào thơ ca nhạc họa, ta có thể kể đến Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ “Thời hoa đỏ” đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ, tản văn “Hoa học trò” của Xuân Diệu.
Phượng dễ trồng và dễ sống. Cây tái sinh từ hạt và trồi đều mạnh, có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, miền núi, trung du, đồng bằng... Cây phát triển nhanh, không kén đất, ưa sáng, rất dễ trồng. Tuy nhiên, cây có tuổi thọ không cao lắm, chỉ 30 tuổi đã già cỗi, thân mục rỗng, bị sâu bệnh tấn công. Những cây trồng trong trường học hoặc công viên có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ tầm 40-50 tuổi. Tình cảm của con người đối với cây phượng dù có dùng ngôn từ nào cũng không thể diễn tả hết. Phượng nở không chỉ là một mùa hoa, phượng nở gọi về bao kí ức tươi đẹp, gọi một thời ngây thơ, trong sáng và làm sống dậy cái phần ngủ quên bấy lâu trong tâm hồn mỗi người.
Quê hương của mỗi người luôn gắn liền với hình ảnh cái giếng, cây đa, hay những cánh đồng lúa chín vàng. Nhưng để có thể nói lên một làng quê mộc mạc, chân chất mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam thì chỉ có hình ảnh con trâu. Chính vì vậy để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về sự hữu ích của trâu trong công việc đông áng, tôi sẽ giới thiệu về con trâu Việt Nam.
Trung bình mỗi vòng đời cùa trâu mẹ có thể cho từ năm đến sáu nghé con. Nhưng nếu trâu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì số lượng nghé con ra đời sẽ nhiều hơn. Bên cạnh việc cày bừa, trâu cũng cho sữa và thịt trong sản xuất, nhưng do sữa trâu không béo và tươi như bò nên không tiêu thụ nhiều trên thị trường. Còn thịt trâu cùng được bán rộng rãi bởi nó có chứa nhiều chất bổ dưỡng và ăn rất ngon. Ngoài thịt và sữa, chúng ta có thể dùng phân trâu để bón ruộng, vườn cây ăn trái sẽ góp phần giúp cây tươi tốt. Ở một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên, người ta thường dùng da trâu làm căng mặt trống. Ngoài ra, da trâu cùng có thể làm ra một liều thuốc trị bệnh bao tử. Bởi tính cần cù. chăm chi nên trâu luôn được mọi người ví như sự hiện diện của con người Việt Nam ta. Ở trâu, ta còn có thể thấy được sức mạnh dẻo dai, bền bỉ. Nhờ vào sức mạnh ấy trâu có thể giúp con người kéo cày, kéo bừa trên ruộng đồng hay kéo xe, kéo gỗ. Tuy trâu kéo cà rền cà rịch, chậm chạp nhưng bù lại trâu có thể kéo nặng. Khi gặp ổ gà trâu cũng có thê vượt qua. Trâu không chỉ hiện diện trên cánh đồng mà còn được mọi người đưa vào các lễ hội, điển hình như ở Đồ Sơn - Hải Phòng hằng năm đều diễn ra lễ hội chọi trâu, dân chúng hưởng ứng rất nồng nhiệt khi lễ hội bắt đầu. Vòng "chung kết" được diễn ra vào mồng chín tháng tám âm lịch. Quan niệm cho rằng nếu nhà nào có trâu thắng thì sẽ gặp nhiều điều may mắn và hạnh phúc. Đó là ở đồng bằng, còn ở Tây Nguyên thì các dân làng thường hay tổ chức buổi giết trâu đem tế thần linh cầu mong cho một năm mới gặp nhiều điều an lành.Trước hết về đặc điểm sinh học, trâu thuộc họ bò, được xếp vào bộ nhai lại, được liệt vào nhóm sừng rồng, bộ guốc chẵn và là lớp thú có vú. Còn về nguồn gốc thì sao? Trâu có nguồn gốc từ loài trâu rừng, đã dược con người thuần hóa từ rất lâu. Trâu thuộc nhóm trâu đầm lầy. Giống trâu rất dễ nhận dạng, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng như thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc. Ngoài ra, ở dưới cố chỗ hai xương ức có hai dải lông màu trắng. Loài trâu luôn khoác lên mình bộ áo màu xám đen. Đó là về đặc điểm bên ngoài, về cân nặng thì trâu đực nặng từ 400-500 kg. Đặc điểm sinh sản của trâu không có tỉ lệ cao như các loài khác, tuy vậy nhưng vẫn đảm bảo được năng suất trong nông nghiệp. Khi nuôi trâu cái đến ba hay bốn tuổi thì có thể bắt đầu sinh sản. Mỗi lứa trâu mẹ sinh được một trâu con. Ở một số địa phương, trâu còn được gọi là nghé.
Trâu gần liền với cuộc sống của người nông dân, gắn liêền với các trò chơi dân gian hay trong lịch sử, trâu là một hình ảnh đẹp, nói lên tuổi thơ cua các vị anh hùng. Một hình ảnh về vị chiến sĩ nhỏ tuổi đã khắc sâu vào tâm trí người đời chính là Đinh Bộ Lĩnh. Ai ai cũng từng một lần nhắc đến hình ảnh chú bé Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu chơi trò “cờ lau tập trận”. Khi lớn lên, chú bé đã dẹp loạn mười hai sứ quân, mang đến cuộc sống sung túc cho muôn dân, mang đến hoà bình cho đất nước Việt Nam ta. Con trâu còn được ông bà dùng để nêu ra những bài học kinh nghiệm quý báu hay những luân lí qua các câu ca cao như: “mất trâu mới chịu làm chuồng”, “đặt cái cày trước mũi con trâu’'... Bên cạnh đó, trâu còn được dùng để chỉ ra những hạng người xấu xa: “đầu trâu mặt ngựa”, “ngựa tìm ngựa, trâu tìm trâu”, hơn nữa là còn dùng để phê phán “lì như trâu”, “đàn gảy tai trâu”. Ọua các câu tục ngữ ấy đã cho ta thấy chỉ về vẻ ngoài xấu xí mà con người đã vội quên đi bao công lao của trâu trên ruộng đồng, đã gán ghép nó với bao nhiêu tội xấu. Thật tội nghiệp cho loài trâu cần mẫn, luôn chăm chỉ cày bừa. Hình ảnh con trâu đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, từ các bác nông dân hay các em nhỏ đều thuộc bài ca dao ngộ nghĩnh “Thằng Bờm’'
“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu”
Bài ca dao là hình ảnh giúp ta gợi nhớ về chú trâu mạnh mẽ, chăm chỉ. Bài ca dao dí dóm đã phần nào đưa trâu ngày một khắc sâu thêm trong tâm trí mỗi người dân. Ngoài ra, hình ảnh trâu còn được Bà Huyện Thanh Quan khắc hoạ vào bức tranh ca cổ cùa mình. Nhà văn Giang Nam đã đưa trâu vào bài thư "Quê hương’’ của mình. Chính nhờ vào hình ảnh con trâu mà bài thơ đà trở nên đặc sắc để sáng tác ra một câu thơ “Trâu về lại xanh Thái Bình”. Bao đời nay, trâu đã đi sâu vào lòng người dân Việt Nam. Trâu cùng như một tiếng nói riêng cho sự cần cù, cần mẫn, trâu đã nói lên tính cách của người dân ta. Để có thể giúp trâu đạt năng suất cao trong việc cày bừa, ta nên có cách chăm sóc thật hợp lí: một tuần ta nên cho trâu nghỉ ngơi. Còn mỗi khi cày bừa xong, ta không nên cho trâu ăn liền mà cần phải cho trâu tắm rửa. nghỉ ngơi khoảng ba mươi phút. Vừa rồi là một số mẹo chăm sóc giúp trâu có thể khoẻ mạnh nhằm tăng năng suất hoạt động.
Ngày nay, dù ở một số nơi đã có máy cày nhưng trâu vẫn mãi là công cụ hữu ích cho ruộng đồng, cho việc cày bừa. Hình ảnh "Con trâu đi trước, cái cày đi sau" là in sâu trong tâm trí mỗi con người Việt Nam. Trâu được mọi người xem là thành viên thân thiết trong gia đình. Trâu sẽ là sự hiện diện cho tính cần cù, chăm chỉ của người nông dân trong việc đồng áng và trâu sẽ mãi là tiếng nói riêng cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Một loài cây ở sân trường em
Là học sinh, chắc hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ gì với cây phượng. Loài cây gần gũi ở một góc sân trường không chỉ cho bóng mát mà còn gắn liền với biết bao kỉ niệm tuổi học trò, trở thành người bạn gần gũi của biết bao thế hệ học sinh.
Phượng có nguồn gốc từ những cánh rừng ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Phượng là loài cây thân gỗ. Thân phượng cao từ 6-12 m, chiều ngang phải hai người ôm mới xuể. Vỏ cây màu xâu, xù xì, những cây phượng già ở thân còn có những mấu nổi lên như những cục u. Lá cây là loại lá kép, màu xanh cốm, mỏng và nhỏ như lá me, mọc đối xứng nhau. Tán cây cao và rộng, trông xa như chiếc ô khổng lồ, từ cành chính mọc ra vô vàn những cành nhỏ hơn. Mùa hè, bóng cây râm mát che rợp một góc sân trường, mùa đông cây trút hết lá, cành cây trơ trụi, khẳng khiu. Rễ phượng thuộc loại rễ cọc, cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một vài rễ to trồi cả lên mặt đất, trông như những con giun bò ngoằn nghoèo. Hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ 5 mọc thẳng, lớn hơn những cánh kia một chút và lốm đốm trắng. Hoa phượng mọc thành từng chùm, một bông phượng có đến vô vàn những bông hoa. Hoa phượng mọc xen kẽ nhau tạo nên một ngọn lửa đỏ rực như muốn thiêu đốt cả cây, làm bừng sáng cả một khoảng trời rực rỡ. Mùa hoa hết, ta lại thấy những quả phượng dài và cong như lưỡi liềm. Quả phượng khi non có màu xanh, già chuyển sang màu đen và có nhiều hạt.
Phượng chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của con người. Phượng thường được trồng ở những nơi công cộng như công viên, trường học để cho bóng mát. Tán phượng xanh mát vừa là chỗ cho chim muông làm tổ, vừa là nơi lí thú để học sinh nghỉ ngơi, hòa mình vào những trò chơi tinh nghịch. Cây phượng cao lớn với những chùm hoa đỏ rực như lửa cháy cũng góp phần tô điểm cho phố phường, trường học. Loài hoa ấy đã trở thành biểu tượng cho thành phố Hải Phòng, được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ. Thân cây dùng để lấy gỗ, tạo nên đồ nội thất trong gia đình. Rễ cây còn có công dụng ít ai ngờ tới là dùng làm thuốc. Hoa phượng còn được ưu ái gọi với cái tên là hoa học trò. Có lẽ vì phượng thường nở vào mùa hè, là lúc những kì thi sắp tới và người học sinh phải tạm chia xa mái trường thân yêu. Nhìn những bông phượng kiêu hãnh khoe sắc đỏ trên nền là đám lá xanh mướt, lòng người học sinh không khỏi có những xúc động, xốn xang. Một chút lo lắng vì kì thi sắp đến. Một chút khẽ vui vì mùa hè về, kì nghỉ hè cũng đến. Một chút lưu luyến, bâng khuâng vì sắp phải tạm biệt thầy cô, bạn bè, cả cây phượng thân quen là nơi tụ tập bạn bè mỗi giờ ra chơi. Đối với người học sinh cuối cấp, những cánh phượng ép khô trên trang vở chứa đựng biết bao tình cảm, là những hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng nhất của những ngày cắp sách đến trường. Chừng nào phượng còn hiện diện ở sân trường, thì phượng vẫn sẽ mãi là người bạn thân thiết của người học trò, chứng kiến những vui buồn, hờn giận, yêu ghét của tuổi mới lớn. Và như một người bảo vệ già thầm lặng, phượng đứng đó, dang cánh tay rộng lớn như muốn bảo vệ cho cả ngôi trường, để lũ học sinh yên tâm vui đùa dưới tán cây râm mát:
Áo trắng trong ngày tháng phất phơ soi
Ta cùng mình như cành cây riết quấn
Vương lòng nhau ràng rịt biết bao đời.”
(Phượng mười năm-Xuân Diệu)
Sắc đỏ của phượng cũng từng nhiều lần đi vào thơ ca nhạc họa, ta có thể kể đến Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ “Thời hoa đỏ” đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ, tản văn “Hoa học trò” của Xuân Diệu.
Phượng dễ trồng và dễ sống. Cây tái sinh từ hạt và trồi đều mạnh, có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, miền núi, trung du, đồng bằng... Cây phát triển nhanh, không kén đất, ưa sáng, rất dễ trồng. Tuy nhiên, cây có tuổi thọ không cao lắm, chỉ 30 tuổi đã già cỗi, thân mục rỗng, bị sâu bệnh tấn công. Những cây trồng trong trường học hoặc công viên có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ tầm 40-50 tuổi.
Thắng cảnh quê em
"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.
Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"
Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"
Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
Tham khảo:
Câu 1:
Sân trường em trồng rất nhiều loại cây. Mỗi cây lại mang những lợi ích và ý nghĩa riêng. Nếu cây phượng với những bông hoa đỏ rực báo hiệu mùa chia tay, cây bằng lăng với những chùm hoa tím ngát ngày hè, … thì cây bàng xanh mát lại tỏa bóng mát khắp sân trường, là nơi bọn em vui chơi và gắn bó với nhau.
Từ ngày đầu tiên em nhập học, cây bàng đã đứng sừng sững ở góc sân. Không biết cây đã được trồng tự bao giờ nhưng chắc là cũng khá lâu, cao bằng khu lớp học bốn tầng. Từ xa nhìn lại, cây bàng như chiếc ô khổng lồ xanh ngát che nắng che mưa, đôi khi lại thấy bác bàng như một người mẹ nhân từ dang tay ôm ấp mái trường với những đứa trò nhỏ vào lòng. Rễ cây rất to, chồi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ. Vài chiếc rễ khác lại đâm sâu xuống lòng đất, ngày ngày cần mẫn hút chất dinh dưỡng từ đất mẹ nuôi cây. Thân cây rất to, ba đứa trò nhỏ ôm cũng không xuể. Trải qua bao mưa nắng, thân cây đã khoác lên mình bộ áo màu nâu sẫm, hơi sần sùi và thô ráp. Cành cây như những cánh tay khổng lồ đâm ra tứ phía tạo bóng mát cho chúng em vui chơi. Từ những chiếc cành ấy mọc ra biết bao nhiêu là lá. Lá bàng to hơn bàn tay người lớn, hình bầu dục mọc xum xuê trên cây.
Khi mùa xuân mang đến sức sống mơn mởn cho vạn vật thì cũng là lúc những mầm non dần nhú lên để đến mùa hè bật ra thành những chiếc lá non xanh mát- chiếc quạt tí hon cho lũ học trò. Cây cứ xanh ngát một màu xanh con trẻ như vậy cho đến khi thu về, lá cây chuyển màu nâu đỏ, đỏ thẫm cả một góc trời. Từng cơn gió thổi qua, lá cây lìa cành, chao lượn trên không trung và đáp xuống đất. Và cuối cùng, khi mùa đông đến, cây bàng khẳng khiu, trơ trọi. Nhưng đằng sau cái dáng vẻ tiều tụy ấy là cả một nguồn sống đang sinh sôi nảy nở để đợi xuân về đâm hoa kết trái.
Cây bàng đứng đó, là người bạn của tuổi học trò cũng là người chứng kiến bao kỉ niệm, bao cuộc chia tay bịn rịn nức nở. Dưới gốc bàng là nơi vui chơi lí tưởng vào mỗi giờ giải lao. Dưới bóng cây râm mát, bạn thì nhảy dây, đá cầu, bạn thì ngồi ghế đá trò chuyện tâm sự. Và nhiều hơn cả là những cô bé xinh xắn đi nhặt từng bông hoa bàng tí hon. Vào mùa hè, bàng ra hoa, những chùm hoa nhỏ li ti, màu vàng nhạt. Có lẽ cái hành động đi lượm hoa bàng cũng là một phần kỉ niệm tuổi học trò, là sự thơ ngây, trong sáng, hồn nhiên đáng trân trọng.
Yêu quý bác bàng nên chúng em rất cần mẫn chăm sóc cho bác ấy. Chiều nào cũng vậy, bạn em đều ra tưới cây và bắt sâu. Thỉnh thoảng chúng em còn bón phân cho cây như lời cô giáo dặn. Bởi vậy mà cây lúc nào cũng tươi tốt, tràn đầy sức sống.
Tuổi học trò dần sẽ qua đi nhưng sẽ đọng lại mãi trong tâm trí mỗi người những kỉ niệm và những hình ảnh khó quên. Với em đó chính là bác bàng già bởi đơn thuần đó không chỉ là một loài cây bình thường mà là một phần tuổi học trò của em.
Tham khảo:
Câu 2:
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, nơi mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nhớ về quê hương, người ta không chỉ nhớ về những kỉ niệm, những con người mà còn nhớ về những hình ảnh thân thuộc như cây cối, vật nuôi. Quê hương tôi cũng có những loài vật nuôi mà ai đi xa cũng luôn ghi nhớ. Trong đó, tiêu biểu và gần gũi nhất là con gà.
Hình ảnh con gà từ bao đời nay vẫn luôn đi liền với hình ảnh quê hương Việt Nam. Gà có nguồn gốc từ giống gà rừng hoang dại, được con người đem về nuôi trở thành vật nuôi ở nhà. Khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại, nhiều giống gà mới được nghiên cứu lai, phối, đặc điểm hình dáng, năng suất khác nhau. Nhưng loài gà được phân thành gà mái và gà trống. Tuy kích cỡ và đặc điểm cơ thể có vài nét khác nhau nhưng nhìn chung cấu tạo của chúng gồm đầu, thân, chân, cánh, đuôi. Đầu gà to nhỏ khác nhau nhỏ hơn nắm tay người lớn. Mắt bé xíu, sáng long lanh như một giọt nước trong veo. Mỏ chúng nhỏ hơi cong xuống ở đầu, màu vàng, khi mổ xuống sẽ phát ra âm thanh. Trên đầu gà là mào gà đỏ tươi, mào gà trống lớn hơn mào gà mái, mào gà mái nhỏ xíu nhìn như không có. Người chúng phủ toàn lông nhưng lông gà trống thường rực rỡ hơn gà mái. Cánh tròn, khép ở hai bên mình, thỉnh thoảng cũng vỗ phành phạch bay từ bờ này sang bờ khác. Do yêu cầu sống bới đất tìm mồi, chúng được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ lớp vẩy sừng mỏng màu vàng. Gà trống có lông đuôi dài sặc sỡ, chân có cựa - lực lưỡng và oai vệ. Còn gà mái yểu lại có lông đuôi ngắn, mảnh mai, chân không cựa. Gà mái kêu cục tác, gà trống lại gáy ò ó o...Thức ăn của gà là thóc, gạo, các loài côn trùng, giun đất, các loại bột dạng viên, một số loại rau... Chúng có thể tự đi kiếm ăn mà không nhất thiết phụ thuộc vào con người.
Gà nở ra từ trứng, lớn dần thành gà mái, hoặc gà trứng. Gà mái đến tuổi sẽ đẻ trứng, mỗi lứa có thể đẻ từ 15 đến hơn 20 quả. Trứng ấp trong khoảng 3 tuần trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ nở ra gà con xinh. Gà con mở mắt sẽ đi theo vật mà nó trông thấy đầu tiên. Chúng cùng mẹ đi kiếm ăn, gà mẹ chỉ cần cất tiếng gọi nhẹ, gà con sẽ nhanh chóng lon ton chạy tới. Gà mẹ hết mực che chở cho con, sẵn sàng giang rộng đôi cánh ngăn cách con khỏi kẻ thù.
Gà là vật nuôi thân thuộc ở mỗi làng quê, có vai trò to lớn trong đời sống con người. Trước tiên gà đem lại lợi ích kinh tế. Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể chế biến thành chiên, luộc, ốp la... Mỗi buổi sáng, một quả trứng ốp la kẹp bánh mì là món ăn được người phương Tây ưa chuộng. Trứng gà đánh tan với bột mì có thể làm bánh ga-tô, bánh kem. Thịt gà là một trong những nguyên liệu được dùng làm món ăn đặc sản ở nhiều vùng miền, với nhiều cách chế biến khác nhau. Có nhiều món được chế biến từ gà như gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm, gà hấp, gà chiên, gà quay,... Lông gà xử lý sạch còn dùng để làm quạt, làm cầu đá, áo lông, đặc biệt qua xử lý hóa học còn làm được bột giặt. Ngày xưa, ông bà ta luộc trứng gà kèm theo đồ bạc để cạo gió khi cảm sốt. Ngày nay, chị em phụ nữ dùng trứng gà để đắp mặt nạ, dưỡng da. Chất thải của gà cũng được tận dụng làm phân bón.
Không chỉ có giá trị vật chất, gà còn là vật nuôi mang ý nghĩa tinh thần quý giá. Tiếng gà gáy là chiếc đồng hồ báo thức cho mọi người, trở thành âm thanh bình dị của làng quê. Gà là biểu tượng cho sự sống an lành với người dân Việt Nam. Mâm cơm cúng gia tiên, thần thánh không thể đầy đủ nếu thiếu đi con gà luộc mang hàm ý tỏ lòng trân trọng biết ơn. Gà đi vào thơ ca dân gian, trở thành một trong những chủ thể của tranh Đông Hồ nổi tiếng.
Thời gian trôi đi, gà là vật nuôi không thể thiếu của quê hương tôi và cả nông thôn Việt. Hình tượng con gà cục tác hay gà trống hướng về ánh mặt trời thực sự gợi lên cảm giác thân thuộc và gần gũi. Đó là hình ảnh thuộc về riêng đất nước Việt Nam.
Tham khảo:
Câu 3:
Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.
Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.
Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.
DÀN Ý BÀI THUYẾT MINH VỀ CÂY PHƯỢNG LỚP 9
1. MỞ BÀI
Giới thiệu cây phượng: một loài cây rất thân thuộc và gần gũi với chúng ta
2. THÂN BÀI
Nguồn gốc: phượng có nguồn gốc ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Đặc điểm
Công dụng, ý nghĩa
Sinh trưởng
3. KẾT BÀI
Khẳng định vai trò của cây phượng trong cuộc sống hàng ngày
Mở bài: Giới thiệu cây bàng:
– Sân trường rộng, rợp mát bóng cây,... thế nhưng, gắn bó nhất vẫn là cây bàng ở góc sân.
– Cây bàng không biết trồng tự bao giờ mà đã cao ngang tầng 4 khu nhà tầng.
Thân bài:
1. Tả cây bàng mùa thu:
– Cây um tùm lá, đủ màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng, có cái lá đỏ như màu đồng.
– Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp giữa vòm lá; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất.
– Mới sau khai giảng, bài vở chưa nhiều, lũ học trò túm tụm dưới gốc cây.
2. Tả cây bàng mùa đông:
– Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra.
– Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám.
– Vài cái lá đỏ còn sót lại vẫy vẫy trong gió.
– Học trò tránh rét, đến trường vào ngay lớp học, cây bàng buồn.
3. Tả cây bàng mùa xuân:
– Gió đông ấm dần, xuân về.
– Một sáng, trên cây lấm tấm những chồi non hồng như ngọn lửa.
– Bỗng một hai hôm sau, cả cây xoè nở những cái lá non tí xíu, mơn mởn
– Rồi cả cây xanh mượt màu lá. Lũ học trò ngỡ ngàng.
4. Tả cây bàng mùa hè:
– Cây như cái ô khổng lồ, xanh um.
– Lá bàng xanh thẫm, dày; hoa bàng trắng li ti.
- Bàng ra quả.
– Học trò về nghỉ hè.
Kết bài:
– Cây bàng là bạn của học sinh.
– Sân trường và cây bàng là hình ảnh đẹp của tuổi thơ.