Ôn thi vào 10

Ngoc Anh Thai

undefined

[Lớp 9]

Câu 1:

Cho biểu thức \(P=\left(\dfrac{4}{\sqrt{x}}-\dfrac{3}{\sqrt{x}+1}\right):\left(\dfrac{\sqrt{x}-2}{x+\sqrt{x}}+\dfrac{2}{\sqrt{x}}\right)\) với \(x>0\).

a) Rút gọn P.

b) Tìm \(x\) để \(P=2\sqrt{x}-3.\)

Câu 2:

a) Giải hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}x+y=2020\\2021x-y=2\end{matrix}\right.\)

b) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho (d): \(y=-2x+m^2-12\) và (P): \(y=\left(m-2\right)x^2\) (với \(m\ne2\)). Tìm m để (d) và (P) cùng đi qua điểm A(1;2). Tìm tọa độ điểm B còn lại.

Câu 3:

Cho phương trình \(x^2-\left(2m-1\right)x+m^2-2m=0\) (với m là tham số).

a) Giải phương trình với m = 3.

b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu.

c) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1, x2 sao cho \(Q=x^2_1-x_1x_2+x_2^2\) đạt giá trị nhỏ nhất.

Câu 4:

Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB = 2R, I là trung điểm của AO. Đường thẳng d vuông góc với AB tại I cắt nửa đường tròn ở C. Trên đoạn CI lấy điểm D (D khác C và I). Tia AD cắt nửa đường tròn ở E, tiếp tuyến của nửa đường tròn tại E cắt d ở M, đường thẳng BE cắt d ở N.

a) Chứng minh tứ giác AIEN nội tiếp và \(\widehat{AEI}+\widehat{NAB}=90^o.\)

b) Chứng minh tam giác MDE  cân.

c) Giả sử D là trung điểm của CI. Tính DN theo R.

 

Chúc các em ôn thi tốt!

Nguyễn Lê Phước Thịnh
29 tháng 3 2021 lúc 13:05

Câu 1: 

a) Ta có: \(P=\left(\dfrac{4}{\sqrt{x}}-\dfrac{3}{\sqrt{x}+1}\right):\left(\dfrac{\sqrt{x}-2}{x+\sqrt{x}}+\dfrac{2}{\sqrt{x}}\right)\)

\(=\left(\dfrac{4\left(\sqrt{x}+1\right)-3\sqrt{x}}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}+1\right)}\right):\dfrac{\sqrt{x}-2+2\left(\sqrt{x}+1\right)}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}+1\right)}\)

\(=\dfrac{4\sqrt{x}+4-3\sqrt{x}}{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}+1\right)}\cdot\dfrac{\sqrt{x}\left(\sqrt{x}+1\right)}{\sqrt{x}-2+2\sqrt{x}+2}\)

\(=\dfrac{\sqrt{x}+4}{3\sqrt{x}}\)

b) Ta có: \(P=2\sqrt{x}-3\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{\sqrt{x}+4}{3\sqrt{x}}=2\sqrt{x}-3\)

\(\Leftrightarrow\sqrt{x}+4=6x-9\sqrt{x}\)

\(\Leftrightarrow6x-9\sqrt{x}-\sqrt{x}-4=0\)

\(\Leftrightarrow6x-10\sqrt{x}-4=0\)

\(\Leftrightarrow6x-12\sqrt{x}+2\sqrt{x}-4=0\)

\(\Leftrightarrow6\sqrt{x}\left(\sqrt{x}-2\right)+2\left(\sqrt{x}-2\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(\sqrt{x}-2\right)\left(6\sqrt{x}+2\right)=0\)

mà \(6\sqrt{x}+2>0\forall x>0\)

nên \(\sqrt{x}-2=0\)

\(\Leftrightarrow\sqrt{x}=2\)

hay x=4(thỏa ĐK)

Vậy: Để \(P=2\sqrt{x}-3\) thì x=4

Bình luận (1)
Quang Nhân
29 tháng 3 2021 lúc 15:26

Câu 2 : 

\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=2020\\2021x-y=2\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=2020-x\\2021x-y=2\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=2020-x\\2021x-\left(2020-x\right)=2\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=2020-x\\2022x-2020=2\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=2020-x\\x=1\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=2019\end{matrix}\right.\)

\(b.\)

\(\text{Vì (P) đi qua A(1,2) nên : }\)

\(2=\left(m-2\right)\cdot1\)

\(\Leftrightarrow m=4\left(1\right)\)

\(\text{Vì (d) đi qua A(1,2) nên : }\)

\(2=-2\cdot1+m^2-12\)

\(\Leftrightarrow m^2=16\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m=4\\m=-4\end{matrix}\right.\left(2\right)\)

\(\text{Từ (1) , (2) : }\)\(m=4\)

\(\text{Khi đó : }\)

\(\left(d\right):y=-2x+4^2-12\)

\(\Leftrightarrow y=-2x+4\)

\(\left(P\right):\) \(y=\left(4-2\right)\cdot x^2\Leftrightarrow y=2x^2\)

\(\text{Phương trình hoành độ giao điểm: }\)

\(-2x+4=2x^2\)

\(\Leftrightarrow2x^2+2x-4=0\)

\(\Leftrightarrow x^2+x-2=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=1\\x=-2\end{matrix}\right.\)

\(\text{Với : }\) \(x=1\Rightarrow y=2x^2=2\cdot1=2\)

\(\text{Với : }\) \(x=-2\Rightarrow y=2x^2=2\cdot\left(-2\right)^2=8\)

\(B\left(-2,8\right)\)

 

Bình luận (1)
Đỗ Thanh Hải
29 tháng 3 2021 lúc 17:56

Bài 3 

a) Với m = 3 thay vào phương trình ta được :

\(x^2-\left(2.3-1\right)x+3^2-2.3=0\)

\(\Leftrightarrow x^2-5x+3=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=\dfrac{5-\sqrt{13}}{2}\\x=\dfrac{5+\sqrt{13}}{2}\end{matrix}\right.\)

Vậy với m = 3 phương trình có nghiệm \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=\dfrac{5-\sqrt{13}}{2}\\x=\dfrac{5+\sqrt{13}}{2}\end{matrix}\right.\)

b) Phương trình có 2 nghiệm trái dấu \(\Leftrightarrow ac< 0\)

\(\Leftrightarrow1.\left(m^2-2m\right)< 0\)

\(\Leftrightarrow m^2-2m< 0\left(do1>0\right)\)

\(\Leftrightarrow m\left(m-2\right)< 0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}m< 0\\m-2>0\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}m>0\\m-2< 0\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}m< 0\\m>2\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}m>0\\m< 2\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\Leftrightarrow0< m< 2\)

Vậy 0 < m < 2 thì phương trình có 2 nghiệm trái dấu

c) Để phương trình có hai nghiệm x1,x2

\(\Rightarrow\Delta>0\)

\(\Leftrightarrow\left[-\left(2m-1\right)\right]^2-4.1.\left(m^2-2m\right)>0\)

\(\Leftrightarrow4m^2-4m+1-4m^2+8m>0\)

\(\Leftrightarrow4m+1>0\Leftrightarrow m>\dfrac{-1}{4}\)

Theo viet: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=2m-1\\x_1.x_2=m^2-2m\end{matrix}\right.\)

Q = \(x_1^2-x_1x_2+x_2^2=x_1^2+2x_1x_2+x_2^2-3x_1x_2\)

\(\left(x_1+x_2\right)^2-3x_1x_2=\left(2m-1\right)^2-3\left(m^2-2m\right)\)

\(=4m^2-4m+1-3m^2+6m=m^2+2m+1=\left(m+1\right)^2\)

Do \(\left(m+1\right)^2\ge0\forall m\)

=> \(\left(m+1\right)^2_{min}=0\Leftrightarrow m+1=0\Leftrightarrow m=-1\)(loại)

Vậy không tìm được m thoả mãn đề bài

 

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thanh Trúc
Xem chi tiết
Thảo
Xem chi tiết
Anh Quynh
Xem chi tiết
Bạn Mây Thích Ngắm Mây
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Niki Rika
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Ngoc Anh Thai
Xem chi tiết
Kim Taehyungie
Xem chi tiết